Cập nhật: Thứ 6, 16/11/2007 | 07:55 GMT+7

35 người chết, 6 mất tích trong lũ lịch sử miền Trung

Hôm nay, lũ đã rút ở hầu hết tỉnh miền Trung, nhiều trục đường đã tạm thông song vẫn còn một số đoạn hư hỏng nặng chưa kịp sửa chữa. Theo số liệu từ Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, 35 người chết và 6 người mất tích sau 4 ngày lũ lụt.

Xác nạn nhân cuối cùng của cơn lũ lịch sử miền Trung, tính đến chiều 15/11, được bộ đội biên phòng thành phố Đà Nẵng phát hiện lúc 16h. Đó là chị Trần Thị Đông, 27 tuổi, công nhân nhà máy dệt Hòa Thọ. Kể lại cái chết thương tâm của chị Đông, Chánh văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng Văn Công Lưỡng không nén được xúc động. Hai ngày trước, chị Đông trực ở nhà máy, gặp nước lụt lớn ngập khắp nơi không về nhà tại quận Cẩm Lệ được. Nóng lòng vì đứa con 2 tuổi đòi sữa mẹ, chị liều lội về nhà cho con bú. Không ngờ chuyến đi của chị lại là hành trình mãi mãi...

Theo Ban chỉ đạo Phòng chống bão lụt trung ương, có 28 người bị thương trong đợt lũ lịch sử ở miền Trung. Riêng Quảng Nam thiệt hại về người nặng nhất với 15 người chết, 1 người mất tích và 19 bị thương.

Lũ lớn cũng đã nhấn chìm gần 400.000 nhà dân, hư hại 2.500 ha lúa, cuốn phăng hơn 300.000 m3 đường giao thông, đánh đắm hàng chục tàu cá... ở các tỉnh khúc ruột miền Trung.

Hiện mực nước trên các sông ở Trung bộ đang xuống, nhiều nơi ở mức báo động 2. Dự báo Khí tượng thủy văn trung ương cho thấy, trong 24 giờ tới, các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận vẫn có mưa phổ biến ở mức 50 mm. Lũ hạ lưu các sông miền Trung có thể tiếp tục xuống mức báo động 1.

Nước lũ bao phủ nhiều khu vực tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Hàn Phong.

Đà Nẵng:

Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố, hôm nay lũ đã rút được 3,5 m. Mực nước cao nhất đo được chiều nay là 0,5 m. Các tuyến đường chính đang được sửa chữa để lưu thông tạm. Đường dẫn lên đèo Hải Vân bị sạt lở nặng ở hàng chục điểm, hơn 1.000 m3 đá từ trên núi đổ xuống đường làm tắt nghẽn giao thông. Mãi đến chiều 14/11 mới giải tỏa được.

Lũ vừa rút, lập tức thành phố đối mặt với nguy cơ thiếu nước và dịch bệnh. Để đảm bảo nước sạch, Đà Nẵng đã điều động 13 xe cứu hỏa loại lớn vận chuyển nước đến những vùng sâu cho người dân. Ngoài ra, 3 vòi nước công cộng tại Cẩm Lệ và Hòa Vang cũng được mở để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân sau lũ.

Ông Huỳnh Vạn Thắng, Trưởng ban phòng chống lụt bão thành phố Đà Nẵng, cho biết, thành phố đã chi 5 tỷ đồng để củng cố giao thông và cấp 120 tấn gạo, 1.500 thùng mì gói cứu đói cho các hộ trong vùng lũ. Lực lượng bộ đội, dân phòng, thanh niên xung phong cũng tập hợp để nước rút đến đâu sẽ giúp dân tái thiết nhà cửa đến đó.

Thống kê sơ bộ từ UBND Đà Nẵng, thiệt hại do lũ tại thành phố tính đến nay xấp xỉ 600 tỷ đồng.

Quảng Nam

: Mực nước chiều 15/11 chỉ còn ở mức báo động 1. Nước lũ một số nơi đã rút khỏi nhà dân. Bị nước lụt tấn công nặng nhất trong các tỉnh thành miền Trung, thống kê sơ bộ từ UBND tỉnh Quảng Nam, tổng thiệt hại vật chất ước tính 1.500 tỷ đồng. Dự kiến con số tổn thất sẽ còn tăng lên khi lũ rút hẳn.

Tỉnh đang tiến hành ủi đường, khắc phục các điểm sạt lở để nhanh chóng thông xe, tiếp tế lương thực đến những vùng sâu.

Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam, ông Đinh Văn Thu, cho biết, hiện nay, điện đã đến được nhiều nơi, trừ những vùng còn ngập nhiều phải chấp nhận mất điện để đảm bảo an toàn. Công tác xử lý nước, khắc phục nhà cửa, vệ sinh môi trường đều đang được nhiều lực lượng gồm bộ đội, y tế, thanh niên xung phong hỗ trợ.

