Thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển đối với doanh nghiệp Nhà nước
baophutho.vn Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển đối với doanh nghiệp Nhà nước

Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển đối với doanh nghiệp Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị.

Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có Phú Thọ.

Đến hết năm 2022, cả nước còn trên 470 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và gần 200 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. DNNN đóng góp khoảng 28% vào ngân sách Nhà nước, thu hút khoảng 0,7 triệu lao động. Tổng tài sản của DNNN đạt trên 3,8 triệu tỉ đồng. 6 tháng đầu năm nay, tổng doanh thu của các DNNN đạt trên 690.000 tỉ đồng; lãi phát sinh trước thuế 67.400 tỉ đồng, đạt 63% kế hoạch năm 2023.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ một số vấn đề: Đánh giá sự đóng góp của DNNN đối với phát triển kinh tế - xã hội; lộ trình cụ thể để hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ số; việc xử lý các dự án thua lỗ, kém hiệu quả; rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục và kế hoạch cổ phần hóa...

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, khu vực DNNN góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN được Đảng, Nhà nước quan tâm và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành trong thực hiện phát triển kinh tế - xã hội.

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển đối với doanh nghiệp Nhà nước

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Phú Thọ.

Thời gian tới, các Bộ, ngành liên quan cần khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ triệt để các vướng mắc về cơ chế pháp lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển của DNNN; tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng, phát triển các ngành nghề, sản phẩm mới. Các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan đại diện chủ sở hữu tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng các dự án đầu tư; tập trung cao độ nguồn lực để đảm bảo các mốc tiến độ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bản thân các DNNN chủ động nghiên cứu xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực mới trên thế giới; ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0, chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; xây dựng phương án tái cơ cấu doanh nghiệp cần sát với tình hình thực tế nhằm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Các DNNN phải tham gia tích cực, hiệu quả hơn nữa vào các chương trình, dự án lớn của đất nước; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển có tính khả thi cao, trong đó tập trung vào các dự án đầu tư quy mô lớn, có tác động lan tỏa, góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, địa phương. Đồng thời kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động để các cấp chính quyền, cơ quan chức năng kịp thời đề ra giải pháp tháo gỡ.

Nguyễn Huế

Nguyễn Huế