Khách quốc tế đến từ các nước: Anh, Mỹ, Australia, Hà Lan, Thụy Điển, Đức, New Zealand, Singapore... được tham dự Hát Xoan tại đình cổ Hùng Lô được tiếp cận với nét văn hoá truyền thống của đặc sắc của Phú Thọ, cảm nhận lòng hiếu khách, sự thanh bình của làng quê Việt.
Các du khách quốc tế không chỉ bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú khi tiếp cận với Hát Xoan mà còn thể hiện những tình cảm nồng nhiệt, vượt qua rào cản khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, trao những ánh mắt trìu mến, cái bắt tay thân thiện, cái ôm ấm áp dành cho các đào kép, nghệ nhân của phường Xoan. Ngoài du khách phương Tây, còn có nhiều vị khách đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc đã ghé thăm đình cổ Hùng Lô và thưởng thức Hát Xoan tại đây.
Từ những nét tương đồng về văn hóa phương Đông đã khiến cho sự đồng điệu văn hóa lan tỏa rất nhanh. Các vị khách thể hiện rất nhiều tình cảm yêu mến, sự lưu luyến dành cho các chương trình biểu diễn Xoan. Từ đó càng thêm khẳng định, Hát Xoan Phú Thọ như sợi dây vô hình, gắn kết tình cảm của du khách bốn phương đối với Phú Thọ, vùng đất linh thiêng, cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Các điểm tham quan du lịch trải nghiệm di sản Hát Xoan hứa hẹn sẽ là điểm đến thú vị cho du khách gần xa khi về với Đất Tổ Vua Hùng. Tới đây, du khách ngoài việc được thưởng thức các tiết mục Xoan cổ, còn được tìm hiểu về các di tích lịch sử văn hóa từ thời đại Hùng Vương, được tham quan các làng nghề truyền thống tại địa phương và hơn hết là được các nghệ nhân và đào kép Xoan hướng dẫn múa, hát biểu diễn cùng phường Xoan để du khách có thể cảm nhận thêm những giá trị văn hóa gắn kết cộng đồng của Hát Xoan.
Chương trình du lịch này không chỉ khích lệ các nghệ nhân tại các phường Xoan gốc gìn giữ, bảo vệ, truyền dạy Hát Xoan, mà còn đem lại thu nhập cho người dân địa phương nhờ mô hình tham quan các làng nghề truyền thống và kết hợp bán sản phẩm ẩm thực làm quà tặng lưu niệm cho du khách.
Đây là cơ sở ban đầu để xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn trong hành trình về với cội nguồn dân tộc, góp phần tuyên truyền, quảng bá Hát Xoan - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tới khách du lịch từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế.
Giáo sư Romeo Carabelli (Pháp) đã từng nói: “Một di sản không có du lịch là một di sản “nghèo”, bởi vì di sản đó chỉ được biết đến bởi một cộng đồng hạn chế; một nền du lịch không di sản là một nền du lịch “nghèo”; bởi vì nền du lịch đó cũng chỉ tồn tại ở một địa bàn nhất định”.
Nỗ lực quảng bá rộng rãi Hát Xoan đến du khách trong thời gian qua có thể khẳng định: Gắn kết du lịch để phát huy giá trị của di sản, đồng thời du lịch có khả năng mang lại giá trị vật chất cho những người gìn giữ di sản. Hoạt động du lịch chính là cầu nối đưa du khách bốn phương đến với di sản, hiểu di sản và làm cho di sản sống mãi với thời gian.
Vốn là người đam mê âm nhạc với dòng nhạc mang âm hưởng dân gian, năm 2013, trở thành những người đầu tiên lan tỏa tình yêu lời ca, điệu múa dân tộc của Việt Nam tới đông đảo người Việt tại Séc và người Séc bản địa. Trong một lần trở về Việt Nam vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2022, được nghe làn điệu Xoan, chị Trịnh Thu Hương (người thành lập Trung tâm Sơn Hương Music (400 Libuskas, Praha, Czech), lưu luyến chẳng muốn rời. Sau khi nghe các nghệ nhân phường Xoan trình diễn tại miếu Lãi lèn, vì yêu, vì lưu luyến mà chị Hương đã “xin” ở lại Phú Thọ thêm 5 ngày… để học hát với quyết tâm mang điệu Xoan ươm mầm trên đất Séc.
Vốn là người đam mê âm nhạc với dòng nhạc mang âm hưởng dân gian, năm 2013, trở thành những người đầu tiên lan tỏa tình yêu lời ca, điệu múa dân tộc của Việt Nam tới đông đảo người Việt tại Séc và người Séc bản địa. Trong một lần trở về Việt Nam vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2022, được nghe làn điệu Xoan, chị Trịnh Thu Hương (người thành lập Trung tâm Sơn Hương Music (400 Libuskas, Praha, Czech), lưu luyến chẳng muốn rời. Sau khi nghe các nghệ nhân phường Xoan trình diễn tại miếu Lãi lèn, vì yêu, vì lưu luyến mà chị Hương đã “xin” ở lại Phú Thọ thêm 5 ngày… để học hát với quyết tâm mang điệu Xoan ươm mầm trên đất Séc.
Vâng, Hát Xoan là sự kết hợp giữa hơi thở của cuộc sống và văn hóa, là sự tiếp nối, truyền dạy qua nhiều thế hệ để góp phần gìn giữ, bảo tồn “hồn cốt” di sản văn hóa của nhân loại. Đúng như câu Hát Xoan mượt mà cất lên mỗi dịp Xuân về: “Hoa nở đón xuân về kìa trong nắng tươi. Chim hót líu lo vang trời, tiếng trống chiêng vang lừng. Cờ hoa rực rỡ như gọi, như mời. Bè bạn phương xa về với chúng ta…”.
Nhóm PV Điện tử