Cập nhật: Thứ 5, 01/12/2005 | 09:17 GMT+7

Khởi sắc ở Tân Lập

(PTĐT) Từ trung tâm huyện Thanh Sơn, sau gần 2 giờ đi bằng xe máy chúng tôi mới vượt qua chặng đường dài 35km để đến xã Tân Lập. Đến nơi mọi khó khăn mệt nhọc đều tan biến khi trước mắt chúng tôi là những đồi chuối bạt ngàn màu xanh, dài tít tắp. Hai bên đường vào xã nhiều ngôi nhà ngói mới đỏ tươi, nhà cao tầng kiên cố mọc lên thay thế cho những ngôi nhà tranh vách đất khi xưa. Chỉ thế thôi có thể cảm nhận rằng Tân Lập hôm nay đang dần thay da đổi thịt.

Là một trong 19 xã thuộc diện ĐBKK của huyện, Tân Lập có diện tích tự nhiên là 3.241 ha, dân số 4.535 người bao gồm 4 dân tộc anh em là Mường, Kinh, Dao và Tày sống tập trung ở 11 khu dân cư. Ở vào địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn. Trước đây người dân địa phương chỉ sản xuất một vụ lúa và vào rừng đốn củi, khai thác gỗ và hái măng rừng làm kế sinh nhai. Vì thế cuộc sống của nhân dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, nhiều hộ đói ăn thường xuyên. Trước thực tế đó địa phương đã xác định phải tập trung thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp để ổn định đời sống cho dân. Xã giao cho tổ khuyến nông, hội nông dân hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi để đạt năng suất cao, đồng thời đưa lúa lai vào sản xuất trên diện tích lớn. Đến nay, nhân dân đã sản xuất 3 vụ chính mỗi năm với 2 vụ lúa và một vụ màu, vụ đông được xác định là vụ chính với đa dạng các loại cây trồng, ngoài cây ngô là cây chủ lực còn có các loại cây khác như khoai lang, đỗ tương, lạc... góp phần đưa tổng sản lượng lương thực toàn xã đến năm 2005 ước đạt 1.417 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 310kg/người/năm, thu nhập bình quân đạt 2,5 triệu/người/năm. Các loại cây công nghiệp khác như cây chè, cây sắn, cây mía được nhân dân trồng rộng rãi hàng năm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt tận dụng thế mạnh của địa phương mà trên địa bàn huyện Thanh Sơn chỉ riêng Tân Lập mới có đó là cây chuối phấn phát triển khá mạnh. Toàn xã có 270 ha chuối phấn, đây là loại cây phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu ở địa phương. Ông Đoàn Xuân Quý, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Cây chuối chỉ trồng 1 lần cho thu hoạch từ 15 đến 20 năm, không cần chăm sóc nhiều tận dụng được tất cả như quả và lá có tính chất hàng hóa cao, thân cây làm thức ăn cho chăn nuôi, có những gia đình trồng vài ha chuối cho thu nhập vài triệu mỗi tháng". Bên cạnh đó công tác giao đất giao rừng cho nhân dân đã phát huy hiệu quả, toàn xã có gần 1.000 ha rừng phòng hộ và trên 170 ha rừng trồng trong dân, 140 ha rừng trồng theo các dự án chủ yếu là cây nguyên liệu như keo, bồ đề... đưa độ che phủ rừng trên địa bàn lên 80%.

Phát triển nông lâm nghiệp đã tạo đà, tạo thế mạnh để nhân dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu toàn xã hiện có 1.205 con, tổng đàn bò 504 con, tổng đàn lợn 3.750 con trong đó 26% nuôi theo tỷ lệ hướng nạc. Nhiều gia đình đã đầu tư nuôi vịt siêu trứng, ngan lai... cho thu nhập cao. Các mặt hàng sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng, khai thác đá, khai thác cát sỏi được tận dụng. Nhiều hộ dân phát triển theo hướng dịch vụ như: Chế biến tinh bột sắn, dịch vụ xay xát, dịch vụ chăn nuôi, cây nguyên liệu... Tất cả đều được khai thác và phát huy hiệu quả. Nhờ vậy, những năm qua trên địa bàn xã không còn hộ đói đứt bữa, số hộ nghèo năm sau giảm hơn năm trước, xã đã xóa xong nhà tạm cho hộ nghèo từ năm 2004, toàn xã không còn hộ đói ăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14%, tỷ lệ hộ khá và giàu chiếm 10%.

