Cập nhật: Thứ 3, 27/09/2005 | 09:20 GMT+7

Chí Đám – Khát nước vì... thiếu điện

(PTĐT) Tháng 8 năm 2003, để đáp ứng nhu cầu nước sạch của hơn 300 hộ dân thuộc các khu: Ngọc Chúc I, II, III, Gò Măng và Phượng Hùng I thuộc xã Chí Đám (Đoan Hùng), công trình cấp nước sạch do Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn (Sở NN&PTNT) làm chủ đầu tư đã được khởi công. Tuy nhiên, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, người dân cứ nghĩ mình sẽ được hưởng lợi từ công trình này trong nay mai, thế nhưng gần hai năm nay, nước sạch thì chưa thấy đâu, người dân hàng ngày vẫn phải “đối mặt” với tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt - nhu cầu thiết yếu của cuộc sống...

25 nghìn một ... khối nước sạch

Mặc dù theo kế hoạch, hết năm 2004 công trình sẽ được bàn giao, tuy nhiên tới 7-9-2005, một số công đoạn của công trình vẫn còn đang được thi công...

Nhu cầu bức thiết về nước sạch ở Chí Đám diễn ra từ lâu, nhất là đối với 300 hộ ở bên quốc lộ 2, thuộc các khu Ngọc Chúc I, II, III, khu Phượng Hùng I và Gò Măng. Bà Lê Thị Kim Liên (khu Ngọc Chúc I) cho biết: “Khu tôi, một năm có đến 6 tháng thiếu nước vào khoảng từ tháng 10 năm trước đến tháng 3-4 năm sau. Mặc dù cũng có vài hộ đào được giếng nhưng cứ đến thời điểm này là nước cạn”. Tuy nhiên, không phải nhà nào đào giếng cũng có nước. Theo tìm hiểu của chúng tôi, có hộ đã từng đào gần... 10 cái giếng, công của bỏ ra nhiều nhưng nước vẫn không có. Đào không được, dân nghĩ tới giải pháp thuê thợ khoan. Nhưng có nhà đã khoan sâu tới 40-50m, tốn vài triệu mà cũng không thấy nước! Bà Liên nhớ lại: “Khi nhà tôi đào được cái giếng có mạch nước, cả khu xúm lại xem, có người còn mang rượu sang chúc mừng”. Điều đó càng cho thấy nước sạch ở đây khan hiếm đến mức nào. Vẫn theo bà Liên thì, từ năm 1996 trở lại đây, khu Ngọc Chúc I bắt đầu lâm vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Đến nhà ông Đỗ Văn Năm (85 tuổi) cũng ở thôn Ngọc Chúc I, ông Năm cho biết: “Ở đây, chúng tôi phải dùng nước tiết kiệm dè sẻn lắm anh ạ. Thường thì phải mua 25.000đồng/1m3 nước, có khi tới 30.000đồng. Một tháng, chúng tôi phải chi trung bình 100.000 đồng tiền mua nước. Nếu cứ kéo dài tình trạng thiếu nước như thế này thì dân chúng tôi lấy đâu ra tiền mà mua mãi”. Chính vì tình trạng thiếu nước như vậy mà ở xã Chí Đám giờ đây có vài người đã “nhảy ra” kinh doanh nước bằng cách cho vào các téc, dùng xe công nông chở đi bán. Cứ 25-30 nghìn một khối, chở đến tận nhà. Tuy nhiên, nước lấy ở đâu, có đảm bảo không thì chỉ người bán mới biết (?). Còn người mua, vì nhu cầu “khát” nên không còn sự lựa chọn nào khác và đành phải bỏ tiền ra! Nhưng cũng chỉ dám mua để đun nấu, còn giặt giũ thì hầu hết đều phải đem ra tận bờ sông. Qua tiếp xúc với nhiều hộ dân trên địa bàn chúng tôi thấy, nhu cầu cần một nguồn cung cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt của nhân dân trong xã đang đặt ra rất bức thiết. Trao đổi về vấn đề này, có nhiều hộ dân đã hỏi là không biết đến bao giờ mới được hưởng lợi từ dự án cung cấp nước sạch được xây dựng trên địa bàn xã nhà (?).

Do đâu dân vẫn phải chờ...?

