
{title}
{publish}
{head}
HTX cá lồng Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống, thời vụ nuôi để hạn chế rủi ro do thiên tai.
- Gia đình anh Thiều Minh Thế nuôi 54 lồng cá và đang chuẩn bị xuống giống một số loại cá trắm, cá rô phi…
PTĐT - Tỉnh Phú Thọ có lợi thế nhiều sông ngòi, ao, hồ là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản với các giống có giá trị kinh tế cao. Để có bước đi vững chắc, không “lãng phí” tiềm năng, những năm qua, tỉnh đã tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy ngành thủy sản phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo số liệu thống kê, diện tích nuôi thủy sản trên toàn tỉnh là 10.200ha, trong đó nuôi thâm canh là 1.760ha; bán thâm canh là 3.500ha; nuôi tận dụng ở các hồ chứa, ruộng 1 vụ là 4.850ha với tổng sản lượng ước đạt 36,88 nghìn tấn/năm. Để thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, hình thành các khu nuôi tập trung quy mô lớn, tỉnh đã thu hút các nguồn lực, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong giai đoạn 2008 - 2018, toàn tỉnh thu hút được 11 dự án đầu tư với tổng mức vốn trên 466,2 tỷ đồng, trong đó có 2 dự án hạ tầng sản xuất giống, 9 dự án hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản. Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành 48 khu nuôi tập trung, 5 doanh nghiệp, 12 hợp tác xã, 93 trang trại thủy sản phân bố ở khắp các huyện, thành, thị.
Cẩm Khê là một trong những điểm sáng phát triển thủy sản với diện tích trên 1.400ha. Huyện khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu giống truyền thống sang nuôi giống chất lượng cao gắn với xây dựng nhãn hiệu sản phẩm. Điển hình, nghề nuôi cá chép đỏ ở xã Tuy Lộc đã mang lại hiệu quả rõ rệt và ngày càng được nhân rộng, nâng tổng diện tích lên trên 40ha. Năm 2018, huyện đã thực hiện xây dựng nhãn hiệu “Cá chép đỏ Thủy Trầm” để tạo thương hiệu đặc trưng cho sản phẩm. Một số mô hình nuôi thủy sản với các giống chất lượng cao đã xuất hiện như: Nuôi tôm càng xanh trên 30ha ở các xã Văn Khúc, Chương Xá, Sơn Tình; nuôi ốc nhồi ở xã Sơn Nga, Tình Cương, Đồng Cam…
Văn Khúc là địa phương có nghề nuôi thủy sản phát triển mạnh ở huyện Cẩm Khê, đặc biệt là nghề nuôi tôm càng xanh thương phẩm. Ông Đặng Văn Được - ở khu xóm Đình là hộ đầu tiên đưa giống tôm càng xanh về vùng đất này cho biết: “Lợi thế ở Văn Khúc là có nhiều ao, đầm gần kề nhau, mực nước và độ PH ổn định nên rất phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của tôm càng xanh. Toàn xã có hơn 20 hộ nuôi tôm càng xanh với diện tích trên 20ha. Hiện nay, tôm càng xanh có giá dao động từ 280.000 - 300.000 đồng/kg, thời gian nuôi từ 6 - 8 tháng, cho lợi nhuận cao hơn gấp 4 - 5 lần so với các loại cá truyền thống nuôi trước đây”.
Không chỉ phát triển thủy sản trên diện tích các ao, hồ, đồng chiêm trũng, tỉnh ta có lợi thế sông Đà, sông Lô chạy qua, thuận lợi cho việc nuôi thâm canh cá lồng. Bắt đầu từ vài chục lồng năm 2012, đến nay nghề nuôi cá lồng ngày càng phát triển cả số lượng và chất lượng. Toàn tỉnh có trên 1.200 lồng với các loại cá có giá trị kinh tế như nheo Mỹ, diêu hồng, lăng, rô phi, cá bống và khôi phục lại một số loại cá bản địa, đặc sản như lươn, trạch, tôm đồng...
