
{title}
{publish}
{head}
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/6 đã ký sắc lệnh hành pháp bãi bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt của nước này đối với Syria, vốn được áp dụng kể từ năm 1979.
Người dân tại Hama, Syria. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/6 đã ký sắc lệnh hành pháp bãi bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt của nước này đối với Syria, vốn được áp dụng kể từ năm 1979.
Đây là bước tiến lớn hướng tới việc bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ với quốc gia Trung Đông đã có nhiều năm bị tàn phá do xung đột.
Sắc lệnh nêu rõ Mỹ sẽ hỗ trợ Syria ổn định, thống nhất và hòa bình cả trong nội bộ lẫn trong quan hệ với các nước láng giềng. Mỹ muốn nhìn thấy một Syria không phải là nơi trú ẩn cho các tổ chức khủng bố và bảo đảm an ninh cho các nhóm tôn giáo, sắc tộc thiểu số, qua đó góp phần thúc đẩy an ninh và thịnh vượng của khu vực.
Theo sắc lệnh này, Mỹ sẽ nới lỏng kiểm soát xuất khẩu một số hàng hóa nhất định và miễn trừ các hạn chế đối với một số viện trợ nước ngoài cho Syria.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio được giao nhiệm vụ tìm giải pháp nới lỏng trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Syria.
Trong một phát biểu trước khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh trên, Thư ký báo chí của Nhà Trắng Karoline Leavitt khẳng định bước đi này của nhà lãnh đạo Mỹ nhằm thúc đẩy và hỗ trợ con đường hướng tới ổn định và hòa bình của Syria.
Trong chuyến công du Trung Đông hồi tháng trước, Tổng thống Trump đã có cuộc gặp với Tổng thống lâm thời Syria Ahmad al-Sharaa tại Saudi Arabia.
Tại cuộc gặp, ông Trump tuyên bố sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ đối với Syria, đồng thời kêu gọi ông Ahmad al-Sharaa đáp ứng một số điều kiện cụ thể như bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có Israel.
Nguồn TTXVN
Tổng thống Vladimir Putin cho rằng các cuộc đàm phán hòa bình tiếp theo nên tập trung vào các thỏa thuận được đề xuất để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine.
Chính quyền Mỹ Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét gia hạn hoặc hoãn thuế nhập khẩu cao hơn đối với nhiều quốc gia, dự kiến có hiệu lực vào tháng 7 tới.
Tổng thống Masoud Pezeshkian nêu rõ việc nước này tấn công tên lửa nhằm vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Qatar là nhằm phản ứng trước việc Mỹ can dự và tiến hành không kích Iran.
Trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump nêu rõ: “Israel và Iran đã hoàn toàn đồng ý về một lệnh ngừng bắn toàn diện... trong 12 giờ, và sau đó, chiến tranh sẽ được coi là kết thúc.”
Tổng Thư ký Liên hợp quốc lưu ý rằng Trung Đông “không thể chịu đựng thêm một vòng xoáy hủy diệt nào nữa,” nhưng hiện khu vực này đang đứng trước nguy cơ “rơi vào vòng xoáy trả...
Tổng thư ký Liên hợp quốc ngày 21/6 đã lên án cuộc tấn công của Mỹ vào Iran là hành động “leo thang nguy hiểm" tại khu vực vốn đã là “mối đe dọa trực tiếp đối với hòa bình và...
Ngân hàng JP Morgan ngày 19/6 nhận định trong trường hợp xung đột lan rộng ra toàn khu vực và khiến Eo biển Hormuz bị đóng cửa, giá dầu có thể tăng vọt lên mức 120-130 USD/thùng.
Đa số những người châu Âu sơ tán khỏi Israel đã được đưa bằng xe buýt đến Jordan hoặc Ai Cập trước khi bay về nước, trong khi Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và các quốc gia khác...
Quốc vương Jordan nhấn mạnh: "Với việc Israel mở rộng diện tấn công sang Iran, không thể biết ranh giới của chiến trường này sẽ kết thúc ở đâu. Và đó là mối đe dọa đối với...
Ba Lan, Nhật Bản, Ấn Độ đang tổ chức di tản công dân khỏi Israel và Iran; trong khi hàng nghìn người dân đổ xô rời khỏi Iran, tích trữ nhu yếu phẩm và tìm nơi trú ẩn do lo ngại...