![]() |
Ông Lý Phúc lâm và gà chín cựa |
Từ Hà Nội lên Xuân Sơn, bạn theo Quốc lộ 32, lên Sơn Tây Trung Hà rồi vào Đồn Vàng. Từ đây, bạn sẽ lên Minh Đài rồi từ đó lên Xuân Đài, sang Kim Thượng trước khi leo những con dốc dựng ngược nối tiếp nhau để chỉ xuống mà không phi leo dốc nữa; thấy hai má rồi vai mơn man hơi lạnh, cái lạnh của Đà Lạt, Sa Pa khiến tan hết mệt mỏi, thì đó là Xuân Sơn. Xuân Sn là một thung lũng, lọt giữa bốn bề núi đá và rừng đại ngàn, nằm trong một vùng tiểu khí hậu mùa hè chỉ có 18 đến 25 - 28 độ C, thật lý tưởng cho nghỉ mát và di dưỡng tinh thần. Trước năm 1945, nghe nói đã có một người Pháp lên đây kho sát lập khu nghỉ mát, đã thuê người đục những dòng chữ ghi nhận sự chiếm hữu trên vách núi đá, nhưng có lẽ vì không đủ sức đầu tư cho con đường khoảng 60 km nối từ Dốc Mịn của quốc lộ 32 lên đây, nên việc đã không thành. Có thể vì thế mà giờ đây tuy đã có đường ô tô lên tận bn, nó Xuân Sơn vẫn còn là điểm du lịch sinh thái kỳ thú với sự bảo hiểm cho tính bền vững, đó chính là vườn Quốc gia Xuân Sơn nay đã được quản lý nghiêm ngặt và nối mạng để giao lưu với tất cả những vườn quốc gia trên thế giới.
Chúng tôi đã từ Thu Cúc về Dốc Mịn rồi lên Xuân Sơn bằng xe máy phân khối lớn. Chỉ chưa hết buổi sáng, chúng tôi đã đi từ mùa hè gay gắt nóng đến được tiết cuối thu se lạnh. Nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế vốn là người quen cũ, được chủ nhà coi là thượng khách, nên lục hũ lấy thịt chua rồi sai con lên rừng hái rau sắng; chính cái rau sắng đã vào th Tản Đà:
Muốn ăn rau sắng chùa Hưng
Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa
Người đi ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú cái cà thì thâm
Thiện Kế đọc cho tôi nghe bài th, rồi nói:
- Tôi đã hỏi con trai lớn nhà thơ là Nguyễn Khắc Xương, ông ấy nói rau sắng ăn nhân nhẩn đắng; thì ra chính ông Xương cũng chưa từng ăn rau sắng.
Cây rau sắng trông xa như cây chè, ăn ngọt đến nỗi dân Xuân Sơn gọi là rau mì chính, ngọt gấp rưỡi, gấp hai rau ngót.
![]() |
Chuối cô đơn. |
- Thịt chua là di sản của văn hoá săn bắn. Vào mùa săn, ngày nào cũng có thịt, người ta nghĩ ra cách chế biến để dành. Dân Việt cổ vùng chiêm trũng Phú Thọ, Vĩnh Phúc làm món cá thính, người Mường cũng ướp thịt bằng thính, đạt đến độ dôn dốt chua thì mang ra dùng. Món cá thịt chua cấp thấp ấy ăn đã ngon, bùi mà không ngấy; nhất là những người bị cao huyết áp, tiểu đường và máu nhiễm mỡ thì đó chính là thực phẩm trị bệnh. Dân nhậu sành ăn nên bây giờ chúng đã thành đặc sản của Vĩnh Yên và Thanh Sơn. Người Dao xa chợ hơn người Mường, cần để thực phẩm dự trữ lâu hơn, nên đã tìm cách làm món thịt chua kỳ thú này. Ngày nay, thịt chua chủ yếu được chế từ thịt lợn nuôi, trông thớ thịt mịn và trong suốt thế này là thịt được chế từ lợn cái tơ hoặc lợn thiến và cũng khong một tuổi. Nguyên tắc của thịt chua là dùng men vi sinh khi ủ trong hũ yếm khí. Người ta ướp thịt rửa sạch rồi để ráo nước với muối, trộn đều rồi để vào nồi hay hũ; đậy kín trong ba bốn ngày rồi tãi ra nong sạch. Nấu cơm tẻ, loại gạo ngon và nẫu nhão. Đợi cm nguội, trộn cơm với thịt đã muối, bóp nhẹ cho thật đều rồi cho vào hũ đậy kín. Vài ngày sau thì men vi sinh bắt đầu làm chín thịt từ từ. Khi mở hũ thịt, thấy mùi chua thm dậy lên thì ri một lượng thính làm bằng đậu tưng rang vàng giã mịn, trộn đều với thịt chua rồi đậy kín mà tạo yếm khí tuyệt đối.
