
{title}
{publish}
{head}
Mô hình chuyên canh ớt được hình thành sau dồn đổi, tích tụ ruộng đất với diện tích 19ha của doanh nghiệp HHQ Việt Nam, xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao cho hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm đạt sản lượng trên 200 tấn, tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động.
Kỳ I: Chuyển đổi cơ cấu - Bài toán đặt ra sau dồn đổi
PTĐT - Với mục tiêu khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, công tác dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai (gọi chung là dồn đổi ruộng đất) trở thành nhiệm vụ trọng tâm, được triển khai có hiệu quả ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Sau dồn đổi ruộng đất đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, cơ bản đáp ứng yêu cầu của sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, công tác dồn đổi ruộng đất diễn ra chưa đồng đều và vấn đề đặt ra là cần giải quyết bài toán chuyển đổi cơ cấu sau dồn đổi.
Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 15/4/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 được triển khai đã đạt những kết quả nhất định. Toàn tỉnh có 8 huyện tổ chức triển khai dồn đổi ruộng đất với tổng diện tích thực hiện trên 4.800ha, tổng số thửa dồn đổi là 190.380 thửa với trên 31.800 hộ tham gia, bình quân 5,98 thửa/hộ, diện tích bình quân 252,2m2/thửa. Sau dồn đổi còn 61.165 thửa, bình quân 1,97 thửa/hộ, diện tích bình quân 780m2/thửa.
Sau dồn đổi ruộng đất đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, trong đó có 21 vùng có quy mô trên 30ha, tạo vùng nguyên liệu thu hút các doanh nghiệp liên kết, bao tiêu sản phẩm theo chuỗi khép kín. Trong quá trình thực hiện, các địa phương căn cứ thực trạng ruộng đất tiến hành quy hoạch lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng theo hướng quy vùng sản xuất hàng hoá, đáp ứng yêu cầu đưa cơ giới hoá và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn với quy hoạch nông thôn mới. Phương án triển khai được bàn bạc dân chủ, công khai, sau dồn đổi bảo đảm ổn định và thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nhiều mô hình kinh tế hiệu quả hơn so với trước. Thông qua việc dồn đổi, đất công ích và đất quy hoạch phát triển hạ tầng công cộng đã được tập trung quản lý, sử dụng hiệu quả hơn; việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ, hình thành một số vùng sản xuất tập trung. Những thành tựu đó đã khẳng định chủ trương dồn đổi ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp những năm qua là đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của các địa phương.
Thanh Ba là một trong những huyện thực hiện công tác dồn đổi ruộng đất hiệu quả. Toàn huyện thực hiện dồn đổi với diện tích trên 1.300ha, bình quân mỗi hộ từ 4,76 thửa xuống còn 1,99 thửa; diện tích bình quân mỗi thửa từ gần 348m2 tăng lên trên 855m2. Trong đó có 7 xã (tính các xã trước thời điểm sáp nhập) thực hiện dồn đổi trên diện tích đất nông nghiệp ở quy mô toàn xã, 7 xã thực hiện điểm từ 1-3 khu hành chính. Ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cho biết: “Do có thuận lợi nhất định về địa hình, làm tốt công tác tuyên truyền vận động nên khi triển khai dồn đổi nhận được sự ủng hộ của người dân. Trong quá trình thực hiện, các xã đã quy hoạch lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Do đó, một số vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm theo chuỗi giá trị, vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện đã được hình thành, cho hiệu quả kinh tế cao rõ rệt”. Sự thành công của Thanh Ba trong công tác dồn đổi và hiệu quả mang lại minh chứng cho những giá trị không chỉ được tính bằng hiệu quả kinh tế mà còn cao hơn nữa là sự đồng thuận.
