
{title}
{publish}
{head}
Kỳ I:
Đa dạng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo
Không chỉ ra khỏi danh sách huyện nghèo, Tân Sơn còn xây dựng thành công xã nông thôn mới Minh Đài, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Cán bộ Trạm y tế xã hướng dẫn người nghèo làm thủ tục đăng ký khám bệnh.
PTĐT - Giảm nghèo bền vững là một trong hai chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 được Đảng và Nhà nước tập trung mọi nguồn lực đầu tư. Những năm qua, tỉnh ta đã triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ như đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, giáo dục đào tạo, dạy nghề, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo… nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, đặc biệt đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN).
Từ điểm sáng Tân Sơn…
Vài năm đầu thành lập huyện, Tân Sơn là một trong những huyện nghèo nhất cả nước. So với các địa phương khác, huyện Tân Sơn đối diện với nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Mặc dù chiếm tới 1/5 diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh nhưng lại chủ yếu là đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới trên 82%. Trước thực tế đó, huyện đã tập trung nguồn lực để thực hiện hiệu quả các đề án: Phát triển kinh tế - xã hội giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, phát triển cây lương thực, kinh tế đồi rừng… góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các sản phẩm đặc thù, mang lại giá trị kinh tế cao.
Những nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện cho thấy các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo 30a, 135 đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Từ nguồn kinh phí trên 411 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực DTTS, MN giai đoạn 2012-2018, huyện Tân Sơn đã tiến hành xây dựng, cải tạo, nâng cấp gần 170 công trình giao thông, thủy lợi, giáo dục… Từ đó, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang, diện mạo nông thôn miền núi thêm đổi thay. Đến nay, 100% đường giao thông đến trung tâm các xã được cứng hóa; mạng lưới trường, lớp đáp ứng nhu cầu học tập của con em vùng đồng bào dân tộc. Từ các nguồn lực đầu tư cho chương trình mục tiêu giảm nghèo, huyện đã triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện khi hộ đói không còn, nhiều hộ còn mua sắm phương tiện đi lại, máy móc phục vụ sản xuất. Năm 2018, thu nhập bình quân đạt 20,2 triệu đồng/người/năm (tăng 5 triệu đồng/người/năm so với năm 2012). Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo đã giúp huyện hoàn thiện chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, huy động trẻ ra lớp, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được huyện tích cực triển khai. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề tăng lên gần 48%, góp phần nâng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là 87%.
Nhờ đa dạng hóa các chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững đã giúp huyện Tân Sơn thoát ra khỏi danh sách huyện nghèo. Đến nay, huyện có 1 xã và 10 khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 6-12 tiêu chí. Tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm còn 17,6%.
Nhờ được hỗ trợ bò giống từ chương trình nhân rộng mô hình giảm nghèo, gia đình bà Lương Thị Kim Hoàn ở xã Hương Nha, huyện Tam Nông đã vươn lên thoát nghèo.
…Đến những nỗ lực giảm nghèo
Tân Sơn, Thanh Sơn và Yên Lập là 3 huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm tỷ lệ trên 60% dân số toàn huyện. Từ Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững ở huyện Tân Sơn (chương trình 30a) đến chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã an toàn khu, các thôn, bản ĐBKK (chương trình 135) đã góp phần làm chuyển biến nhanh về kinh tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện, đóng góp quan trọng trong thực hiện mục tiêu chương trình giảm nghèo của tỉnh.
Nguyên nhân dẫn đến nghèo thời gian qua là do khoảng 36% tỷ lệ hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, tỉnh ta đã áp dụng các chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, giúp họ có vốn sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập. Tìm hiểu được biết, những năm qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội trong tỉnh đã thực hiện hàng chục chương trình tín dụng ưu đãi như: Cho vay hộ nghèo, vay giải quyết việc làm, cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, vay theo Quyết định 30a… giúp hàng nghìn gia đình vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Chỉ tính riêng chương trình cho vay theo Quyết định 30a hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại huyện Tân Sơn và các xã ĐBKK của tỉnh giai đoạn 2012-2018 đã giúp khoảng 130.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số vay với số vốn trên 2.600 tỷ đồng.