Kinh nghiệm của nhà nghiên cứu dân gian có thâm niên điền dã phát huy tác dụng. Dịch vị tứa ra và đến khi anh ra hiệu bằng cách cắn một miếng thịt chua mà nhai rau ráu thì tôi cũng đã kịp nếm món “thịt luộc” bằng men vi sinh và cảm xúc tan chy trong tôi vị ngọt bùi mát mẻ và đặc biệt trong lành. Vừa nhai tôi vừa ngẫm nghĩ cái lý của việc luộc thịt những…sáu tháng bằng men vi sinh. Tôi so sánh món ăn kỳ khu, độc đáo; ở trong nó chứa cả lịch sử, cả thời gian và không gian sinh tồn của một cõi người với những món ăn Tây Tàu cũng rất kỳ khu trong chế biến và không thể nói là không ngon. Và tôi thấy c một dòng văn hoá đang ngấm vào tôi, vào không gian tinh thần của tôi để rồi chính nó giúp chuyển hoá tốt hơn những vật chất khác, những cách biệt khác về ngôn ngữ, kiểu sinh hoạt và ăn mặc mới đó còn đầy nghi ngại.
Một bữa ăn thật đặc biệt trong đời. Chúng tôi đã ăn món được chế biến từ sáu tháng trước, từ nghìn năm trước!
Còn món thịt gà 6 cựa thì ở nhà ông Đặng Vĩnh Phúc, ở xóm Cỏi vào buổi tối, cùng ngày.
Theo tục lệ hiếu khách, ông Phúc gắp cho tôi cái chân gà di dít cựa trong bát canh măng chua. Tôi đếm được 6 cái cựa xếp so le từ ngón lên gối, nom cứ như chùm gai bồ kết. Chúng tôi trầm trồ khiến ông phấn khích:
- Gà 9 cựa là vật quý của người Dao có từ thượng cổ. Từ khi theo bố mẹ hạ sn ở đây đã thấy có nó trong nhà. Giống này không to lắm, cân rưỡi hai cân đã coi là to. Con này nhỏ, chưa được một cân đâu. Trong đàn, cũng có con không nhiều cựa, nhưng nhà ông Lý Phúc Lâm có nhiều con đúng 9 cựa, mai tôi dẫn sang mà xem. Gà mái cũng có cựa, con ta ăn đây là gà mái.
Tôi hỏi:
- Bác ơi, bác đã nghe chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh chưa?
- Nghe rồi, con trẻ đi học về nó nói. Thầy giáo của con trẻ hay vào đây chơi, nói nhờ gà chín cựa của người Dao nên Sn Tinh đã được vợ. Biết có phi không? Nhưng thịt gà này bổ lắm. Người Kinh có câu ông uống bà khen, người Dao lại có câu ông ăn thịt gà bà khen gà khoẻ. Kinh hay Dao chúng ta cùng là người cả thôi!
Như chỉ chờ có thế, Thiện Kế hỏi chủ nhà về tục cậy cửa. Ông Phúc đang ngà ngà, gưng mặt đỏ bừng, nghe hỏi chợt ánh mắt sáng loé lên:
- Cái này thì phim ông Nhàn đã nói rồi mà*. Nhưng phim nói ch hay bằng thật. Người Dao hiếm con, trước ngày phong kiến hay có người xuôi lên làm con nuôi. Người Dao ít người nên quý người. Việc lấy vợ lấy chồng là việc lớn của đời con người ta, không may lấy phi đứa không biết đẻ, hay các bà các cô lấy phi người lúc mình thức nó ngủ, lúc mình mệt muốn ngủ thì nó vần mình, thì biết làm sao. Nên phi cho thử xem. Từ thời Bàn vưng đến giờ, thoi mái đi. Con trai con gái đến tuổi lớn, làm lễ lập tỉnh xong thì tha hồ. Bố mẹ không được cấm con trai đến cậy cửa phòng con gái mình, cấm thì bị dân bn cười chê. Khi con trai cạy cửa, con gái mở cho vào, thắp đèn lên trò chuyện khi nào muốn ngủ thì ngủ.
- Lỡ có con thì sao?