Thanh Thủy là địa phương có thế mạnh phát triển nghề nuôi cá lồng từ nguồn nước ở sông Đà. Người dân sống dọc ven sông thuộc các xã Thạch Đồng, Bảo Yên, Đoan Hạ, Tu Vũ, Xuân Lộc đã từng bước thoát nghèo và hình thành HTX cá lồng Thanh Thủy với tổng số trên 300 lồng. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp, thường xuyên xảy ra bão lũ, ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ nuôi cá lồng trên sông Đà. Ông Thiều Minh Thế - Giám đốc HTX cá lồng Thanh Thủy cho biết: “Rút kinh nghiệm từ những năm trước, để hạn chế rủi ro do thiên tai, HTX đã được Chi cục thủy sản hướng dẫn thay đổi cơ cấu giống, chuyển sang các giống có tỷ lệ sống cao, thích nghi được môi trường khi có xả lũ như cá trắm, cá rô phi, cá chép... giảm các đối tượng da trơn; đầu tư các loại máy phụ trợ để hỗ trợ khí oxi khi cần thiết; điều chỉnh thời vụ xuống giống để thu hoạch trước mùa mưa bão. Nuôi cá lồng trên sông Đà đã khẳng định được hiệu quả rõ rệt về kinh tế, hơn nữa, người nuôi có thể chủ động quản lý được dịch bệnh và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản phẩm đạt chất lượng cao”.
Mô hình tận dụng mặt nước nuôi tôm càng xanh của gia đình ông Đặng Văn Được, xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê cho thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm.
Ngoài phát huy được tiềm năng mặt nước để phát triển kinh tế thủy sản, Chi cục thủy sản còn tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Năm 2017, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, Chi cục đã hướng dẫn người dân xây dựng và đưa vào nuôi thử nghiệm mô hình “sông trong ao” ở huyện Tam Nông, Thanh Thủy. Đây là mô hình nuôi cá giúp kiểm soát tốt dịch bệnh, thân thiện với môi trường và năng suất tăng gấp 5 lần so với nuôi theo cách truyền thống. Toàn tỉnh, hiện đã nhân rộng lên 8 mô hình nuôi cá “sông trong ao”.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, Chi cục thủy sản cũng chú trọng đến chất lượng con giống. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã đưa vào nuôi trên 59 triệu con giống, trong đó, giống chất lượng cao chiếm xấp xỉ 40%. Các cơ sở sản xuất giống tập trung quản lý tốt chất lượng với các giống bản địa, giống truyền thống và nhân rộng các giống mới đảm bảo phục vụ đầy đủ lượng cá giống cho các cơ sở chăn nuôi vào thời điểm xuống giống. Trước khi xuống giống, người dân đã sử dụng các biện pháp cải tạo môi trường ao nuôi và sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường định kỳ trong quá trình nuôi, do vậy đã hạn chế dịch bệnh thuỷ sản vào các thời điểm giao mùa, góp phần nâng cao tỷ lệ sống, năng suất và hiệu quả đầu tư.
Mặc dù kinh tế thuỷ sản đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bởi biến đổi khí hậu và hoạt động xả lũ thủy điện đã làm thiệt hại lớn đến hoạt động nuôi cá lồng trên sông Đà; dịch bệnh trên đàn cá nuôi diễn biến khá phức tạp và có xu hướng gia tăng; giá cả vật tư đầu vào luôn tăng trong khi sản phẩm chưa chủ động đầu ra. Bên cạnh đó, tư duy sản xuất của người dân còn nhỏ lẻ, chưa chú trọng nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm; liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị bước đầu đã hình thành song còn lỏng lẻo, chưa khép kín nên giá thành sản phẩm còn cao, sức cạnh tranh thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định; đầu tư sản xuất thủy sản cần vốn lớn trong khi tiềm lực kinh tế của người dân còn khó khăn.