Bên cạnh việc hỗ trợ vốn vay ưu đãi, hầu hết các chính sách, dự án thuộc chương trình giảm nghèo của tỉnh thực hiện đạt và vượt mục tiêu đề ra. 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Năm qua, tỉnh tiếp tục trích ngân sách để mua thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo với mức hỗ trợ 10% mức đóng. Dự án Norred (Hỗ trợ y tế các tỉnh vùng Đông Bắc bộ và đồng bằng sông Hồng) hỗ trợ 20% mức đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo tham gia theo hộ gia đình. Hiện, tất cả con em hộ nghèo đều được miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp theo quy định. Các địa phương còn tích cực triển khai hỗ trợ sản xuất, dạy nghề và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hình thức hỗ trợ trực tiếp trong việc nhân rộng các mô hình giảm nghèo cũng được thực hiện thường xuyên. Giai đoạn 2012-2018, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo với số vốn 6,3 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ 100% con giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn kiến thức với hàng chục mô hình nuôi bò sinh sản, gà nhiều cựa, trồng khoai tây, thâm canh lúa cải tiến SRI… Có thể nói, thông qua thực hiện dự án này đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể địa phương, tạo điều kiện cho người dân tham gia phát triển kinh tế, đặc biệt là hộ nghèo. Xác định là tỉnh còn nhiều khó khăn nên ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước và phần nhỏ trích từ ngân sách địa phương, tỉnh ta còn đặc biệt quan tâm đến việc huy động nguồn lực xã hội hóa trong giảm nghèo bền vững. Quỹ “Vì người nghèo” do Ủy ban MTTQ tỉnh phát động hàng năm đến nay đã thu hút hơn 500 đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đăng ký ủng hộ trên 96 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở trong giai đoạn 2016-2020. Các hoạt động khác như: Truyền thông nâng cao nhận thức, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, quản lý giám sát chương trình được triển khai thường xuyên, hiệu quả.
Ông Bùi Đức Nhẫn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định: “Với những nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, nhân dân trong tỉnh, nhất là vùng DTTS, MN đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn hơn 28.000 hộ, chiếm tỷ lệ 7,09% tổng số hộ vào cuối năm 2018. Riêng tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm còn 32%; thu nhập bình quân toàn tỉnh đạt 40,8 triệu đồng/người/năm”.
(Kỳ II: Vượt qua thách thức)
Hồng Nhung
Thời gian qua, Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, được tỉnh triển khai đồng bộ, đạt kết quả tích cực, tỉ lệ hộ ...
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một trong ba Chương trình mục tiêu Quốc gia được Đảng, Nhà nước quan ...
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, cấp uỷ, chính quyền xã Hạ Giáp (huyện Phù Ninh) đã quyết liệt triển ...
Những năm qua, huyện Thanh Sơn đã và đang tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, ...
Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững là một trong những mục tiêu xuyên suốt, quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm ...
Điểm xuất phát nền kinh tế thấp, nguồn lực đầu tư hạn hẹp, trình độ dân trí không đều đã và đang là thực trạng gây không ít khó khăn, trở ngại khi triển khai ...
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, huyện Hạ Hòa đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính ...
Với mục tiêu phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 1%/năm, hạn chế hộ tái nghèo và nghèo mới phát sinh, thời gian qua, xã Hoàng Cương (huyện Thanh Ba) đã nỗ ...
baophutho.vn Gia đình anh Nguyễn Hữu Ước, khu 7, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy thuộc diện hộ nghèo. Bản thân anh bị bệnh tai biến liệt nửa người, không thể...
baophutho.vn Nằm trong chuỗi các hoạt động phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025, từ ngày 2/4 đến hết ngày 7/4 (tức mùng...
PTĐT - Sáng 21-2, tại trường THPT Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, Sở GD&ĐT tổ chức chương trình hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, xuân Kỷ Hợi năm 2019.
PTĐT - Những năm qua, Hội LHPN xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng đã thực hiện tốt công tác bình đẳng giới bằng những việc làm cụ thể, thiết thực...
PTĐT - Sáng 20-2, hơn 2.000 thanh niên ưu tú đất Tổ đã nô nức lên đường nhập ngũ vào 18 đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân để thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ và...
UBND các tỉnh cần tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trên địa bàn bảo đảm không bỏ sót đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2019/NĐ-CPsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 7/2017/NĐ-CPngày 25/1/2017. Trong đó, sửa đổi, bổ sung danh sách các nước...
PTĐT - Cứ mỗi độ xuân về, các địa phương lại tích cực mọi công tác chuẩn bị cho ngày hội tòng quân tiễn đưa các thanh niên ưu tú lên đường nhập ngũ.