Ông Vi Tất Thắng - Phó Giám đốc Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn cho biết: “Khi đưa vào sử dụng, công trình nước sạch xã Chí Đám sẽ cung cấp nước cho khoảng 500 hộ dân với lưu lượng bơm 200m3/ngày. Nước được bơm lên từ sông Lô, sau khi qua xử lý sẽ được đưa đến các hộ dân bằng hệ thống đường ống”. Cũng theo ông Thắng, thì vào đầu năm 2004, công trình sẽ được bàn giao và vận hành theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi vì sao công trình vẫn đang “nằm yên” thì ông Thắng cho biết: Công trình vẫn chưa được bàn giao do không có điện(?) Theo quan sát của chúng tôi tại chân công trình thì Công ty TNHH xây dựng và thương mại thanh niên do ông Đinh Quốc Việt làm giám đốc (đơn vị trúng thầu thi công) vẫn đang cho thợ hàn, lắp đặt các đoạn đường ống. Theo ông Việt: “Công trình có bàn giao cũng không sử dụng được vì lấy đâu ra nguồn điện mà chạy máy”. Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Lai - Chủ tịch xã Chí Đám cho biết: Chúng tôi đang chờ điện từ chương trình điện nông thôn II của tỉnh. Còn bao giờ có điện thì chịu! Mấu chốt của việc công trình “nằm yên” là do không có điện để chạy máy bơm. Tìm hiểu kỹ hơn, chúng tôi được biết hiện tại xã Chí Đám đang “ăn nhờ” điện của xã Vân Du, Sư đoàn 316 (Quân khu II) và Z129 (Tuyên Quang) và cũng do không “lường” được sức mình, trước nhu cầu cần nước sạch, tại công văn số 15CV/HC ngày 20-8-2002 về việc xin phê duyệt dự án cấp nước sạch xã Chí Đám, UBND xã kiến nghị “chắc nịch”: “Để đảm bảo dự án đúng tiến độ, kế hoạch, sau khi tham khảo, lấy ý kiến nguyện vọng của nhân dân, UBND xã thống nhất đề nghị UBND tỉnh phê duyệt toàn bộ dự án, riêng phần đường dây tải điện 10KV và trạm biến áp 250 KVA, nếu không thể bố trí được bằng nguồn vốn dành cho chương trình nước sạch thì UBND xã Chí Đám sẽ cam kết huy động sức dân đóng góp để thực hiện dự án”. Với lời “cam kết” trên, công trình cấp nước sạch cho xã đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân đã được khởi công vào tháng 8-2003. Tuy nhiên, như những gì đã thấy, công trình qua gần hai năm nay vẫn nằm im vì... chờ điện, còn xã thì viện ra “đầy đủ” các lý do để chối bỏ trách nhiệm như đã cam kết của mình mà lý do lớn nhất là chờ chương trình điện nông thôn II của tỉnh! Tuy nhiên, theo “lý luận” của ông chủ tịch xã Chí Đám thì: Chậm nhất là khoảng giữa năm 2007 chúng tôi sẽ có điện từ chương trình điện nông thôn II của tỉnh để hoạt động trạm cung cấp nước sạch, còn hiện tại nếu Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn có bàn giao, thì công trình cũng sẽ phải nằm đấy để chờ... điện!

Dù có giải pháp gì cho tình trạng trên thì trước mắt, vẫn đang có hai tồn tại lớn được đặt ra đó là hàng ngày đang có hơn 300 hộ dân “khát” nước sinh hoạt, còn công trình trị giá gần 1 tỷ đồng đáng lẽ sẽ được sử dụng hiệu quả như kế hoạch nhưng do sự phiêu lưu, thiếu cân nhắc của chính quyền xã nên dẫn đến vốn đầu tư của Nhà nước kém hiệu quả, vì không có điện sẽ phải chịu cảnh xuống cấp... Rời Chí Đám trong cái nắng chiều gay gắt, chúng tôi nghĩ lại “một mùa khát” khắc nghiệt nữa đang đến với những người dân nơi đây.

Quốc Hội



 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Ngày mới ở Chí Đám
07:08 11/11/2022

Xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng được biết đến là mảnh đất anh hùng ghi tên mình vào lịch sử với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược gắn với chiến dịch ...

Chí Đám xây dựng nông thôn mới nâng cao
12:54 28/11/2022

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc, sau khi được tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2016, xã Chí Đám, huyện Đoan ...

Đưa nước sạch về mỗi gia đình
01:10 06/08/2023

Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, những năm qua, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã tập trung nguồn lực hỗ trợ ...

Chí Đám thực hiện các khâu đột phá
00:46 18/08/2023

Trao đổi với phóng viên về kết quả nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, ...

“Hoang đảo” giữa đại ngàn

“Hoang đảo” giữa đại ngàn
06:37 23/09/2005

Bản của người Dao đã có một thời đông vui lắm. Chiều đến, con trai, con gái ra tắm giặt, lấy nước kín cả đoạn suối Sinh. Nhưng rồi bà con bỏ đi hết. Chỉ còn lại 3 gia đình với...

Đồng Sơn tháng tám

Đồng Sơn tháng tám
02:58 19/08/2005

Nghe nói Đồng Sơn “nổi tiếng” có nhiều người già sống trên 100 tuổi, chúng tôi quyết định vào tận nơi xem thực hư thế nào. Từ Việt Trì qua thị trấn Thanh Sơn, đường duy nhất...

Những người “canh sóng” trên đỉnh núi Vân

Những người “canh sóng” trên đỉnh núi Vân
01:02 16/08/2005

(PTĐT) Nhìn từ thị trấn Thanh Sơn, đỉnh núi Vân - nơi có cột vi ba chọc thẳng lên trời ẩn hiện hư ảo giữa rừng và mây. ở trên đó, vẫn nghe được cuộc sống thị thành vọng lên từ...

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

21°C - 24°C
Nhiều mây, không mưa
  • 23°C - 28°C
    Có mây, không mưa
  • 22°C - 27°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long