{title}
{publish}
{head}
Từ một cái “nang mũi môi” lành tính, anh Trương Hoàng Bá được các bác sĩ ở BV ĐH Y Dược TPHCM tiểu phẫu và bị tai biến thành…“nhiễm trùng máu”.
Chị Yến Phi buồn đau trước di ảnh của chồng |
Anh được chuyển từ BV ĐH Y Dược sang BV Truyền máu và huyết học TPHCM rồi đến BV Chợ Rẫy và kết thúc sau 13 ngày vật lộn với bệnh là cái chết oan uổng.
Trước cái chết của chồng, chị Võ Thị Yến Phi ở thị trấn Châu Thành, (Trà Vinh) đội đơn khắp cơ quan chức năng hy vọng sớm tìm được nguyên nhân cái chết của chồng, nhưng cả 3 bệnh viện nơi anh Bá điều trị vẫn không ai chịu nhận trách nhiệm …
Theo chị Võ Thị Yến Phi, khoảng 4 năm trước, trên cánh mũi phải của anh Bá nổi lên một mụn bọc, sau đó vỡ mủ và đã lành vì uống kháng sinh.
Đầu tháng 8/2006, cánh mũi đó lại sưng lên gây đau nhức nên hai vợ chồng đã lên BV ĐH Y Dược TPHCM khám và được chẩn đoán bị “nang mũi môi” lành tính.
Ngày 22/3/2007, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyến đã ra Quyết định số 1074 về việc thành lập Hội đồng chuyên môn để xem xét quá trình chẩn đoán, phẫu thuật và chăm sóc bệnh nhân Trương Hoàng Bá. Tuy nhiên, trong quyết định không ghi thời hạn hoàn thành nhiệm vụ của Hội đồng là bao lâu. Nên đã 2 tháng trôi qua, những người thân của anh Bá vẫn mòn mỏi chờ đợi kết luận nguyên nhân cái chết và ai là người chịu trách nhiệm về cái chết đó. |
Ngày 28/8/2006, Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM tiến hành mổ cho anh Bá. Tuy nhiên, sáng hôm sau 29/8, anh Bá đã bị sốt cao.
Liên tiếp từ ngày 29 – 31/8, tình trạng trên không thuyên giảm nên bệnh nhân được chuyển đến BV Truyền máu và huyết học TPHCM nằm điều trị ở đây từ ngày 31/8 đến 8/9/2006 với kết quả chẩn đoán bị nhiễm trùng máu. Chiều ngày 8/9/2006, bệnh nhân được chuyển đến BV Chợ Rẫy và đã tử vong.
Cái chết của anh Trương Hoàng Bá đã hơn 9 tháng, chị Yến Phi cũng ngần ấy thời gian đội đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ cái chết của chồng, tuy nhiên đến nay gia đình vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Bác sĩ Kiên Hữu - người trực tiếp khám và điều trị cho bệnh nhân Bá tại BV ĐH Y Dược TPHCM- cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng bệnh nhân bị một bệnh về máu tiềm ẩn và về mặt lâm sàng thì chưa biểu hiện ra. Chỉ khi mổ xong căn bệnh này mới tái phát”.
BS Đỗ Trọng Hải - Trưởng phòng nghiệp vụ BV ĐH Y Dược TPHCM thì cho rằng: “Bình thường mổ nang như thế này thì chỉ 1- 2 ngày là bệnh nhân có thể về được và với anh Bá chúng tôi cũng không thấy tai biến gì cả trong và sau phẫu thuật (?!).
Trong khi đó, bác sĩ Trần Quốc Tuấn- Trưởng khoa Huyết học lâm sàng 2 bệnh viện Truyền máu và huyết học TPHCM cho biết: Khi anh Bá về phòng cấp cứu thì đã trong tình trạng nhiễm trùng rất nặng, các tế bào máu và nhiều cơ quan đã bị tổn thương.
Bác sĩ Trương Văn Việt- Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy nói: “Theo nhận định của chúng tôi, bệnh nhân bị nhiễm trùng trong lúc trên cơ thể có vết mổ”.
Hiện chưa có bệnh viện nào đứng ra nhận trách nhiệm về cái chết của anh Bá. Trong khi ông Hồ Hào Hiệp- Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho rằng phải mổ tử thi mới xác định được nguyên nhân, thì TS- BS Nguyễn Tấn Bỉnh- GĐ BV Truyền máu huyết học TPHCM lại khẳng định: quá trình điều trị cho BN Bá đã có trong hồ sơ bệnh án. Hội đồng nên thẩm định lại sẽ biết nguyên nhân vì sao bệnh nhân Bá tử vong. Theo Tiền Phong
Dầu hạt cải, dầu hướng dương, ngô, đậu nành... đang bị nhiều người loại bỏ khỏi chế độ ăn vì quan điểm cho rằng acid béo omega-6 trong các loại dầu này có độc và gây viêm. Vậy...
Sự trì trệ trong quá trình trao đổi chất có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu bạn vẫn tập thể dục bình thường mà có dấu hiệu tăng cân, mệt mỏi... có thể là bạn đang tiêu...
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa quyết định tạm ngừng sử dụng trên quy mô toàn cầu, gồm 24 nước hiện đang sử dụng 2 lô vắcxin viêm gan B của Hãng LG liên quan đến các vụ tai...
Nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc nên thay đổi qui định chích ngừa sớm viêm gan B. Bởi vì trong những tháng đầu sau sinh, trẻ hầu như không có điều kiện để bị lây bệnh này.
“Tiếc tiền, mua kính kém chất lượng “kính dởm”, nhiều người đã vô tình tự “mua” bệnh cho mắt mà không hề biết. Bởi khi đeo loại kính này, những tác động của nó đến mắt tuy chậm...
Bà Bùi Việt Hoa- Trưởng khoa Dịch tễ Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) Hà Nội cho biết, Hà Nội nhận được 20.000 liều vắc xin viêm gan B do Việt Nam sản xuất.
Đã có hàng trăm ca tử vong sau khi tiêm văcxin này được ghi nhận tại Mỹ. Ngay cả khi tiêm rồi, thì 60% trẻ sẽ mất hết kháng thể bảo vệ khi đến tuổi 12. Và ít nhất, viêm gan B...
Nghiên cứu mới nhất về bệnh cao huyết áp đã đưa ra những con số giật mình: Gần 1 tỷ người trên toàn thế giới đang bị cao huyết áp, và đến năm 2025, con số này sẽ tăng lên 50%....
PGS. TS Lê Văn Phủng, Viện trưởng Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế cho biết như vậy sau cái chết của 4 cháu bé liên quan tới vắc xin viêm gan B.
Viện nghiên cứu về thuốc và sản phẩm y học Liên bang Đức vừa lên tiếng cảnh báo khách hàng về sự xuất hiện của loại thuốc điều trị cúm gia cầm Tamiflu giả trên thị trường thế...
Theo Cục Y tế dự phòng, mỗi năm, Việt Nam có trên 1 triệu người mắc các bệnh tiêu chảy, hội chứng lỵ, thương hàn… Trên 90% trẻ em bị nhiễm giun.
Hôm qua (15/5), Cục Y tế dự phòng đã trình lãnh đạo Bộ Y tế ký quyết định thành lập Hội đồng chuyên môn kỹ thuật đánh giá toàn diện sự cố tai biến vaccine viêm gan B.