Cập nhật: Thứ 5, 23/06/2011 | 16:10 GMT+7

Giữ điệu hát xoan

PTO- Hát Xoan là một loại hình dân ca nghi lễ, được tổ chức hát ở cửa đình trong các dịp tiệc làng, hầu hết là vào mùa xuân nên còn gọi là hội hát xuân. Hát Xoan được nhắc đến trong các truyền thuyết về thời Hùng Vương. Tương truyền đó là điệu hát của dân gian, được hoàng hậu, các mị nương yêu thích, học, truyền dạy cho nhau và lưu truyền đến hôm nay.Có thể nói, bảo tồn di sản cho thế hệ mai sau, trong đó có di sản hát Xoan, mang chức năng kinh tế - xã hội đặc biệt. Trong những năm qua, tỉnh ta đã tập trung nhiều cho việc bảo tồn di sản hát Xoan qua thành lập các câu lạc bộ, khuyến khích việc truyền dạy, phục hồi các lễ hội hát Xoan truyền thống. Bên cạnh đó cũng có kế hoạch nghiên cứu phát triển hát Xoan thành một loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống thông qua xây dựng các chương trình và không gian nghệ thuật bài bản, chuyên nghiệp, có kiến nghị đầu tư về cơ sở hạ tầng, thiết kế các sản phẩm du lịch độc đáo gắn với hát Xoan, kết hợp giữa khai thác sản phẩm động (hát Xoan) với các sản phẩm tĩnh là các công trình kiến trúc có giá trị của vùng đất Tổ.

Biểu diễn hát Xoan tại lễ hội Đền Hùng năm 2011.

Ảnh: P.T

Chúng tôi đến làng xoan An Thái xã Phượng Lâu ( Thành phố Việt Trì) – một trong những làng Xoan nổi tiếng và hoạt động mạnh nhất cho đến hiện nay. Tiếp chúng tôi là nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch – trưởng phường xoan An Thái. Bà Lịch cho biết, hiện nay phường Xoan có 40 thành viên, gồm 3 thế hệ. Trong đó cụ cao tuổi nhất là 86 tuổi và cháu bé tuổi nhất là 10 tuổi. Hàng tháng, phường Xoan lại tập trung các thành viên và luyện tập một lần. Bà Lịch đã dạy cho 50 giáo viên tiểu học những làn điệu hát Xoan để đưa hát Xoan trở thành một môn học ngoại khóa tại các trường tiểu học tại thành phố Việt Trì. Cũng giống như phường Xoan Kim Đức và các làng Xoan khác, phương thức truyền dạy của các nghệ nhân phường Xoan An Thái chủ yếu là phương thức truyền miệng. Năm 2010, được sự quan tâm của Sở, ban, ngành cùng các cấp chính quyền địa phương, phường Xoan của bà Lịch được hỗ trợ 4 trống quai, đôi phách, 2 bộ loa, 1 bộ âm li, 2 mic, trị giá tổng số tiền là 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, phường Xoan còn được hỗ trợ 19 bộ quần áo của cả nam và nữ. Đặc biệt năm 2010, Viện âm nhạc quốc gia còn hỗ trợ cho lớp học của bà Lịch 2 triệu đồng. Số tiền này được bà Lịch mua sách vở và hỗ trợ ít nhiều cho các cháu, để các cháu tích cực tham gia và học hát Xoan. Tuy nhiên,cũng giống với các phường Xoan khác, phường Xoan An Thái hoạt động chủ yếu dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia của các thành viên phường Xoan. Mặc dù vậy, hàng tuần cứ thứ 7 và chủ nhật, lớp Xoan của bà Lịch thu hút được rất đông các cháu tham gia học hát. Đây chính là nguồn cổ vũ tinh thần đối với những nghệ nhân phường Xoan như bà Lịch, là yếu tố để duy trì và phát huy loại hình nghệ thuật hát Xoan trong thời gian sắp tới.

Rời An Thái, chúng tôi đến làng Kim Đức (thành phố Việt Trì) – nơi được coi là quê gốc của Hát Xoan để tìm hiểu thực tế. Câu lạc bộ hát Xoan xã Kim Đức được thành lập năm 1998 với 30 người tham gia. Năm 2005, Câu lạc bộ này được tách ra thành 3 phường Xoan là Kim Đới, Phù Đức và Làng Thét. Đến nay, đã có 103 người của 3 thế hệ hát Xoan tham gia các phường hát Xoan. Tính đến thời điểm này, toàn xã có 21 người được phong là nghệ nhân. Từ năm 2005, xã đã thành lập được 12 tổ hát Xoan trong khu dân cư. Các nghệ nhân tại các phường Xoan xã Kim Đức đã mở lớp truyền dạy cho các cháu độ tuổi từ 8 – 15. Ông Lê Xuân Ngũ – Trưởng phường Xoan Kim Đức cho biết: “Hoạt động của phường Xoan đang gặp rất nhiều khó khăn, một phần do thiếu nghệ nhân vì các cụ đã tuổi cao sức yếu. Hơn nữa, những chuyến đi diễn xa, các nghệ nhân hát xoan phường Kim Đức còn phải tự lo trang phục và nhạc cụ biểu diễn.