- Thế thì hay rồi, hợp rồi, đẻ thôi. Khi đó, anh con trai phi làm lễ cúng buộm; c bn đến dự. Nếu cứ còn muốn lấy nhau thì anh con trai phi ở nhà ông vãi một năm để tr công sinh thành ra vợ, rồi làm lễ cưới.
Nguyễn Tham Thiện Kế nói thêm:
- Tình yêu nam nữ của người Dao mang yếu tố tín ngưỡng. Việc tạo ra con người là thiêng, là cao quý hn tất thy sự ghen tuông và mọi phán xét theo ý kiến riêng biệt. Khi anh có con mà không muốn lấy nhau cũng được, khi đó đứa con thuộc về nhà ông vãi, anh nào sau làm chồng cô gái thì coi nó là con mình, không ghen tuông vớ vẩn như phần còn lại của nhân loại. Độc đáo chưa? Làm ra con người là hành vi của Thượng đế, nó mặc định là một tín điều và thật nhân văn.
Tôi chưa bị thuyết phục lắm về tinh thần nhân văn của tục cậy cửa như đã bị thuyết phục về món thịt chua buổi trưa, mặc dù thấy nó độc đáo và tự do.
Hôm sau, một anh kiểm lâm viên của Vườn Quốc gia Xuân Sn đưa chúng tôi tìm cá cóc, tiếc là chưa đến mùa mưa nên không gặp. Nó được các anh phát hiện ngày 22- 4- 2006 ở độ cao 1.244 m, trong rừng đỗ quyên, trúc và trà my. Viện trưởng Viện Sinh thái Trần Đình Hợp đã lên, chụp nhớ gửi ra nước ngoài và được đặc biệt coi là quý hiếm. Nó được đặt tên khoa học là Tylototriton Vietnamensis spn, các nhà khoa học đang nghiên cứu nhằm tìm ra hoạt chất khiến nó có khả năng liền tay, chân và liền đuôi sau một thời gian bị đứt rời. Nếu thành công, rất có thể cá cóc Xuân Sơn sẽ là tên của hoạt chất giúp cả thể người bị đứt gẫy liền lại.
May mắn là chúng tôi đã gặp cây chuối cô đơn, cũng lại là một kỳ tho mới chỉ được phát hiện ở Hoà Bình và Khu bo tồn Tà Cú, Bình Thuận. Chuối Cô đn, hay còn gọi là chuối bạc hà thường sống đn độc giữa rừng già. Nó trồng bằng hạt chứ không có chuối con ấp mẹ như chuối thường. Cây cao tới 3 m, đường kính thân chỗ to 0,60 m, thon vót lên ngọn; bản lá có kích thước 0,60 m x 3 m. Cây thân kép, màu xanh nhạt có phủ lớp sáp trắng. Rất ít khi ra hoa nhưng đã ra hoa thì cực kỳ lạ: Hoa chuối màu xanh cốm, rất to, đậu ít quả nhưng nhiều hạt. Hạt chuối cô đơn rang vàng tán nhỏ có thể chữa bệnh thận rất tốt. Anh kiểm lâm viên nói Vườn Quốc gia Xuân Sơn đang có dự án bo tồn và phát triển chuối cô đơn như một tiềm năng quý ngoài gỗ nó là di sản hiếm hoi của cổ sinh vật.
Cm xúc về các kỳ tho dị thú ở Xuân Sơn cứ xáo trộn trong tôi cùng với tục cậy cửa độc đáo của người Dao. Chỉ đến khi rời Xuân Sơn, xuống tới Xuân Đài rồi Minh Đài, ni cái nóng của mùa hè gay gắt, cái ô hợp của văn minh thị trường với những thùng mì ăn liền, những gói thuốc lá, nước gii khát đóng chai, những hộp bánh xanh đỏ loè loẹt, những “gà móng đỏ” mặc áo ali mi mi thấp thoáng trong các nhà nghỉ phố núi, tôi mới thật thấm thía rằng mình đã vừa chia tay, vừa mất đi cái gì. Rõ là không gian văn hoá nào thì vật thể ấy. Tôi viết bài này mà những lo những con dao sắc lẻm của quán sá thị trường sẽ tìm đến chân gà chín cựa để biến nó ra tiền, những thầy lang vườn sẽ tìm đến chuối cô đn để chế thuốc kích dục. Nhưng tôi vẫn viết với hy vọng bạn sẽ có được tuần du lịch sinh thái ở Xuân Sơn, được nếm món thịt chua để thấm cái ngàn năm vào người, để tin sính lễ Sơn Tinh không hoàn toàn là huyền thoại và để được tận mắt chứng kiến cách người Dao tôn quý con người.
Hà Thị Hồng Gấm