
{title}
{publish}
{head}
Người dân trong làng nghề sản xuất nón lá làng Rền ở khu 3, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh thường hội tụ thành tốp 4 - 5 người để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật làm nón bền và đẹp.
PTĐT - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 20 làng nghề thủ công mỹ nghệ chuyên sản xuất các sản phẩm về đồ mộc gia dụng, nón lá, dệt thổ cẩm…tạo việc làm cho khoảng 8.000 lao động, trong đó trên 60% lao động thường xuyên.
Nghề mộc được xem là nghề đem lại thu nhập cao trong nhóm nghề thủ công mỹ nghệ. Xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê vốn là xã thuần nông, nhờ nghề mộc số người trong làng có việc làm tăng dần, thanh niên thay vì ra thành phố kiếm sống đã ở lại quê hương học cách làm và cải tiến nghề truyền thống. Đoàn Tuấn Anh, sinh năm 1992 là một trong số thanh niên trẻ, quyết tâm ở lại quê hương lập nghiệp, nối nghiệp cha ông. Anh cho biết: “Nghề mộc đã gắn bó với gia đình tôi vài chục năm nay và là nguồn thu nhập chính. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng cơ điện Phú Thọ tôi trở về trực tiếp sản xuất và quản lý cửa hàng bán các loại đồ thờ, bàn ghế, tủ, giường…Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tôi thường xuyên học hỏi kỹ thuật trên Internet, các làng nghề mộc truyền thống và đầu tư vốn mua máy móc hiện đại nhằm tạo ra các vật dụng có đường nét tinh xảo, hoa văn tinh tế, nâng giá trị sản phẩm lên vài chục triệu đồng”.
Hiện nay, toàn làng nghề mộc Dư Ba có trên 100 hộ làm nghề với hơn 300 lao động thường xuyên có mức thu nhập trung bình trên 5 triệu đồng/người/tháng. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 29 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11%. Về Tuy Lộc hôm nay, ngay từ đầu ngõ đã cảm nhận được không khí sản xuất và buôn bán tấp nập, dọc đường nhiều cửa hàng trưng bày đa dạng các sản phẩm đồ gỗ quy mô lớn như một minh chứng cụ thể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Không chỉ có làng nghề mộc Dư Ba khởi sắc, các làng nghề mộc Vân Du (Đoan Hùng), Phú Hà (Thanh Sơn), Minh Đức (Tam Nông) cũng đang dần cải tiến kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, mở ra hướng phát triển mới cho nghề thủ công mỹ nghệ.
Có nghề là có thu nhập, đó là khẳng định của nhiều người dân ở xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh khi nhắc đến nghề làm nón. Mặc dù, nghề nón không phải là nghề để làm giàu nhưng trải qua bao năm tháng, người dân nơi đây vẫn gìn giữ nghề và xem đó là nguồn thu nhập để cải thiện kinh tế gia đình. Mỗi năm, làng nghề sản xuất nón lá làng Rền bán ra thị trường trên 30.000 chiếc nón các loại với giá dao động từ 50.000 - 70.000 đồng/chiếc. Bà Triệu Thị Nhường - Trưởng làng nghề sản xuất nón lá làng Rền cho biết: “Nghề làm nón chủ yếu là làm thủ công, vốn đầu tư ít, không tốn sức, tận dụng được thời gian lúc nông nhàn nhất là các gia đình có người già và trẻ em”.
Với đặc thù các khâu của nghề làm nón đều làm thủ công bằng tay nên dễ di chuyển, người dân thường hội tụ thành tốp 4 - 5 người để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật làm nón bền và đẹp, tạo không khí sôi nổi, hăng hái làm nghề. Ngày nay, nón lá không chỉ là vật dụng để che mưa, che nắng mà còn là nét đẹp văn hóa của dân tộc gắn liền với di chỉ khảo cổ xóm Rền. Người dân đã phát huy giá trị lịch sử gắn với phát triển du lịch để quảng bá hình ảnh, thương hiệu nón lá đến với khách du lịch quốc tế thông qua việc thăm quan, trải nghiệm làm nón cùng người dân làng nghề.
Hiệu quả từ các làng nghề thủ công mỹ nghệ đã được khẳng định, các địa phương đã xác định được tiềm năng, lợi thế từ làng nghề và chú trọng công tác đào tạo, truyền nghề cho thế hệ trẻ để lưu giữ nghề truyền thống và có nguồn thu nhập ổn định. Việc phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ đã giúp nhiều địa phương thuần nông trên địa bàn tỉnh phát triển đa dạng hóa ngành nghề, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thay đổi diện mạo xã nông thôn ngày càng khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững.
Hà Nhung
Vùng quê Trung du Đất Tổ hiện còn lưu giữ nhiều làng nghề, trong đó nghề làm nón lá ở xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh có truyền thống gần 100 năm. Trải qua nhiều ...
Làng làm nón lá Sai Nga, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê nằm bên bờ sông Thao. Ban đầu nghề làm nón lá chỉ là nghề phụ, nhưng trải qua bao đời, người dân nơi ...
Sớm ngày phiên chợ Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai) vào đúng ngày Lễ hội làng Chuông (mồng 10 tháng Ba âm lịch), những sạp hàng cơ man là nón và các ...
“Làng nghề mộc Vân Du” được công nhận năm 2011, nhưng nghề mộc đã gắn bó với người dân Vân Du hơn nửa thế kỷ. Bằng sự cần mẫn - khéo léo và sự đổi mới trong ...
Sáng kiến đưa nón lá vào trường học thông qua giáo dục STEM của cô giáo Trần Thị Minh Tâm, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THCS Gia Thanh, huyện Phù Ninh cùng ...
Mỗi làng nghề là một bản sắc, một nét đẹp truyền thống mang lại thu nhập cho người dân địa phương.
Cuối tháng 9 vừa qua, UBND tỉnh đã có văn bản đồng ý chủ trương để Sở VH&TT tổ chức xây dựng hồ sơ đề cử nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại xã Cát Tường (huyện ...
Làng nghề mộc Dư Ba, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê được UBND tỉnh công nhận là làng nghề từ năm 2005. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng làng ...
baophutho.vn Là một trong những lễ hội lớn của cả nước, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm thu hút hàng triệu đồng bào và du khách...
baophutho.vn Ngày 5/4 (tức mùng 8/3 âm lịch), Đoàn kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ...
PTĐT - Cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra khối lượng, chất lượng sản phẩm nông sản tốt hơn, song để tạo ra giá trị cao và bền vững thì việc xây...
PTĐT - Sáng 31-3, Công ty cổ phần (CP) Ao Vua tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (1/4/1999 – 1/4/2019) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tới dự có các đồng chí: Vũ...
PTĐT- Xác định được tầm quan trọng trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM), Những năm gần đây, chính quyền các cấp cùng nhân dân huyện Tam Nông đã tranh thủ mọi nguồn lực...
Phần lớn chuyên gia và nhà đầu tư tham gia khảo sát trực tuyến hàng tuần trên Kitco News đều dự báo giá vàng tuần tới sẽ tiếp tục bứt phá.
Sẵn sàng hội nhập bằng chiến lược kinh doanh đúng đắn
PTĐT - Trong hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những động lực quan...