
{title}
{publish}
{head}
Dinh Tổng thống (Dinh Bourgery) - Dinh I
Dinh được nhà triệu phú Bourgery, chủ nhà đèn Thượng Hải xây cất từ những năm trước 1940. Sau đó, Bourgery bán lại cho một người Pháp và được Bảo Đại mua lại để làm Văn phòng trong thời kỳ làm Quốc trưởng sống ở Đà Lạt.
Đến thời Việt Nam cộng hòa, nơi đây trở thành nơi ở và làm việc của các nguyên thủ quốc gia tại Đà Lạt nên mới có tên là Dinh Tổng thống. Dinh được thiết kế theo lối kiến trúc vùng Savoie của nước Pháp, mang dáng dấp sang trọng như một lâu đài. Toàn bộ tòa nhà được xây dựng trên một đỉnh đồi khá bằng phẳng trong một khuôn viên cây xanh đẹp hài hòa với các công trình phụ khác như: nhà bồi, hầm rượu và hồ nước,... để tổ chức tiệc tùng, vui chơi.
Cũng như các dinh thự lớn khác, Dinh Tổng thống có tầng hầm rất rộng và có nhiều lối thoát hiểm cùng với đường hầm thông ra ngoài. Dinh nằm ở vị trí gần với trục đường Hùng Vương đi Trại Mát, thuộc địa phận phường 11, thành phố Đà Lạt.
Dinh Toàn quyền Decoux - Dinh 2
Dinh nằm ở khu vực đầu đường Trần Hưng Đạo, trên một ngọn đồi cao hướng về hồ Xuân Hương - nơi trung tâm thành phố.
Dinh Toàn quyền Decoux được các kiến trúc sư người Pháp là A.Léonard, P.Veyssere và A.T.Kruze thiết kế, do nhà thầu Sa Đéc xây dựng và hoàn tất năm 1937. Dinh có dáng dấp của một kiến trúc được kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cổ điển và hiện đại. Với mục đích vừa là nơi ở, làm việc vừa là nơi tiếp khách, do đó các phòng lớn ở tầng trệt được bố trí quanh một đại sảnh và tạo thành tổng thể rộng với không gian thoáng đãng sang trọng nhưng không phá đi bầu không khí ấm cúng bên trong của tòa nhà. Dinh vừa có cửa ra vào ở tầng dưới lại có cửa thoát ra ngoài riêng biệt ở tầng trên. Ngoài ra còn có một đường hầm ở tầng nền để chủ nhân có thể thoát ra ngoài khuôn viên của tòa nhà khi trường hợp khẩn cấp. Đó cũng là đặc điểm chung của các dinh thự, đặc biệt là khi chủ nhân là các viên quan cai trị thì luôn đề phòng sự nổi dậy của dân bản xứ.
Dinh trước đây là nơi ở của các viên toàn quyền người Pháp trong đó có Decoux. Decoux là người ở lâu nhất và là viên toàn quyền cuối cùng của chế độ bảo hộ Pháp nên người dân Đà Lạt thường gọi là dinh Toàn quyền Decoux.
Dinh Bảo Đại - Dinh III
Dinh nằm trên một ngọn đồi cao thuộc khu rừng Ái Ân, cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây Nam. Dinh được khởi công xây dựng vào năm 1939 và hoàn tất vào năm 1943. Theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, người đã từng tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và là một kiến trúc sư cung đình làm việc ở Bộ công của triều đình Huế.
Theo ý tưởng của kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh lúc bấy giờ thì đây phải là “một công trình kiến trúc bề thế, hiện đại, độc đáo (không giống với bất kỳ biệt thự nào trước đó) hài hòa với không gian kiến trúc, tương xứng với vị thế của chủ nhân, kết hợp thật nhuần nhuyễn giữa kiến trúc Á - Âu, Việt - Pháp, phù hợp với khí hậu nơi đây, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, hòa đồng với cảnh sắc thiên nhiên hoa lá, chim muông, không khí ngát hương của mùa xuân và mùa thu; nội thất tiện nghi, lộng lẫy, sang trọng mà không cầu kỳ, nghiêm cẩn mà ấm cúng”.
Tòa nhà gồm có hai tầng mang dáng dấp kiến trúc dinh thự kiểu châu Âu được bố trí trong một khuôn viên thoáng đẹp với sự sắp đặt hài hòa, khéo léo cũng như tạo dáng cho các bồn hoa trong không gian phía trước tiền sảnh và sân dạo phía sau đã làm toát lên vẻ sang trọng uy nghi của một biệt điện - nơi ở của bậc vương giả. Toàn bộ tòa nhà từ ngoài vào trong đều được quét ve màu vàng rất trang nhã. Khi bước vào bên trong thì người ta thật sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước sự sắp xếp bài trí hài hòa của các phòng ốc, tuy có sự hiện đại, thông thoáng của phương Tây nhưng vẫn giữ được nét không gian thuần Việt.
Dinh Thị trưởng
Dinh được xây dựng trên một ngọn đồi cao nhất thành phố, phía sau khu trung tâm Hòa Bình, ở cuối đường Lý Tự Trọng. Năm 1907, nơi này chỉ là là trại giám binh. Đến năm 1917 mới được xây dựng lại một cách bề thế để làm dinh Thị trưởng. Đây là nơi ở và làm việc của các viên công sứ dưới thời thuộc Pháp và các thị trưởng của chế độ cũ .
