Cập nhật:  GMT+7

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Lự

Trải qua nhiều điều kiện khó khăn về đời sống kinh tế, nhưng các dân tộc thiểu số dưới 10.000 người ở Lai Châu, trong đó người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường vẫn lưu giữ và bảo tồn được nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.

Xã Bản Hon có tổng diện tích tự nhiên là 5.443,06ha, cách thành phố Lai Châu 12km. xã có 7/8 bản là bản người Lự với số dân trên 2.600 chiếm 88,6% dân số toàn xã. Người Lự là một trong những dân tộc thiểu số trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Hiện nay trong cả nước người Lự có trên 6.000 người, cư trú tập trung chủ yếu ở hai huyện Tam Đường và Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu. Đối với huyện Tam Đường, xã Bản Hon là một trong 13 xã, thị trấn có người Lự sống tập trung nhất với 7/8 bản.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc LựPhụ nữ dân tộc Lự ở Bản Thẳm (xã Bản Hon, huyện Tam Đường) dệt vải thổ cẩm, thêu trang phục truyền thống.

Xác định công tác Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ hội nhập, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW5 (khoá VIII) của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản săc văn hoá dân tộc” và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện, UBND xã Bản Hon đã và đang phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các cơ quan chuyên môn làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, lồng ghép công tác tuyên truyền vào nội dung chương trình giáo dục tại các bậc tiểu học, trung học; tích cực sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu văn hoá dân gian. Sưu tầm và phục dựng các lễ hội đặc sắc; xây dựng không gian trưng bày và tái hiện văn hóa truyền thống dân tộc ở địa phương qua đó giáo dục thế hệ trẻ... Mở các lớp truyền dạy nghề (dệt, đan nát); thành lập và đưa vào hoạt động các đội văn nghệ ở xã, bản bồi dưỡng về dân ca, dân vũ truyền thống. Đặc biệt xây dựng và phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống...

Trong giai đoạn hiện nay, do tác động của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập, một số nét bản sắc văn hoá truyền thống như: trang phục, nếp sống văn hoá - văn nghệ dân gian, phong tục tập quán... của các dân tộc trong đó có dân tộc Lự đang dần bị pha tạp và mai một. Nhiều làn điệu dân ca, điệu múa cổ truyền, nhạc cụ dân tộc, lễ hội dân gian, một số nghề thủ công truyền thống và phương tiện sinh hoạt hàng ngày bị thất truyền. Trong khi đó công tác bảo tồn, trùng tu, quản lý và phát huy giá trị văn hoá truyền thống chưa được quan tâm đúng mức. Mức hưởng thụ văn hoá của bà con nhân dân còn thấp.

Để nâng cao hiệu quả công tác Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng trong thời gian tới, xã tập trung thực hiện một số giải pháp, chính sách sau: Nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cộng đồng dân tộc Lự gìn giữ và khôi phục đời sống văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, kiến trúc nhà ở, các nghề thủ công truyền thống của dân tộc mình. Cộng đồng dân tộc Lự phải hiểu sâu sắc rằng những yếu tố này mới chính là những yếu tố thu hút khách du lịch đến với cộng đồng. Đẩy mạnh sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp Nhân dân trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp dân tộc Lự gắn với phát triển du lịch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, kết luận, chương trình hành động, kế hoạch về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp dân tộc Lự gắn với phát triển du lịch.

Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; khảo sát điều tra, sưu tầm các giá trị văn hóa về sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, các loại hình văn hóa dân gian dân tộc Lự, như: Dân ca, dân vũ, trang phục, hoa văn, nhạc cụ dân tộc. Tập trung đầu tư giữ gìn sắc phục của dân tộc; khôi phục và nhân rộng các mô hình nghề dệt dân tộc Lự phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cũng như đời sống của Nhân dân. Tổ chức phục dựng, trình diễn, truyền dạy, sáng tạo, phổ biến văn hóa truyền thống trong cộng đồng, gia đình, trường học. Phục hồi và nâng cao một số lễ hội tiêu biểu có thể tổ chức định kỳ hàng năm. Hàng năm xây dựng kế hoạch bảo tồn ít nhất 01 di sản văn hóa về lễ hội, chữ viết, ẩm thực, ... dân tộc Lự. Xây dựng các đội văn nghệ truyền thống thôn, bản. Lựa chọn phục dựng không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu ở các bản làng nhằm bảo lưu, trao truyền các loại hình văn hóa truyền thống như: Nhà ở, đạo cụ, nghề truyền thống, ... để tạo ra các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa. Khuyên khích các đội ngũ nghệ nhân trao truyền các bí quyết, kiến thức di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ trẻ; quan tâm việc truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc trong các nhà trường. Khuyến khích các tầng lớp Nhân dân sáng tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; đấu tranh phòng, chống sự sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, mê tín dị đoan, bài trừ các thủ tục lạc hậu.

Có chiến lược phát triển, định hướng hoạt động du lịch và văn hóa người Lự phù hợp, trong đó lựa chọn sản phẩm du lịch dựa trên phát huy giá trị di sản văn hóa. Phát triển du lịch có trách nhiệm gắn với văn hóa cộng đồng; tôn trọng đa dạng văn hóa, đề cao vai trò văn hóa bản địa; khuyến khích cộng đồng địa phương chủ động cùng tham gia quản lý di sản, gắn lợi ích của cộng đồng địa phương với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Xây dựng phương án xắp xếp không gian các điểm du lịch cộng đồng người Lự. Lựa chọn các bản, các cộng đồng dân cư có sản phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc, hấp dẫn để phát triển du lịch.

Xử lý nghiêm, triệt để những vi phạm đối với di sản văn hóa dân tộc Lự đi liền với quá trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, người dân và du khách; khuyến khích, tôn vinh các hoạt động du lịch tình nguyện, tự nguyện đóng góp nguồn lực, trí tuệ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá các sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các bản sắc văn hóa hóa tốt đẹp dân tộc Lự. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá dưới nhiều hình thức: Website, mạng xã hội, tin nhắn di động...

Thực hiện bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Lự gắn với phát triển du lịch đi đôi với nâng cáo hiệu quả quản lý, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong hoạt động kinh doanh du lịch. Các cấp, các ngàng tập trung chỉ đạo, triển khai việc quản lý, bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, đảm bảo phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Tuyên truyền, vận động Nhân dân tại các điểm bản du lịch đoàn kết xây dựng môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp trong đó chú trọng vấn đề về xây dựng nhà vệ sinh, xây dựng đường nước sạch, thường xuyên xử lý rác thải tại hộ gia đình đảm bảo vệ sinh môi trường, trồng, chăm sóc cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa... Thường xuyên tuyên truyền, khuyến cáo du khách thăm quan hạn chế sử dụng các sản phẩm bao bì nhựa sử dụng một lần, giữ gìn vệ sinh môi trường. Thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự trong lĩnh vực du lịch, cung cấp và trao đổi thông tin về tình hình chính trị, thời sự, an ninh trật tự, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, tội phạm lợi dụng hoạt động du lịch để thực hiện các mục đích khác, góp phần quan trọng tạo lập môi trường du lịch văn minh, an toàn, thân thiện.

H.T/Báo Lai Châu


H.T/Báo Lai Châu

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Đại Phạm nâng cao chất lượng dân số

Đại Phạm nâng cao chất lượng dân số
2024-07-10 13:47:00

baophutho.vn Đại Phạm là xã miền núi thuộc huyện Hạ Hòa, hiện có 1.465 hộ với 5.680 nhân khẩu, giao thông đi lại khó khăn, người dân sống chủ yếu bằng nghề...

Nghề đan gùi của người Chăm ở Lạc Tánh

Nghề đan gùi của người Chăm ở Lạc Tánh
2024-07-10 13:25:00

Đan lát là một nghề thủ công truyền thống của người Chăm ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Các sản phẩm của đan lát gồm có thúng, mủng, nia, giỏ đựng chén,...

Gìn giữ những nếp nhà cổ vùng cao Lào Cai

Gìn giữ những nếp nhà cổ vùng cao Lào Cai
2024-07-08 09:46:00

Do đặc thù về điều kiện địa hình, khí hậu và đặc điểm tự nhiên nơi sinh sống nên mỗi nhóm, ngành dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai sở hữu những loại hình kiến trúc nhà...

Già làng Siu H’Phyin như cánh chim không mỏi

Già làng Siu H’Phyin như cánh chim không mỏi
2024-07-05 08:57:00

Những năm qua, được sự quan tâm, chăm lo của chính quyền các cấp, đời sống của người dân làng Goòng (xã biên giới Ia Púch, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) ngày càng ấm no, hạnh...

“Đá Sổ đỏ”

“Đá Sổ đỏ”
2024-07-04 08:58:00

Bản du lịch cộng đồng ASEAN Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) không chỉ là điểm thu hút khách du lịch ở cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ...

Người nghệ nhân tâm huyết với văn hóa Hrê

Người nghệ nhân tâm huyết với văn hóa Hrê
2024-07-01 09:58:00

Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long