
{title}
{publish}
{head}
Xã Cổ Tiết huyện Tam Nông có hơn 1000 hộ dân thì có tới 500 hộ nằm trong vùng thiếu nước ăn trầm trọng, trong đó có hơn 300 hộ dân đang từng ngày, từng giờ khấn trời cầu mưa. Đã nhiều năm nay, “ nước sinh hoạt” luôn là cơn khát của nhiều hộ dân vùng đất ven sông này . Vì sao người dân của một xã nằm ngay cạnh sông Hồng – một con sông vào loại lớn nhất nhì nước ta lại phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng đến như vậy ?
Nước sạch ...hết sạch
Không phải đến hôm nay khi thời tiết nhiều tháng không mưa, thì ở cái vùng quê này mới thiếu nước để ăn hàng ngày, mà nguồn nước sạch nơi đây đã nhiều năm luôn là vấn đề bức xúc của nhân dân. Nước ở đây thì rất nhiều, thậm trí có cả một con sông Hồng to lớn chạy quanh bao bọc lấy ngôi làng không bao giờ biết cạn. Nguồn nước ngầm cũng nhiều vô kể, người dân chỉ cần đào giếng sâu độ 6 đến 7 mét là đã có nước để dùng. Nhưng nước được múc lên chỉ thấy mầu đục, có mùi tanh và có vị mằn mặn khó tả. Khi đun sôi xuất hiện lớp váng trắng và xung quanh thành ấm có một màu vàng, quần, áo trắng chỉ cần giặt qua 2 nước thì biến thành màu vàng như bị nhuộm. Đã nhiều năm nay người dân chỉ biết gọi thứ nước ấy là nước bị nhiễm vôi và sắt, mà chưa có một cơ quan chức năng nào về lấy mẫu để xét nghiệm và có kết luận cụ thể. Người dân trong vùng hàng ngày vẫn dùng thứ nước ấy để ăn, uống, sinh hoạt như một thói quen mà không hiểu tác hại của nó đối với sức khoẻ con người. Mãi đến hôm nay, nhiều người dân đã nhận thức rõ tác hại khi sử dụng nguồn nước này thì mới cầu trời, khấn phật, mong sao một tháng có vài trận mưa to để được ăn những giọt nước từ trên trời rơi xuống ! Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Cao Luận, phó chủ tịch UBND xã lắc đầu ngao ngán nói : “Cả xã có 14 khu dân cư thì có tới 6 khu nằm trong vùng thiếu nước, trong đó có những khu như khu 1, khu 10, khu12 thì nhân dân đang trong tình trạng khát khô cả cổ. Riêng khu 1 có hơn 60 hộ nằm ngay cạnh sông đều không có nước ăn, nước sinh hoạt hàng ngày và khu 10 có rất nhiều giếng, thậm chí cả giếng khoan nhưng tình trạng vẫn không hơn gì khu 1 và các khu khác trong xã”. Bà Nguyễn Thị Cầu, 67 tuổi ở khu 1 cho biết : “Tôi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này, đã nhiều năm chúng tôi vẫn sống và sử dụng nguồn nước này. Những năm gần đây, khi con cháu cho biêt nguồn nước nơi đây không thể ăn được thì chúng tôi ra sông Hồng lấy nước về đánh phèn dùng tạm. Nhưng sau đó đi gánh nước mãi cũng thấy vất vả... Bà Cầu cho biết thêm : “Nhiều gia đình trong khu có điều kiện đã bỏ tiền ra thuê thợ về khoan giếng sâu đến vài chục mét nhưng vẫn chỉ là một mạch nước ngầm có chứa vôi và sắt. Chúng tôi đã dùng thử để nấu cơm, nhưng khi nấu chín thì cơm lại chuyển sang màu vàng”. Rời gia đình bà Cầu, chúng tôi đến gia đình bác Hoàng Minh Thao nguyên là bác sỹ, nay đã về nghỉ hưu ở khu 11, bác cho biết: “Tôi sinh sống