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Chi cục trưởng Chi cục thủy sản cho biết: Để ngành thủy sản tiếp tục khai thác các tiềm năng, thế mạnh phát triển theo hướng bền vững, Chi cục sẽ tham mưu với Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các huyện, thành, thị phát triển sản xuất theo quy hoạch thành khu, vùng sản xuất hàng hóa tập trung; kiểm soát, hướng dẫn người dân nuôi cá lồng trên sông Đà, sông Lô chuyển đổi có hiệu quả cơ cấu giống và thời vụ nuôi đảm bảo thích ứng với hoạt động xả lũ các hồ thủy điện phía thượng nguồn. Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng nuôi thủy sản; quản lý tốt chất lượng con giống, vật tư đầu vào chất lượng sản phẩm; nhân rộng và phát triển mô hình nuôi ‘‘sông trong ao” tại các địa phương ven sông Đà, sông Lô nhằm bổ trợ cho hoạt động nuôi cá lồng. Đẩy mạnh hướng dẫn người dân áp dụng các quy trình kỹ thuật thâm canh đảm bảo ATTP, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm để xây dựng thị trường tiêu thụ ổn định và khuyến khích người nuôi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh hướng tới xây dựng thị trường tiêu thụ ổn định.
Hà Nhung
Phú Thọ có nhiều diện tích mặt nước, gồm các ao, hồ, đầm, ruộng trũng và hàng trăm km chiều dài sông Hồng, sông Đà, sông Lô có thể nuôi trồng thủy sản. Người ...
Phú Thọ là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển thủy sản, tỉnh đã có các cơ chế, chính sách hỗ trợ về giống, hạ tầng, công tác khuyến ngư, vay vốn ...
Xác định nghề nuôi trồng thủy sản, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, từng bước tạo ra vùng sản xuất hàng hóa, huyện Đoan Hùng tập ...
Mưa bão có tác động trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, có thể thay đổi môi trường sống, gây mầm bệnh cho thủy sản đồng thời có thể phá hủy các công ...
Nhằm khai thác tiềm năng từ mặt nước, các giống thủy sản đặc sản, bản địa có giá trị kinh tế cao được người dân trên địa bàn tỉnh mở rộng quy mô, diện tích ...
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh có mưa lớn và việc xả lũ của các hồ thủy điện khiến cho trên 1.000ha thủy sản bị ngập, tràn, vỡ bờ; 214 lồng ...
Nhiều năm qua, tận dụng lợi thế đất ven sông, người dân dọc tuyến sông Lô trên địa bàn tỉnh đã phát triển kinh tế trang trại, trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy ...
Với nhiều điều kiện thuận lợi từ tự nhiên, những năm gần đây, người dân trên địa bàn tỉnh đã phát triển nuôi cá lồng trên các sông, ngòi, hồ, đầm, góp phần ...
baophutho.vn Giá cả thị trường ngày 11/4/2025
baophutho.vn Nhân kỷ niệm Ngày Hợp tác xã (HTX) Việt Nam 11/4, Tháng hành động vì HTX và Năm Quốc tế HTX 2025, Liên minh HTX tỉnh đã ban hành kế hoạch, quy...
PTĐT - Những năm qua, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng xã Mạn Lạn, huyện Thanh Ba phát triển...
Thay vì để các cơ quan đầu mối của Chính phủ thực hiện nhập khẩu gạo, nhiều thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam đang chuyển dần sang giao cho doanh nghiệp tư nhân ...
PTĐT - Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III, nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện Tân Sơn đã đạt được...
PTĐT - Chúng tôi về xã Thanh Đình vào vụ mùa, ghé qua khu đồng Ghệ, một trong những cánh đồng lớn nhất xã, lẽ ra đang là thời điểm thu hoạch lúa, nhưng nơi đây nước ngập trắng
Ngân hàng Standard Chartered duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 7% trong năm 2018, nhờ khu vực sản xuất hàng điện tử có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ...
PTĐT - Sau hơn 2 năm tập trung thi công, dự án đầu tư xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì (cầu Văn Lang) đã hoàn thành 100% hạng mục, từ phần cầu chính (dài 1,55km)...