Hát Xoan đã và đang đi sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân vùng Xoan, hát Xoan đã sống, đã tồn tại và được cộng đồng nhân dân yêu mến, trân trọng. Nhưng hát Xoan hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Trong đó vấn đề quan trọng nhất cho sự sống còn của một di sản văn hóa phi vật thể đó là vấn đề nghệ nhân. Hiện nay số lượng nghệ nhân Xoan đã mất đi rất nhiều so với những năm của thập kỷ trước. Lớp nghệ nhân ở độ tuổi từ 80 trở lên là những người sinh ra trong thời kỳ di sản tồn tại, được trực tiếp tham gia hát Xoan nhiều năm trước cách mạng tháng Tám hiện nay chỉ còn lại một ít. Tại hai xã Kim Đức và Phượng Lâu (Việt Trì) là nơi có tổ chức phường Xoan, cho đến nay chỉ còn lại 18 cụ ở độ tuổi này. Cao nhất là cụ Nguyễn Thị Quy (phường Phù Đức) năm nay 103 tuổi. Các nghệ nhân này là những báu vật nhân văn vô cùng quan trọng. Họ lưu giữ trong trí nhớ một kho tàng vô giá về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật diễn xướng. Bao năm qua, các nghệ nhân này đã có công rất lớn trong việc truyền dạy hát Xoan cho nhiều thế hệ con cháu, đặt nền tảng vững chắc cho hát Xoan tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay.

Trải qua một thời gian dài mấy chục năm bị lãng quên, ngày nay hát Xoan đã có những dấu hiệu đáng mừng để hát Xoan Phú Thọ có thể có sự phát triển vượt bậc. Trước tiên, đó là sự tồn tại của các công trình kiến trúc là các đình. Đó là các không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là cơ sở để tạo không gian truyền thống cho hát Xoan tồn tại. Các lễ hội hát Xoan truyền thống dần được phục hồi là nơi sinh hoạt tâm linh, sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí cho cộng đồng, đưa Xoan đến gần với cộng đồng, với chủ thể sáng tạo của nó hơn. Thêm vào đó, định hướng truyền dạy, bảo tồn hát Xoan của chính quyền nhận được sự ủng hộ, sự đồng thuận lớn của nhân dân không chỉ ở các phường Xoan. Sự tiếp cận và hiểu biết của người dân về hát Xoan ngày càng nhiều khiến cho hát Xoan có thêm sức sống, không gian văn hóa để duy trì và nuôi dưỡng hát Xoan được lan tỏa rộng hơn. Không chỉ ở những người cao tuổi, nhận thức của giới trẻ về hát Xoan cũng ngày càng được tăng cường. Sự truyền dạy không chỉ giới hạn trong câu lạc bộ, các lớp học do chính quyền tổ chức, mà còn diễn ra ngay trong sản xuất, trong đời sống hàng ngày của người dân khiến cho nhận thức của toàn xã hội về hát Xoan ngày càng được nâng cao. Hiền Mai



 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Thanh Thủy đẩy mạnh xóa nhà tạm

Thanh Thủy đẩy mạnh xóa nhà tạm
0:40 sáng qua

baophutho.vn Gia đình anh Nguyễn Hữu Ước, khu 7, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy thuộc diện hộ nghèo. Bản thân anh bị bệnh tai biến liệt nửa người, không thể...

Luôn là bạn đọc thân thiết của báo

Luôn là bạn đọc thân thiết của báo
00:54 23/06/2011

PTO-Vốn là người yêu sách báo nên mỗi tuần tôi ra thư viện vài lần, chủ yếu vào phòng đọc báo chí. Hàng quý vẫn thường đặt một số loại báo, tạp chí vì đây là món ăn tinh thần...

Nhiều hoạt động hè ở Tam Nông

Nhiều hoạt động hè ở Tam Nông
00:55 22/06/2011

PTO-Nhằm tổ chức cho học sinh, sinh viên, thiếu niên về sinh hoạt hè tại nơi cư trú có nhiều sân chơi lành mạnh, an toàn -. ngay từ tháng 5...

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

20°C - 26°C
Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 21°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long