Nếp chay nếp người
Nếp chay nếp người

Nếp chay nếp người

Nếp chay nếp người

Nếp chay nếp người

Nếp chay nếp người

Từ lâu, ẩm thực chay không chỉ là những món ăn đơn thuần mà đã trở thành nét đẹp văn hoá của người Việt. Ăn chay không chỉ là hình thức tu tập của những người theo đạo mà còn được rất nhiều người lựa chọn bởi nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Nếp chay nếp người

Theo sư thầy Thích Đạo Ngộ - Trụ trì chùa Cát Tường, phường Tiên Cát, TP Việt Trì chia sẻ: “Nhờ chế độ dinh dưỡng giàu đạm thực vật, nhiều chất xơ và chất khoáng cùng các vitamin từ rau củ quả, ăn chay sẽ giúp hạn chế được nhiều bệnh, kéo dài tuổi thọ, góp phần bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Cùng với đó, trong đạo Phật, ăn chay sẽ giúp con người nuôi dưỡng lòng từ bi, tránh sát sinh; trợ duyên, nâng đỡ phạm hạnh, tuệ giác cho người tu; tránh quả báo trả nợ thân mạng; góp phần bảo vệ hoà bình nhân loại, giảm tâm hiếu chiến, muôn loài sống với nhau hoà ái, thân thiện, bình đẳng hơn...”Ngày nay, văn hoá ăn chay của người Việt đã trở nên rất phổ biến. Mỗi người tìm đến ăn chay với những mục đích khác nhau. Vậy nên, ẩm thực chay ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Mùi vị cùng cách trình bày tinh tế, mang những nét đặc trưng riêng của mỗi vùng miền.

Nếp chay nếp người

Là người có kinh nghiệm 13 năm nấu đồ chay, chị Nguyễn Thị Bích Liên, phố Thi Đua, phường Tiên Cát, TP Việt Trì cho biết: “Với khẩu vị ăn của người miền Bắc, các món ăn được chú trọng bởi những loại gia vị khác nhau, tạo nên một nét riêng không thể lẫn vào đâu. Món chay miền Bắc luôn có sự hài hòa, tinh tế, không quá cay như món miền Trung hay vị ngọt của Nam Bộ. Cân bằng được dinh dưỡng trong nấu đồ chay là công việc vô cùng quan trọng, yêu cầu người nấu đồ chay phải có hiểu biết cơ bản về đồ chay như: kết hợp nhiều thực phẩm đậu phụ, rau xanh đậm, các loại hạt, vỏ khoai tây,... là cách để giúp người ăn chay không bị thiếu sắt; kết hợp bánh mì với đậu lăng, cơm nếp với đỗ, cháo đậu xanh đều là những món ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể…”

Nếp chay nếp người

Để cho những người yêu thích đồ chay có cơ hội được thưởng thức những món ngon, vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, chị nấu đồ ăn chay tự chọn tại nhà, khách đến muốn ăn bao nhiêu tùy thích và trả tiền bao nhiêu tùy ý. Cơ duyên đưa chị Liên đến nghề nấu đồ chay ban đầu là yêu thích, sau đó là muốn lan tỏa nguồn năng lượng an lành đến với mọi người.

Nếp chay nếp người

Theo chị, người nấu chay qua việc chế biến cũng tự sửa mình. Hiếm thấy ai nấu chay mà nóng nảy, bực bội, mệt mỏi, người nấu chay lan tỏa cái sự thiện vào mỗi bữa ăn. Bởi vì thế mà không khí bữa chay cũng nhẹ nhàng, từ tốn hơn. Người ăn giữ phong thái thanh lịch, ăn nhẹ, gắp khẽ. Không chỉ thế, cả ngày chay tịnh hôm đó cũng trở nên an lạc hơn. Mọi người gìn giữ lời ăn tiếng nói, làm việc hướng thiện, hạn chế sát sinh.

Nếp chay nếp người

Văn hoá chay trở thành một nếp sống lành mạnh được nhiều người ưa thích. Qua việc ăn chay, con người hướng đến nếp sống bình lặng, an nhiên, mạnh khoẻ.