Cùng với sự cố gắng của địa phương, Tân Lập còn được hưởng lợi từ chương trình 135, chương trình WB, chương trình kiên cố hóa thủy lợi... do Nhà nước đầu tư giúp Tân Lập xây dựng cơ sở hạ tầng. Các công trình như điện, đường, trường học, trạm xá và trụ sở UBND xã được xây dựng mới và tu sửa nâng cấp thường xuyên. Đến nay, trên địa bàn xã có 2 trường học được xây dựng cao tầng kiên cố, đường liên thôn liên xã được rải cấp phối thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân. Nhiều công trình giao thông - thủy lợi được xây dựng kiên cố. Tất cả đã góp sức cho Tân Lập phát triển. Những năm qua mọi trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, xã đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục THCS năm 2002. Trạm y tế xã có bác sĩ thuận tiện cho việc KCB cho nhân dân, mạng lưới y tế thôn bản rộng khắp, hủ tục lạc hậu được loại dần, các hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống được lưu giữ và phát huy, toàn xã đẩy mạnh cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Đến nay đã có 9/11 khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa, trong đó có 2 khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa cấp tỉnh, xã Tân Lập đang phấn đấu trở thành xã văn hóa vào cuối năm 2005. Điện lưới quốc gia đã về đến trung tâm xã, 9 khu dân cư được sử dụng điện. Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên, trên địa bàn an ninh được giữ vững, TTAT XH ổn định, toàn xã không có hiện tượng trộm cắp dù là nhỏ nhất xảy ra. Trong quá trình phát triển, Tân Lập luôn xác định phát triển kinh tế đi đôi với công tác xây dựng Đảng, vì vậy đảng viên phải là người đi đầu trong mọi phong trào nhất là trong phong trào phát triển kinh tế, hàng năm lấy đó làm tiêu chí để đánh giá xếp loại đảng viên. Từ năm 1984 đến nay, đảng bộ xã Tân Lập chỉ duy nhất 1 năm không đạt danh hiệu TSVM.

Rời Tân Lập, chúng tôi tin những khởi sắc trong thời gian qua là tiền đề để xã vươn lên phát triển về mọi mặt trong những năm tiếp theo.

Hồng Nhuận


 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Cây bưởi Diễn ở Tân Lập
09:33 14/11/2024

Xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn đang vào mùa bưởi Diễn - loại cây ăn quả có múi từng có thời điểm phát triển cực thịnh ở vùng đất này. Đi khắp đất Tân Lập dịp này, ...

Quả vàng “đánh thức” đất cằn
09:17 16/01/2024

Chuối phấn vàng từ lâu đã được coi là “quả vàng" góp phần làm đổi thay cuộc sống của người dân các xã vùng cao Tân Minh, Tân Lập huyện Thanh Sơn. Chuối trong ...

Đổi thay ở Mỹ Á
23:51 13/02/2024

Những ngày đầu Xuân Giáp Thìn, chúng tôi có dịp trở lại bản Mông Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn để chứng kiến cuộc sống của bà con dân tộc Mông nơi đây “thay ...

Đổi thay ở trên đất chiến khu xưa
00:14 30/08/2024

Con đường nhựa trải dài đã đưa chúng tôi từ trung tâm huyện Hạ Hòa về xã Hiền Lương. Trong mắt chúng tôi, Hiền Lương - vùng chiến khu quan trọng trước cách ...

Chuối rừng Bến Thân
03:36 14/08/2022

Vượt mấy cây số đường rừng dốc đá dựng đứng, dây leo chằng chịt ngăn lối, về đến bản, trái chuối rừng được phơi cho héo vỏ, săn thịt rồi tiếp tục qua bàn tay ...

Gần 100ha chuối xã Minh Tân vào vụ Tết
02:30 31/01/2024

Xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê là một trong những xã có diện tích đất soi bãi bờ sông Thao lớn. Để phát triển mô hình trồng chuối, một số hộ dân nơi đây đã mạnh ...

Ấm no nhờ cây quế
01:26 24/01/2023

Vượt qua những cung đường uốn lượn theo sườn núi, chúng tôi đến xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Cảnh vật núi rừng hiện ra trước mắt là những đồi quế xanh ngút ...

Sắc mới ở làng xa
01:03 18/08/2023

Hiện nay, về các làng đồng bào DTTS ở các huyện miền núi Bình Định, chúng ta sẽ cảm nhận được sự đổi thay đáng kể. Nhiều làng vốn khó khăn nhưng nay đã bừng ...

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

20°C - 26°C
Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 21°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long