Ngày mai, 1-2: Chính phủ Malaysia bắt đầu chiến dịch truy quét lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp
Vào lúc 10 giờ ngày 31.1.2005, trả lời phỏng vấn nhanh của phóng viên Báo SGGP, Đại sứ Việt Nam (VN) tại Malaysia Nguyễn Quốc Dũng cho biết, sau hai tháng kể từ ngày Chính phủ Malaysia ban bố chính sách ân xá đối với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Malaysia đã có gần 2.000 người lao động, công dân Việt Nam ở Malaysia đã về nước an toàn.

Ngày mai, 1-2: Chính phủ Malaysia bắt đầu chiến dịch truy quét lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp

Ngày mai, 1-2

Chính phủ Malaysia bắt đầu chiến dịch truy quét lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp

Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Nguyễn Quốc Dũng

Vào lúc 10 giờ ngày 31.1.2005, trả lời phỏng vấn nhanh của phóng viên Báo SGGP, Đại sứ Việt Nam (VN) tại Malaysia Nguyễn Quốc Dũng cho biết, sau hai tháng kể từ ngày Chính phủ Malaysia ban bố chính sách ân xá đối với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Malaysia đã có gần 2.000 người lao động, công dân Việt Nam ở Malaysia đã về nước an toàn.

Trong số này có 1.672 người được Đại sứ quán VN tại Malaysia cấp giấy thông hành, số còn lại có giấy tờ hợp lệ tự về nước. Như thế về cơ bản, số lao động và công dân VN cư trú bất hợp pháp ở Malaysia đã trở về nước.

Tuy nhiên, theo Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng, không loại trừ khả năng vẫn còn một số ít lao động VN trì hoãn không muốn về nước vì những lý do riêng, chờ đợi cơ hội tìm kiếm việc làm mới ở Malaysia.

Hiện nay, số lao động nước ngoài làm việc và cư trú bất hợp pháp ở Malaysia đông nhất là Indonexia, Myanmar, Philippines. Kể từ ngày 1.2, Chính phủ Malaysia bắt đầu chiến dịch truy quét, bắt giữ lao động nước ngoài nhập cư và cư trú bất hợp pháp.

Theo đó, lao động nào bị bắt giữ sẽ bị phạt 10.000 Ringgit ( tương đương 40 triệu đồng VN) và bị trục xuất về nước, ai không có tiền đóng phạt thì bị bắt vào trại giam giữ . Cùng với việc thực hiện chiến dịch truy bắt lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp, Chính phủ Malaysia cũng tạm ngưng tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc trong 3 tháng ( từ 27.1-27.4.2005).

Ngoài mục đích ổn định tình hình trật tự an ninh xã hội, Chính phủ Malaysia cũng xem xét lại việc nhập khẩu lao động nước

Lao động VN tại một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô ở Malaysia

ngoài vào Malaysia làm việc. Đến đầu năm 2005, VN đã đưa 8 vạn lao động sang Malaysia làm việc ở các lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Việc tạm ngưng tiếp nhận lao động nước ngoài đến Malaysia làm việc sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động của VN.

Ông Dũng nhận định rằng trước mắt các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của VN sẽ gặp khó khăn nhưng về lâu dài sẽ thuận lợi hơn. Bởi lẽ, số lao động nước ngoài làm việc bất hợp pháp bị truy quét về nước lần này rất đông sẽ tạo thêm cơ hội cho ta đưa lao động vào thị trường này làm việc.

Phải nhìn nhận đúng thực tế là thu nhập ở thị trường này không cao ( bình quân khoảng 3 triệu đồng/tháng) nhưng nhu cầu và điều kiện tuyển dụng của đối tác khá dễ dàng.

Để ổn định và giữ vững thị trường xuất khẩu lao động ở Malaysia, sắp tới các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải thẩm định kỹ hợp đồng, chọn lựa những ngành nghề có thu nhập và việc làm ổn định trong nhà máy như điện tử, may mặc…

Theo Báo Sài Gòn