Dinh Thị trưởng thiết kế theo lối kiến trúc cổ điển của các dinh thự Âu châu. Dinh được xây theo khối hình vuông. Dinh có hai tầng phía trên và một tầng trệt dùng làm hầm rượu. Mặt tiền có bố trí cầu thang cả hai bên để lên tầng 1 và tầng 2. Mặt sau có mái che và lối lên cho xe ô tô. Ở đây có lối lên rộng, thoáng với nhiều bậc cấp dẫn tới tầng một - vừa là nơi ở, nơi làm việc của thị trưởng. Phía sau dinh có hai dãy nhà phụ dành làm nơi ở cho người giúp việc và người hầu. Cạnh các nhà phụ là hai hồ chứa nước lọc để cung cấp cho vùng trung tâm thành phố.
Trải qua thời gian dài hàng thập niên cùng với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, những dinh thự này ngày nay vẫn còn giữ nguyên được hình dáng kiến trúc với vẻ đẹp cổ kính có sức lôi cuốn mê hoặc lòng người một cách lạ kỳ (mặc dù bài trí nội thất bên trong đã có nhiều thay đổi do đã qua nhiều chủ nhân). Thiết nghĩ, trong thời gian tới nếu chúng ta có thể phục dựng lại nguyên trạng nội thất bên trong của các dinh thự, đặc biệt là các đường hầm thoát hiểm trước đây để đưa vào phục vụ việc khai thác dịch vụ du lịch thì chắc chắn đây sẽ trở thành một trong những điểm hấp dẫn du khách nhất khi tới Đà Lạt - Lâm Đồng.
Nguồn baolamdong.vn
Các biệt thự cổ ở Đà Lạt có nghệ thuật thẩm mỹ hiện đại, với những gian phòng có tầm nhìn rộng, thường hướng ra cảnh quan thị giác đô thị. Từ những ô cửa, có ...
Thị trường bất động sản Đà Lạt luôn sôi động và đầy tiềm năng. Để nắm bắt cơ hội đầu tư tại thành phố mộng mơ này, muabannhadatdalat.net là trợ thủ đắc lực. ...
Đà Lạt nổi tiếng trong cộng đồng du lịch bởi khí hậu mát mẻ và cảnh quan thơ mộng. Đặc biệt, thành phố ngàn hoa còn có những resort tuyệt vời, mang lại cho du ...
Lịch sử kiến tạo đô thị Đà Lạt được giới kiến trúc sư và chuyên gia quy hoạch thừa nhận rằng, đó là đô thị duy nhất ở Việt Nam có ngày sinh tháng đẻ. Bởi lẽ, ...
Lâm Đồng đã xác lập kỷ lục 100 món ăn ngon từ cây atiso Đà Lạt, thu hút đông đảo đầu bếp chuyên nghiệp đến từ các nhà hàng của khu du lịch, khách sạn, quán ăn ...
Là điểm nhấn của quần thể khu du lịch PINI (Đà Lạt), Đảo đá quý mang đến du khách một điểm khám phá độc đáo cũng như điểm đến “chữa lành” mới lạ.
Công viên văn hóa đá biển Tuy Hòa được xây dựng năm 2020-2021, cách tháp Nghinh Phong khoảng 200m về phía bắc. Đây không chỉ là nơi vui chơi giải trí mà còn là ...
Trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc ở TP Chí Linh của tỉnh Hải Dương, núi Ngũ Nhạc là một địa danh đầy sức hấp dẫn. Không chỉ có cảnh ...
Vào dịp tháng 3 hằng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội...
Chủ trương để người dân cùng làm du lịch, cùng hưởng lợi từ du lịch của tỉnh được sự đón nhận và hưởng ứng của người dân, góp phần cho sự sôi động và phát triển của ngành công...
Chỉ với chiếc bè xốp, kính lặn, bao tay, túi lưới và một đoạn tre ngắn, anh Trần Thanh Tuấn, ngụ xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) lặn dọc gành biển ở Hòn Nghệ bắt sò,...
Lịch sử kiến tạo đô thị Đà Lạt được giới kiến trúc sư và chuyên gia quy hoạch thừa nhận rằng, đó là đô thị duy nhất ở Việt Nam có ngày sinh tháng đẻ. Bởi lẽ, khi hình thành đô...
Xứ Nẫu là cụm từ đặc biệt để nói về vùng đất ngày nay thuộc 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên. Về danh xưng này, đã có nhiều người kiến giải, nay từ di sản Mộc bản triều Nguyễn,...
Mang nét đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, thác Đăk Sing, xã Văn Lem (huyện Đăk Tô) như một bức tranh thủy mặc, thật sự là một điểm đến thú vị dành cho những ai yêu thích loại hình du lịch...
Cuối tháng 9 vừa qua, UBND tỉnh đã có văn bản đồng ý chủ trương để Sở VH&TT tổ chức xây dựng hồ sơ đề cử nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại xã Cát Tường (huyện Phù Cát) đề nghị...
Sáng sớm, đứng sau trụ sở làm việc của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) nhìn về ngọn núi Chư Mom Ray thật đẹp. Đỉnh núi cao sừng sững,...