ở đây từ năm 1966 đã xuất hiện nguồn nước ấy rồi nhưng nó chỉ có ở một số nơi chứ không nhiều như bây giờ. Khi nào hết nước mưa dự trữ trong bể thì đi mua, như gia đình tôi hiện nay mỗi ngày cũng phải bỏ ra vài nghìn đồng mua nước sạch để dùng, mỗi tháng cũng phải hết gần trăm nghìn tiền nước”. Không phải gia đình nào cũng có điều kiện để mỗi tháng bỏ ra số tiền ấy để mua nước như gia đình bác Thảo ở khu 11 nên họ vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nước nhiễm vôi và sắt. Cũng không ít người dân biết rằng dùng nguồn nước ấy để ăn uống, sinh hoạt sẽ mắc một số bệnh về đường tiết liệu, đường ruột và các bệnh về mắt nhưng lực bất tòng tâm, thiếu gì còn được, chứ thiếu nước để sinh hoạt thì không thể được khổ lắm…
Sắm xe bò làm dịch vụ bán nước
Việc anh Nguyễn Ngọc Kiên ở khu 5 xã Cổ Tiết bỗng nhiên đầu tư 5 triệu đồng để sửa sang lại cái giếng của gia đình và mua một con bò cùng cỗ xe bò để đi bán nước đã trở thành một việc làm hi hữu của nhân dân trong vùng. Nhà anh nằm dưới chân một quả đồi nên nguồn nước rất trong và mát, nhiều người dân trong khu vẫn thường xuyên đến xin nước về để nấu ăn . Cách đây khoảng 2 năm do nhu cầu nước sạch để sinh hoạt của người dân, anh Kiên đã mạnh dạn đầu tư “trang thiết bị” phục vụ cho công việc đi bán nước của mình và bỗng nhiên anh trở thành một nhà “kinh doanh” nước sạch cung cấp nước sinh hoạt cho vài chục hộ dân trong xã. Để khai thác triệt để nguồn nước của gia đình và đáp ứng nhu cầu của nhân dân ngày nào anh cũng mang nước đi bán. Cứ sáng ra anh lại cùng chiếc xe bò và mấy chục can nước rong ruổi đi trên con đường làng mang đến từng gia đình để bán. Mỗi can nước 20 lít có giá từ 500 đến 1000 đồng, giá cả tuỳ thuộc độ xa, gần của mỗi gia đình. Vào thời điểm mùa khô như hiện nay, mỗi ngày anh “cung cấp ra thị trường” hàng trăm can nước, còn những ngày bình thường thì vài chục can đủ tiền gạo muối cho gia đình. Nhiều hộ dân không có nước sạch để dùng cũng thầm cám ơn sáng kiến mang nước đi bán của anh, nếu không thì họ không bíêt lấy nước đâu để dùng hàng ngày, mà có biết chỗ có nước sạch thì cũng phải đi hàng cây số mới lấy được.
Trao đổi về vấn đề này lãnh đạo UBND xã Cổ Tiết cho biết nhiều năm nay, xã cũng đã có nhiều kiến nghị lên các cấp thẩm quyền nhưng chưa có một cơ quan chức năng nào về lấy mẫu đo đạc đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Một công trình nước sạch được xây dựng ở đây luôn là ước mơ cháy bỏng của gần 500 hộ dân và hàng nghìn nhân khẩu đang sống trong vùng nguồn nước bị nhiễm vôi và sắt(?).
Phóng sự của Ngọc Long
baophutho.vn “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10/3” - câu ca như lời nhắc nhớ mỗi người con đất Việt dù công tác, làm việc hay học tập ở bất kỳ...
baophutho.vn Từng là dự án nhà ở xã hội thuộc hàng “top” của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019-2020, thế nhưng, hiện nay, Khu nhà ở và dịch vụ khu công nghiệp...