Trung Sơn đi lên từ khó khăn

Trung Sơn đi lên từ khó khăn

Trung Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, nơi chủ yếu có đồng bào các dân tộc Mường, Dao, Mông sinh sống. Những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đã cùng nhau xây làng, lập bản, kiến tạo nên sự đổi thay cho vùng quê phía Tây Bắc huyện Yên Lập.

Nếu như cách đây hơn 20 năm, đường sá giao thông đi lại ở xã rất khó khăn với nếp nhà tranh tre nứa lá thì nay khi trở lại Trung Sơn mới thấy sự thay da đổi thịt, đường làng ngõ xóm được bê tông khang trang, sạch đẹp.

Trung Sơn đi lên từ khó khăn

Đến nay, gần 90% số khu dân cư đã có đường nhựa, bê tông đến trung tâm và, có 15/15 khu dân cư có điện lưới quốc gia sử dụng, đưa tỷ lệ hộ dùng điện đạt 100%. Nhà lớp học được xây dựng kiên cố và nhiều công trình phúc lợi khác như trạm y tế, hệ thống hồ đập, kênh mương, cầu, cống... đã được đầu tư xây dựng mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân các dân tộc trong xã.

Trung Sơn đi lên từ khó khăn

Tuyến đường Xuân An đi Trung Sơn dài 14,2km, tuyến đường hoàn thành giúp cho việc lưu thông hàng hóa, bộ mặt của xã ngày càng phát triển hơn

Đặc biệt năm 2021, Dự án Hồ chứa nước Ngòi Giành do Bộ NN&PTTN đầu tư xây dựng có dung tích thiết kế gần 37 triệu m3. Hồ có chức năng tạo nguồn cấp nước tưới, nuôi trồng thủy sản, và nước sinh hoạt cho người dân góp phần giảm thiểu lũ ống, lũ quét. Công trình đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Lập nói chung và xã Trung Sơn nói riêng. Và cũng chính từ khi có công trình, Trung Sơn đã có một diện mạo mới, người dân được thụ hưởng nhờ công trình này.

Trung Sơn đi lên từ khó khăn

Trung Sơn đi lên từ khó khăn

Đồng chí Đinh Văn Đóa - Chủ tịch UBND xã Trung Sơn chia sẻ: Năm 1999 trở về trước, đường giao thông không có, điện không có, đi lại rất khó khăn, mỗi khi làm nhà, người dân phải dùng ngựa để thồ vật liệu xây dựng lên rất vất vả.

Trung Sơn đi lên từ khó khăn

Trong năm 2023 được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư thi công tuyến đường Xuân An đi Trung Sơn dài 14,2km, tuyến đường hoàn thành giúp cho việc lưu thông hàng hóa, bộ mặt của xã ngày càng phát triển hơn. Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực, bà con nhân dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, do vậy giá trị hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng cao.

Trung Sơn đi lên từ khó khăn

Thi công hệ thống đường ống dẫn nước Hồ Ngòi Giành

Trung Sơn đi lên từ khó khăn

Người dân tập trung phát triển kinh tế gia đình như nuôi lợn rừng lai, cá lồng, bước đầu mang lại hiệu quả

Trung Sơn đi lên từ khó khăn

Những ngôi nhà mới xây khang trang nằm nép mình dưới chân đồi và màu xanh của rừng tạo nên khung cảnh thanh bình.

Người dân Trung Sơn đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi tập quán sản xuất từng bước vươn lên thoát nghèo. Bà Đinh Thị Ánh - ở khu Sặt cho biết: Các hộ gia đình đã biết thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ các thủ tục lạc hậu. Những mô hình mới như nuôi lợn rừng lai, nuôi cá lồng được bà con nhân dân đầu tư bước đầu mang lại hiệu quả, đời sống đời sống được nâng lên...

Việc xây dựng các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản đã thúc đẩy mạnh mẽ việc trồng rừng kinh tế ở địa phương. Giờ đây cây quế, cây keo ở Trung Sơn đã trở thành cây thoát nghèo mang lại nguồn thu đáng kể cho nhân dân đã phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Theo báo cáo của UBND xã, đến năm 2023 tổng thu ngân sách trên địa bàn xã đạt trên 7 tỉ đồng; thu nhập bình quân đạt trên 33 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 18,7%. Tiếp tục tập trung nguồn lực và vận động nhân dân cùng góp sức xây dựng các tiêu chí xã nông thôn mới, hiện nay ước đạt 11/19 tiêu chí.

Trung Sơn đi lên từ khó khăn

Hệ thống trường học được đầu tư khang trang, sạch đẹp

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng cũng được khởi sắc. Sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển, cơ sở vật chất trường lớp học từ bậc Mầm non đến THCS được quan tâm đầu tư, 100% các phòng học được kiên cố hóa.

Trung Sơn đi lên từ khó khăn

Cùng với đó, xã đầu tư xây mới ba nhà sinh hoạt cộng đồng khu Bằng, Nhồi, Gầy, Nai. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được chú trọng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Trung Sơn đi lên từ khó khăn

Xã đã đầu tư xây mới ba nhà sinh hoạt cộng đồng khu Bằng, Nhồi, Gầy, Nai.

Trung Sơn đi lên từ khó khăn

Dẫu biết rằng cuộc sống của người dân nơi đây đã được đổi thay, nhưng chặng đường phía trước vẫn còn dài, nhiều gian nan, hy vọng Trung Sơn tiếp tục được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh để hiện thực hóa ước mơ đạt đích nông thôn mới.

Về Trung Sơn hôm nay mới thấy, vùng quê nghèo khó năm xưa đang đi lên từ khó khăn, vững vàng hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương có sự phát triển về kinh tế, đẹp về văn hóa. Một vùng đất giàu truyền thống cách mạng đã mang một diện mạo mới, tươi sáng, hướng đến tương lai.

Trung Sơn đi lên từ khó khăn

nỘI DUNG, TRÌNH BÀY: Đinh Tú

1:04:03:2024:14:29 GMT+7

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM