Cập nhật:  GMT+7

Phấn đấu trở thành vùng du lịch trọng điểm của tỉnh

Với thế “tựa sơn, đạp thủy” cùng nhiều tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, con người cũng như các giá trị văn hóa, đặc biệt là nguồn nước khoáng nóng quý giá đã tạo cho Thanh Thủy những nét độc đáo riêng của vùng núi Tản, sông Đà. Những tài sản vô giá này đang được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện gìn giữ, phục dựng, nâng lên tầm cao mới gắn với phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trọng tâm là phát triển du lịch, dịch vụ.

Phấn đấu trở thành vùng du lịch trọng điểm của tỉnh

Du khách trải nghiệm nghỉ dưỡng tại khu du lịch Vườn Vua Resort & Villas.

Nằm ở phía Tây của tỉnh, nơi có dòng Đà giang thơ mộng chảy qua, giao thông thuận tiện, Thanh Thủy đang là địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách xa gần, đồng thời là vùng đất địa linh nhân kiệt còn lưu giữ những dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước thời đại các Vua Hùng cách đây hàng nghìn năm.

Cùng với hệ thống các khu resort cao cấp, khu vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ sang trọng với dịch vụ tốt, Thanh Thủy đã và đang tích cực nghiên cứu khai thác phát triển những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, hấp dẫn với mục tiêu đưa du lịch Thanh Thủy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh, mạnh, bền vững, sớm trở thành vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Phú Thọ.

Định hướng của Thanh Thủy đối với phát triển du lịch đã được xác định tại Nghị quyết số 08-NQ/HU, ngày 16/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Kế hoạch số 2196/KH-UBND ngày 14/12/2021 của UBND huyện Thanh Thủy về phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2026, định hướng đến 2030. Trong đó tập trung khai thác hiệu quả các loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; du lịch văn hóa, tâm linh; du lịch sinh thái, danh thắng; du lịch làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, du lịch Thanh Thủy đã có những bước phát triển đáng ghi nhận theo đúng định hướng của tỉnh, của huyện và là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Kinh tế du lịch đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng nông, lâm, thủy sản tăng thương mại, dịch vụ.

Năm 2023 Thanh Thủy đã đón khoảng 680.000 lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, trong đó lượng khách lưu trú khoảng 250.000 người, doanh thu từ du lịch, dịch vụ đạt khoảng 520 tỉ đồng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 46 cơ sở lưu trú với 3.388 phòng, công suất sử dụng chiếm 32%. Lao động trong ngành dịch vụ là 17.300 người, cơ cấu lao động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 35%. Đầu năm 2024 và dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Thanh Thủy đã đón khoảng 23.000 lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, trong đó có khoảng 7.000 khách lưu trú, tổng doanh thu khoảng 15 tỉ đồng.

Để có được kết quả này, huyện Thanh Thủy đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm; tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực vào xây dựng các điểm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch tâm linh. Các cơ sở lưu trú được đầu khang trang, đảm bảo các điều kiện phục vụ du khách. Cùng với đó, tổ chức hiệu quả các hoạt động liên kết, hợp tác với các đơn vị lữ hành để xây dựng, hình thành các tour, tuyến với các địa phương trong và ngoài tỉnh; tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch. Qua đó, đã giới thiệu, quảng bá những tiềm năng, thế mạnh, tài nguyên du lịch Thanh Thủy đến với du khách trong cả nước.

Năm 2024 và những năm tiếp theo, cấp ủy, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Thanh Thủy tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển du lịch, trong đó chú trọng đẩy mạnh các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, phát triển thương mại điện tử nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện; tập trung nguồn lực, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án lớn, dự án trọng điểm về du lịch trên địa bàn. Quan tâm chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch và dịch vụ.

Với 36 di tích lịch sử văn hóa mang nhiều nét độc đáo, cổ kính, được xếp hạng, trong đó có năm di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, Thanh Thủy trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch tâm linh. Đặc biệt, Thanh Thủy còn có nguồn nước khoáng nóng quý hiếm mà thiên nhiên ban tặng, có diện tích trên 1km2, trữ lượng gần 20 triệu m3. Đây là một trong những nguồn khoáng nóng thiên nhiên quý hiếm bậc nhất đã được Liên hiệp khoa học địa chất Việt Nam công nhận có nhiều khoáng chất, hàm lượng Radon cao với nhiều tác dụng chữa bệnh và tăng cường sức khỏe.

Trong đó, ưu tiên các dự án đầu tư phát triển du lịch - thương mại, đầu tư cho xây dựng hạ tầng du lịch như: Hệ thống biển bảng, cổng chào, đèn chiếu sáng, đèn trang trí tại các khu vực trung tâm của huyện và các xã, thị trấn; đầu tư kinh phí sửa chữa, tôn tạo cơ sở vật chất tại các điểm di tích lịch sử văn hóa như: Đền Lăng Sương, Đình Đào Xá; điểm di tích lịch sử cách mạng Tượng đài Chiến thắng Tu Vũ, khu bảo tồn văn hóa Mường Tu Vũ; tập trung nguồn vốn xây dựng, nâng cấp các tuyến đường kết nối giữa các khu, điểm du lịch trọng điểm với các huyện, tỉnh lân cận, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp, hộ cá thể xây dựng các sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP phục vụ du khách, phối hợp tổ chức thành công chương trình Festival tinh hoa Tây Bắc và tuần Du lịch Thanh Thủy - Mùa Thu năm 2024.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, hợp tác xúc tiến liên kết phát triển thị trường du lịch, kích cầu đẩy mạnh phát triển, đa dạng hóa các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy sức mạnh của truyền thông và các trang mạng xã hội Zalo, Facebook... Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về du lịch, khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể... nhằm đưa du lịch Thanh Thủy từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, vùng trọng điểm du lịch của tỉnh, phát triển nhanh, mạnh, bền vững.

Lương Thị Tuyết Mai


Lương Thị Tuyết Mai

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Khai hội Đền Lăng Sương năm 2024

Khai hội Đền Lăng Sương năm 2024
2024-02-24 13:40:00

baophutho.vn Ngày 24/2 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), tại Khu di tích Quốc gia Đền Lăng Sương, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy, Ban tổ chức Lễ hội...

Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa

Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa
2024-02-24 13:09:00

baophutho.vn Ngày 24/2 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại đàn Tịch Điền, phường Minh Nông, thành phố Việt Trì đã diễn ra Lễ hội Vua Hùng dạy dân...

Khai hội Trò Trám

Khai hội Trò Trám
2024-02-21 06:00:00

baophutho.vn Trong hai ngày 20, 21/2 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng), tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, người dân khắp nơi lại nô nức về thưởng thức lễ hội Trò...

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ
2024-02-19 14:27:00

baophutho.vn Trong hai ngày 18,19/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu...

Lễ hội “Rước Vua về làng vui Xuân”

Lễ hội “Rước Vua về làng vui Xuân”
2024-02-18 21:04:00

baophutho.vn Ngày 18/2 (mùng 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Đình Cả, xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao đã tổ chức lễ hội “Rước Vua về làng vui Xuân”.

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long