Các hoạt động văn hóa đặc sắc mừng Đảng, mừng Xuân
Để chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và đặc biệt là Tết Nguyên Đán Bính Thân gần kề, từ ngày 22/1-24/2,Ban quản lý Phố cổ Hà Nội...

Các hoạt động văn hóa đặc sắc mừng Đảng, mừng Xuân

Để chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và đặc biệt là Tết Nguyên Đán Bính Thân gần kề, từ ngày 22/1-24/2,Ban quản lý Phố cổ Hà Nội tổ chức một chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Thủ đô cũng như du khách trong nước và quốc tế.

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng, những phong tục tập quán độc đáo, những nét văn hóa đặc sắc gắn liền với ngày Tết cổ truyền của dân tộc, được sắp đặt khéo léo trong một không gian, địa điểm lí tưởng là Phố cổ Hà Nội vốn mang đậm dấu vết của thời gian, đã tái hiện sống động không khí đón Tết của người Hà Nội xưa, mang lại rất nhiều cảm xúc cho công chúng.

Đình Kim Ngân - một không gian cổ xưa nằm trên phố Hàng Bạc được lựa chọn làm nơi trưng bày,

cũng như tái hiện lại những nét văn hóa đặc sắc gắn liền với ngày Tết cổ truyền của dân tộc.Một không gian văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc đã thu hút sự quan tâm tìm hiểu

không chỉ với người Việt mà cả du khách quốc tế.

Trong không gian cổ kính, trầm mặc của ngôi đình, những bó hương rực rỡ sắc màu được sắp đặt sinh động, khéo léo nhắc nhớ đến một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt, đó là sử dụng hương trầm vào ngày Tết.

.

Mùi hương trầm dịu ngọt,thanh khiết phảng phất khiến không khí ngày Tết dân tộc càng thêm thiêng liêng, ấm cúng.

Tết Nguyên Đán của dân tộc xưa nay vốn không thể thiếu cành đào, cây quất mà làng đào Nhật Tân, làng quất Quảng Bá...vốn được biết đến là những địa điểm nổi danh.

Hình ảnh thầy đồ bên mực tàu, giấy đỏ "Hoa tay thảo những nét / Như phượng múa, rồng bay"

đã trở nên thân quen với người dân Việt mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Hễ thấy, đây đó trên con phố cổ, một vài ông đồ lục đục đóng lều, chõng... cũng là lúc người người chuẩn bị đón Xuân và chào mừng những câu chữ tốt lành, may mắn để trang trí trong nhà cho thêm đậm đà hương vị đầu năm.

Một hình ảnh khác cũng liền gợi nhớ đến Tết, đó chính là những bình hoa Thủy Tiên. Theo quan niệm dân gian, hoa Thủy Tiên tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng, chính vì vậy mà từ lâu nó đã xuất hiện trong nhiều gia đình Hà Nội vào mỗi dịp tết.

Thú chơi hoa Thủy Tiên giờ đây đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của nhiều người dân,

nhờ vậy mà việc cắt, tỉa hoa Thủy Tiên đã phát triển thành một nghề đặc biệt.

Bên cạnh việc trưng bày hình ảnh cũng như tái hiện lại một số nghề truyền thống gắn với Tết Nguyên Đán, tại ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây, Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội cũng đã tổ chức Triển lãm Hà Nội xưa và nay.

Công chúng khi đến đây sẽ được chứng kiến các nghệ nhân sắp xếp, trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết, gói bánh chưng cũng như trò chuyện với người tham quan những câu chuyện văn hóa, những phong tục tập quán gắn với Tết cổ truyền.

Theo ĐCSVN