
{title}
{publish}
{head}
Làng văn hóa Do Nghĩa (xã Sơn Vi - Lâm Thao) là một trong 2 làng cổ có từ thời Hùng Vương dựng nước. Người dân Do Nghĩa luôn tự hào về truyền thống văn hóalâu đời và ý thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa quý báu ấy trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới.
Ông Bùi Ngọc Quế, cán bộ văn hóa xã, người đã có hơn 10 năm nghiên cứu về văn hóa truyền thống của Sơn Vi, đưa chúng tôi đi thăm những di tích lịch sử, văn hóa mà người dân Do Nghĩa đã gìn giữ hàng trăm năm. Do Nghĩa có hai di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia là đình Do Nghĩa (đình Viềng - xóm Viềng) và chùa Phúc Ân (xóm Viềng). Ngoài ra còn có đình Nội (xóm Nội), đình Tổ Thôn (xóm Nghìa), đình làng Chính (xóm Gỏi) và đền Giếng Giá (khu 5). Đình Viềng thờ thành hoàng của làng là Đại Hải Công (thần nước, khác với đình Sơn Vi thờ Tản Viên Sơn Thánh). Các họa tiết, hoa văn chạm trổ, trang trí cho đình là các hình sóng nước và các loài thủy tộc (khác với đình Sơn Vi là các hình họa tiết mây núi, các linh vật trên mặt đất). Truyền thuyết kể rằng, vào thời Hùng Duệ Vương có bà Ngọc Dong công chúa, khi mang thai đi du ngoạn qua làng Nghìa thấy phiến đá xanh, cội đa mát đã dừng chân nghỉ lại và sinh hạ được một đứa trẻ hình dung tuấn tú, mình đồng, da sắt. Cậu bé lớn lên tinh thông võ nghệ được Vua Hùng giao cho việc luyện tập thủy quân đi dẹp giặc ở phía đông bắc. Ngày 15-8 (âm lịch) ông tập hợp quân sỹ lên đường đánh giặc. Trước khi đi ông căn dặn dân làng nếu không trở về thì lấy ngày này làm ngày tế lễ hàng năm. Nhân dân tưởng nhớ công đức của ông bàn bạc xây dựng đền Giếng Giá. Trong khi còn đang kén thợ giỏi bỗng đâu có một đoàn thợ đến tình nguyện làm đền, tạc tượng… Sau khi đền được xây dựng xong thì họ biến mất nên cho đến bây giờ vẫn không biết được đền Giếng Giá do ai xây dựng lên.
Lễ hội chính của làng Do Nghĩa được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng giêng, ngoài các nghi lễ như rước kiệu, múa sư tử, phần hội được tổ chức khá hấp dẫn như: Bơi thi bắt vịt, bơi trải, leo cầu tre mặt nước… Các trò chơi này nhằm luyện tập kỹ năng thủy chiến cho quân đội xưa (khác với Sơn Vi có trò đánh phết cướp phết nhằm rèn luyện bộ binh). Cứ đến ngày hội con em của làng đang sinh sống ở khắp mọi miền lại cùng nhau về dự hội tưởng nhớ công đức tổ tiên.
Từ xưa đến nay, đình làng được coi là biểu tượng cộng đồng của làng xã Việt Nam, là một yếu tố của văn hóa vật thể. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của văn ...
Nằm trên đồi Công Quán, sát chân núi Nghĩa Lĩnh, Bảo tàng Hùng Vương, Khu di tích lịch sử Đền Hùng có vai trò “sứ giả lịch sử”, nơi lưu giữ, bảo tồn hàng nghìn ...
Huyện Tân Sơn có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 76,1%, dân tộc Dao chiếm 5,6%, dân tộc H’Mông chiếm 0,12%. Tồn tại song song ...
Nằm ở trung tâm phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, Nam Định là tỉnh có bề dày truyền thống văn hiến, lịch sử hào hùng; là nơi hội tụ, bảo lưu nhiều giá trị văn ...
Huyện miền núi Thanh Sơn hiện có hơn 55% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”, những bản sắc văn hóa độc đáo, di sản văn hóa ...
Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa (DSVH) vật thể và phi vật thể của tỉnh đã được triển khai có hiệu quả, góp phần ...
Thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc ...
Trải qua nhiều điều kiện khó khăn về đời sống kinh tế, nhưng các dân tộc thiểu số dưới 10.000 người ở Lai Châu, trong đó người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường ...
baophutho.vn Ngày 8/4, Hội Nông dân huyện Thanh Thủy phối hợp với Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Vĩnh Phúc tổ chức chương trình bàn giao nhà ở cho...
Hôm nay cũng là ngày đầu tiên người dân đi làm trở lại sau dịp nghỉ lễ, do đó, với nền thời tiết này, người dân Thủ đô lo lắng lưu thông có thể sẽ không thuận tiện do ẩm ướt và...