Tuy nhiên, trên phạm vi toàn tỉnh, kết quả thực hiện dồn đổi ruộng đất chưa đồng đều, chủ yếu thực hiện ở những vùng có địa hình thuận lợi, bằng phẳng, tập trung khu vực đất lúa và đất màu bãi. Vì đặc thù là tỉnh miền núi, địa hình và đặc tính đất đai không đồng nhất, các thửa manh mún, nhỏ lẻ nên việc dồn đổi gặp khó khăn, khó đáp ứng được tiêu chí về quy mô vùng từ 30ha trở lên theo Nghị quyết 08. Bên cạnh đó, một số địa phương triển khai chưa đồng bộ, chưa gắn dồn đổi với quy hoạch sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống hạ tầng và tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Việc chỉ đạo thực hiện của một số cấp ủy, địa phương còn thiếu quyết liệt, mới chỉ tập trung chủ yếu thực hiện ở diện tích đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản… Một số nơi đã triển khai nhưng kết quả chưa cao, việc dồn đổi còn mang tính manh mún, nhỏ lẻ; có nơi triển khai dàn trải, không có lựa chọn, thiếu trọng tâm, không đạt tiêu chí đề ra.
Thực hiện dồn đổi, tích tụ ruộng đất, hộ bà Trần Thị Nhất, khu 1, xã Đoan Hạ, huyện Thanh Thủy đầu tư chuồng trại nuôi trâu bò thịt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Một vấn đề nữa làm cho công tác dồn dổi ruộng đất ở nhiều nơi đạt thấp là do nhận thức, tư tưởng của người dân. Đây là công việc phức tạp, động chạm đến lợi ích của nhiều người, trong khi phải thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Do tâm lý không muốn xáo trộn ruộng đất đang canh tác, sợ hơn thiệt nên một bộ phận không nhỏ người dân có tâm lý thờ ơ, không muốn tham gia hoặc không dễ đồng thuận trong quá trình dồn đổi, phân chia. Họ chỉ thấy được lợi ích trước mắt trên khía cạnh tiện canh, tiện cư chứ chưa nhận thức được giá trị khi xây dựng những vùng chuyên môn hoá sản xuất tập trung, mang lại thu nhập cao cho họ.
Từ tình trạng manh mún và kém hiệu quả kinh tế, không ít nông dân không sản xuất nhưng vẫn giữ ruộng “phòng cơ”. Một số nơi, dồn đổi ruộng đất chưa thực sự gắn với chỉ đạo về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nên chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, mô hình chưa tạo được hiệu ứng tích cực từ phía người dân để nhân rộng.
Với những xã miền núi, công tác dồn đổi gặp nhiều khó khăn nên diện tích thực hiện dồn đổi khá khiêm tốn. Ở Thanh Sơn, đến thời điểm hiện tại, toàn huyện mới thực hiện việc dồn đổi tại 1 khu thuộc xã Võ Miếu với diện tích trên 20ha. Đối với diện tích đất nông nghiệp còn lại của các xã, thị trấn, UBND huyện chỉ đạo cấp xã tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích các hộ dân thực hiện việc tích tụ, tập trung đất đai theo phương thức chuyển đổi, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp trên địa bàn. Còn các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh, Tân Sơn, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì không có mô hình dồn đổi theo phương án được duyệt mà chỉ có mô hình tích tụ, tập trung đất đai theo hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm và đất rừng sản xuất của các gia đình, cá nhân để phát triển kinh tế nông nghiệp.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn dổi ruộng đất nhằm làm tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, bảo đảm quyền của người sử dụng đất và tránh tình trạng lấn chiếm, tranh chấp nhưng do thiếu nguồn nên các địa phương chưa thực hiện được việc chỉnh lý bản đồ địa chính, cập nhật chỉnh lý biến động đất đai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân sau dồn đổi. Do đó, gây tâm lý lo lắng cho người dân không yên tâm đầu tư vào sản xuất.