"Dự kiến trong hôm nay hoặc chậm nhất là ngày mai, lũ sẽ rút hẳn. Lúc đó sinh hoạt mới có thể khởi động lại bình thường", ông Thu nói.

Quảng Bình

: Lũ đã xuống dưới mức báo động 1, mưa giảm so với 2 ngày trước, giao thông trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ đã thông. Tuy nhiên, đường nội bộ trong các làng xã bị hư hỏng nặng, gây trở ngại cho việc đi lại và vận chuyển.

Nước sạch cũng đang thiếu trầm trọng tại Quảng Bình sau lũ. Nhiều khu vực người dân phải dùng tạm nước giếng khử trùng và lượng nước mưa ít ỏi. Hiện không thể vận chuyển nước vào tận những vùng hẻo lánh bị cô lập.

Theo Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Giai, phải đến hết tháng 11 cuộc sống mới có thể trở lại bình thường ở vùng đất này, vì hiện vẫn còn nhiều vùng không có lương thực và nước uống do vận chuyển quá khó khăn. Lực lượng thanh niên xung phong, công an, bộ đội, y tế đang tiến về vùng lũ rút để giúp người dân dựng nhà, chữa bệnh, làm sạch môi trường và cứu trợ lương thực.

Thừa Thiên Huế

: Thống kê ban đầu của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh cho thấy, có 3 người chết, 1 mất tích và 3 bị thương. Thừa Thiên - Huế có đến 90 phường bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau lũ với hơn 83.000 hộ dân bị ngập sâu.

Mực nước của các trạm trên triền sông lúc 16h ngày 14/11 vẫn còn cao ở mức báo động 2-3. Đến hôm nay, nước đã rút xuống báo động 1. Song, những vùng trũng bị ngập sâu vẫn còn trong tình trạng bị cô lập, công tác cứu trợ gặp rất nhiều khó khăn.

Các tuyến đường trong thành phố Huế và vùng nông thôn đều bị sạt lở. Riêng đường Hồ Chí Minh tắc nghẽn do hỏng nặng. Các chuyến tàu qua ga Huế vẫn bị ách tắc.

Quảng Ngãi

: Lũ đang còn dưới mức báo động 2 nên tỉnh chưa thống kê chính xác tổng thiệt hại vật chất. Trưa nay, 12 trong số 14 huyện bị ngập 3 ngày qua đã đi lại được. Hiện 15 xã nhỏ của tỉnh Quảng Ngãi đã nối được liên lạc với bên ngoài. Riêng khu vực miền núi gặp nhiều khó khăn do thiếu gạo, muối, thuốc men vì bị cô lập trong nhiều ngày liền.

Trưởng ban phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi Trương Ngọc Nhi cho hay, tình hình lũ lụt đang diễn ra rất phức tạp. "Tuy lũ rút nhiều nhưng theo dự báo từ trung ương, cuối tuần này Quảng Ngãi sẽ phải gánh một cơn lũ nữa. Vì thế, chính quyền địa phương đã cảnh báo người dân không được chủ quan", ông Nhi nói.

Đại diện ga Sài Gòn

cho biết, hiện nay phía Nam chỉ chạy 3 đoàn tàu TN4, SE 2, SE 4 theo hình thức chuyển tải. Đến các vùng lũ tàu không chạy được, hành khách sẽ được ngành đường sắt sắp xếp xe ôtô chất lượng cao để đến nơi an toàn.

Theo Tin Nhanh


 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Hạ Hòa căng mình khắc phục hậu quả bão lũ
06:08 12/09/2024

Cơn bão số 3 đã đi qua nhưng huyện Hạ Hòa lại là địa phương trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt lũ lụt chưa từng có trong lịch sử. Thời điểm ...

Ấm tình quân dân trong bão lũ
01:06 16/09/2024

Do ảnh hưởng của bão số 3, những ngày vừa qua đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, gây ngập lụt trên diện rộng, khiến hàng nghìn hộ dân bị nước lũ cô lập, ...

Tập trung vệ sinh môi trường sau lũ
10:57 12/09/2024

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh đã có mưa rất to, mực nước sông lên cao gây ngập úng nhà cửa, hoa màu tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. ...

Cái giá của máu và nước mắt!

Cái giá của máu và nước mắt!
8 giờ trước

baophutho.vn Bắt đầu có hiệu lực từ ngày đầu tiên của năm 2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an...

Bảo vệ và ngăn ngừa

Bảo vệ và ngăn ngừa
3:55 sáng qua

baophutho.vn Trước và sau khi Nghị định 147/2024/NĐ-CP ngày 9/11/2024 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và Thông tin trên mạng có...

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

18°C - 23°C
Nhiều mây, không mưa
  • 11°C - 16°C
    Nhiều mây, có mưa, mưa rào
  • 11°C - 17°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long