{title}
{publish}
{head}
Huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em: Mường, Tày, Dao, Kinh, Thái. Mỗi dân tộc có nét độc đáo riêng về bản sắc văn hóa, tạo nên những bản làng bình yên, tươi đẹp. Bên cạnh đó, huyện có hàng trăm km bờ hồ sông Đà, nhiều đảo nổi, bán đảo và các vịnh với cảnh quan kỳ thú. Nơi đây nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030, là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ).
Du khách tìm hiểu, trải nghiệm nghề truyền thống ở điểm du lịch cộng đồng xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc).
Đến với DLCĐ Đà Bắc, du khách có thể tham quan và nghỉ tại điểm DLCĐ xóm Ké nằm trong vịnh Hiền Lương (thuộc xã Hiền Lương), một nhánh của hồ Hòa Bình. Cách thị trấn Đà Bắc hơn 12 km, xóm Ké là nơi sinh sống của hơn 100 hộ đồng bào dân tộc Mường. Du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa đặc sắc của người Mường cùng cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng; được tham gia hoạt động thú vị như đi bè mảng, chèo thuyền kayak, thưởng thức các món ăn mang hương vị núi rừng...
Cách trung tâm huyện chừng 38km là xóm Đức Phong (trước đây gọi là Đá Bia), xã Tiền Phong - địa điểm dành cho những du khách muốn thư giãn, khám phá cuộc sống của đồng bào vùng cao người Mường Ao Tá. Điểm DLCĐ này hội tụ đầy đủ yếu tố tự nhiên, văn hóa bản địa đặc sắc. Du khách sẽ có những trải nghiệm ấn tượng như đi bộ thăm bản, ăn nghỉ tại nhà dân, xem biểu diễn văn nghệ, mua các sản phẩm địa phương tại quán tự giác (phương thức bán hàng không có người bán, khách chọn hàng và tự trả tiền để vào nơi chỉ dẫn), khám phá hang động, lớp học cộng đồng, làng nghề truyền thống... Với chất lượng dịch vụ tốt do người dân địa phương cung cấp, điểm du lịch này đã vinh dự nhận giải thưởng "Du lịch cộng đồng ASEAN” được trao tại Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) năm 2019.
Xóm Đoàn Kết (trước đây là xóm Mó Hém), xã Tiền Phong có 28 hộ dân tộc Mường sinh sống bên bờ hồ Hòa Bình. Xóm có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, là sự kết hợp hoàn hảo giữa mây trời, núi rừng, hồ nước và bản làng sinh sống của người dân. Nơi đây có nhiều tiềm năng đang chờ các nhà đầu tư phát triển các loại hình DLCĐ gắn với nghỉ dưỡng sinh thái.
Đến với DLCĐ Đà Bắc, du khách khó lòng bỏ qua điểm DLCĐ xóm Sưng, một bản được nhiều du khách quốc tế tham quan, trải nghiệm. Đây là địa bàn sinh sống của người dân tộc Dao Tiền thuộc xã Cao Sơn. Xóm nằm ở độ cao khoảng 530m so với mực nước biển, phía sau là dãy núi Biều hùng vĩ, phía trước là cánh đồng, ruộng bậc thang uốn lượn trải dài theo sườn đồi tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Nơi đây còn giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Dao Tiền. Các hộ kinh doanh du lịch tại xóm Sưng hiện đang phục vụ du khách các dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn. Du khách đến đây sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản dân tộc Dao, như: Gà đồi, cá suối, măng rừng, rượu hoẵng, thịt chua...; trải nghiệm các hoạt động đời sống thường ngày của người dân như cấy lúa, trồng rừng, chăn nuôi, nấu cơm, đánh cá...
Theo bà Đinh Thị Hảo, Giám đốc Công ty Cổ phẩn DLCĐ Đà Bắc (Đà Bắc CBT), hiện có 3 xóm, bản trên địa bàn huyện phát triển loại hình DLCĐ với 13 hộ làm homestay, thu hút trên 180 thành viên của 142 hộ tham gia vào các tổ, nhóm cung cấp dịch vụ DLCĐ. Sau 8 năm hình thành và phát triển, với sự hỗ trợ của Quỹ Austraylia vì nhân dân châu Á và Thái Bình Dương (AFAP) tại Việt Nam đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, quảng bá và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người dân địa phương, DLCĐ huyện Đà Bắc đã, đang có bước phát triển nhanh, bền vững, là điểm đến lý tưởng cho du khách trong nước, quốc tế.
Cũng với sự hỗ trợ của Đà Bắc CBT trong đẩy mạnh truyền thông, đa dạng hóa khách hàng tiềm năng, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành, các doanh nghiệp xã hội khác, cộng đồng các xóm, bản du lịch trên địa bàn huyện Đà Bắc có nguồn khách đến ổn định, yên tâm phát triển DLCĐ theo hướng xanh, bền vững.
TK
(Theo baohoabinh.com.vn)
Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm...
Lạng Sơn, vùng đất của những điều kỳ thú, nơi đây hội tụ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc. Trong chuyến hành trình khám phá xứ Lạng, du khách không thể bỏ qua...
Theo Cục Du lịch Việt Nam, ngày 1/12 vừa qua, tại thành phố Dubai (các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất), lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) đã vinh...
Theo quy hoạch chung đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) được xác định sẽ...
Suốt chiều dài hơn 5km bờ biển dường như đang nguyên sơ và ít người qua lại, mũi Cá Chai (Hòa Thắng - Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận) chỉ có những chiếc thuyền nhỏ bồng bềnh kéo...
Dù không rộn ràng lễ hội, song đồi cỏ hồng Glar (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thưởng ngoạn. Sắc hồng tím của đồng cỏ mênh...
Những năm qua, Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) là địa phương thu hút đông đảo lượng du khách đến tham quan, lưu trú. Có được điều này là bởi huyện có lợi thế ở vùng lõi Công viên Địa...
Với 4 cây cổ thụ vừa được công nhận là cây Di sản Việt Nam, một ngôi đình cổ ở huyện Nho Quan đang sở hữu số cây Di sản nhiều nhất Ninh Bình.
Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2023 (gọi tắt là Festival Tôm) là lễ hội lớn nhất về ngành hàng tôm, có quy mô cấp khu...
Hà Giang là vùng đất giàu tài nguyên du lịch do có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và hùng vĩ, cùng với vốn văn hóa truyền thống đặc sắc của 19 dân tộc. Trong những năm qua,...
Đến xã Sà Dề Phìn (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) chiêm ngưỡng vườn chè cổ thụ, có tuổi đời hàng trăm năm nằm trên những dãy núi cao 1.700m so với mực nước biển, quanh năm mây mù...