Trong bối cảnh hiện nay, thực hiện công tác dồn đổi ruộng đất là đòi hỏi tất yếu để đưa nền nông nghiệp truyền thống trở thành một ngành sản xuất hàng hoá, hiện đại. Ông Trần Tú Anh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT khẳng định: “Dồn đổi ruộng đất thành công không chỉ đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, giảm công lao động mà còn xây dựng mô hình sản xuất mới theo hướng đột phá, có tính chuyên canh, hiệu quả sản xuất tăng rõ rệt so với trước. Việc quy hoạch quỹ đất nông nghiệp sẽ tạo ra những vùng sản xuất tập trung, tiền đề cho liên kết theo chuỗi giá trị. Có quỹ đất lớn sẽ thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, gia trại đầu tư phát triển. Đây là giải pháp nhằm nâng cao giá trị trong canh tác nông nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng lợi nhuận cho nông dân. Từ đó hình thành sự phân công lao động và cách thức quản lý khoa học, làm thay đổi tư duy canh tác nhỏ lẻ, truyền thống sang hướng sản xuất quy mô lớn, gắn kết với thị trường”.
Dồn đổi ruộng đất là tạo tiền đề, điều kiện để phát triển nông nghiệp sản xuất lớn, công nghệ cao, còn hiệu quả kinh tế sau dồn đổi phụ thuộc vào tổng hòa nhiều yếu tố mà các địa phương cần quan tâm và có kế hoạch, chính sách cụ thể. Do đó, để công tác dồn đổi ruộng đất mang lại hiệu quả thiết thực, cần khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện để định hình cho “dáng vóc” nông nghiệp hiện đại.
Phương Thảo - Nguyễn Huế
Xã Tề Lễ, huyện Tam Nông có diện tích trên 1.700ha trong đó có trên 400ha đất nông nghiệp, 755ha đất đồi rừng. Những năm qua, thực hiện các chương trình giảm ...
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất canh tác, những năm gần đây, phát huy lợi thế của địa phương cùng với chủ trương khuyến khích dồn ...
Bắt đầu từ tháng 11/2021, ngành Nông nghiệp triển khai thực hiện mô hình “Chuyển đổi số trong nông nghiệp gắn với thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ” nhằm mở rộng ...
Nằm trong khu vực trung du, miền núi phía Bắc với quỹ đất nông nghiệp lớn, khoảng 297 nghìn ha, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi để Phú Thọ phát triển ...
Trở lại xã Thanh Hà, huyện Thanh Ba vào những ngày cuối tháng Chín khi những cánh đồng lúa vụ mùa bắt đầu chín rộ, cũng là lúc máy gặt đập liên hoàn hoạt động ...
Phát triển “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” là tư duy mới về quản lý và phát triển “tam nông” của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ...
Khuyến khích hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn là chủ trương xuyên suốt được tỉnh Phú Thọ quan tâm chỉ đạo thực hiện. Căn cứ vào tình hình sản xuất của ...
Vào mùa nước đổ, ruộng bậc thang ở Lào Cai phản chiếu nhiều mảng màu của tự nhiên như vàng nâu của bùn đất, xanh tím các loài tảo, xanh lá của mạ non, vàng ...
baophutho.vn Giá cả thị trường ngày 5/4/2025
baophutho.vn Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Trong cuộc sống hiện đại, điện không thể thiếu...
PTĐT - Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, những năm qua huyện Đoan Hùng đã có nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất...
PTĐT - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, các miền quê thuộc thị xã Phú Thọ đều gặp nhiều khó khăn bởi xuất phát điểm thấp, song dưới sự lãnh đạo,...
PTĐT - Hiện nay, diện tích cây chè trên địa bàn toàn tỉnh đạt trên 16000 ha, với sản lượng chè búp tươi đạt trên 184.000 tấn đưa Phú Thọ vươn lên đứng thứ 4 về diện tích và thứ...
PTĐT - Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Thanh Thủy đã có nhiều đổi mới, phát triển cả về quy mô, số lượng, chất lượng, cơ cấu cây trồng vật nuôi, ...
PTĐT - Thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư khóa IX về việc “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa...
Thông báo 172/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian ...