{title}
{publish}
{head}
Chỉ trong vòng 8 tháng, Chính phủ đã có 2 văn bản về quản lý kinh tế với các quyết sách tập trung, thống nhất và linh hoạt. Điều đó thể hiện sức phản ứng nhạy bén, kịp thời và linh hoạt của Chính phủ trước sự thay đổi và phát triển của tình hình...
Đúng vào ngày cuối cùng của năm 2008, bước sang thềm năm mới 2009, các phương tiện thông tin của nước ta đã đăng tải bài viết của Thủ tướng Chính phủ với nhan đề “Phát huy sức mạnh tổng hợp, nỗ lực phấn đấu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội”. Đây có thể coi là thông điệp của Chính phủ gửi đến toàn dân, đánh giá một cách tổng quan nhất tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước năm 2008 và dự báo tình hình năm 2009 cũng như khẳng định ý chí của toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm vượt qua mọi thử thách để trụ vững trong khó khăn và không ngừng vươn tới những thành tựu mới...
Cuối năm 2007, “cơn bão” tài chính quốc tế có dấu hiệu hình thành và tới tháng 3-2008 từ nước Mỹ, tâm điểm “bão”, bắt đầu lan toả toàn cầu, nhanh chóng tràn sang hầu hết các khu vực, các quốc gia trên thế giới, trong đó có nước ta... Khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế biến đổi mau lẹ, khó lường, khó tiên lượng và gây ra nhiều hệ luỵ. Giá cả biến động, tăng vọt, khiến cho sản xuất và tiêu dùng khó khăn, điêu đứng. Cho tới hôm nay, nhiều dự báo cho rằng vẫn chưa thể đo được điểm đỉnh và độ kết thúc của nó...
Từ kinh nghiệm chống lạm phát và suy thoái kinh tế của những năm 1997, 1998, 1999 của nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngày 17-4-2008 Chính phủ đã kịp thời ra Nghị quyết về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bề vững. Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, đoàn kết, tin tưởng và khẩn trương thống nhất hành động sáng tạo, đến tháng 9, tháng 10 giá cả trong nước đã bắt đầu ổn định và đến 2 tháng cuối năm bước đầu chúng ta đã làm chủ được tình hình thị trường trong nước...
Tuy nhiên, cuối năm 2008, “bão” tài chính thế giới chuyển sang mức độ tàn phá diện rộng khiến cho các nền kinh tế thế giới bắt đầu lâm vào cảnh đình trệ và bắt đầu tác động sâu vào kinh tế Việt Nam. Nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định rằng: Khủng khoảng tài chính và suy giảm kinh tế đổ bộ vào Việt Nam tuy hơi chậm so với các nước khác trong khu vực, nhưng nó ở lâu, diễn biến đảo chiều, mau lẹ khó lường và sức tàn phá sẽ nặng nề...
Câu hỏi đặt ra là bao giờ “bão” ngớt và dừng hẳn để bầu trời kinh tế Việt Nam trở lại bình yên? Câu trả lời phụ thuộc vào các giải pháp chủ động, khẩn trương, kịp thời, quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả. Thời gian không chờ đợi, tất cả dân tộc phải thống nhất hành động, hành động nhanh hơn, hành động mạnh mẽ hơn và quyết liệt hơn... Phản ứng kịp thời với tình hình mới, chuyển từ ưu tiên chống lạm phát sang đương đầu với chống suy giảm kinh tế. Thông điệp của Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra năm nhóm giải pháp cụ thể là tháo gỡ mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu; huy động mọi nguồn lực để kích cầu đầu tư và tiêu dùng; đảm bảo an sinh xã hội và xoá đói giảm nghèo; thực hiện chính sách tiền tệ và tài chính tích cực và hiệu quả; tập trung điều hành quyết liệt, linh hoạt phù hợp với thực tiễn ...
Từ Nghị quyết ngày 17-4-2008 đến thông điệp ngày 30-12- 2008 của Chính phủ bước đầu chúng ta có thể rút ra một số bài học về năng lực điều hành và quản lý nhà nước về kinh tế như sau:
Một là: Nghị quyết 17-4-2008 đề ra 8 nhóm giải pháp và thông điệp tháng 12-2008 đưa ra 5 nhóm giải pháp, về cơ bản mục tiêu là thống nhất. Đó là: đẩy mạnh sản xuất, phát tiển kinh tế bền vững và bảo đảm an sinh xã hội... Nghị quyết ngày 17-4-2008 ưu tiên kiềm chế lạm phát còn thông điệp tháng 12-2008 quyết tâm chống suy giảm tăng trưởng kinh tế. Các nhóm giải pháp có sự kế thừa và nối tiếp nhau, đan xen vào nhau đòi hỏi các cấp các ngành phải tiếp tục thực hiện đồng bộ. Tuy nhiên, tính ưu tiên của từng nhóm giải pháp có sự khác nhau. Tại thông điệp tháng 12-2008 cùng với 4 nhóm giải pháp khác, nhóm giải pháp kích cầu có thể coi là nhóm giải pháp mới, có nhiều khó khăn trong khi thực hiện...
Hai là: Chỉ trong vòng 8 tháng Chính phủ đã kịp thời có 2 văn bản chỉ đạo về kinh tế với các quyết sách tập trung, thống nhất, kịp thời và linh hoạt, điều đó thể hiện sức phản ứng nhạy bén của Chính phủ trước sự thay đổi và phát triển của tình hình. Những giải pháp từ 2 văn bản cho thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ chúng ta đã có bước trưởng thành trong tổ chức, quản lý nền kinh tế đất nước theo sát quy luật chung của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cao hơn điều này còn có ý nghĩa là các quyết sách cụ thể, chiến lược cụ thể của Chính phủ đúng đắn bao nhiêu sát với thực tiễn bao nhiêu, càng bảo đảm cho đường lối do Đảng đã vạch ra đúng đắn bấy nhiêu...
Ba là: Phát huy các thành tựu đã đạt được trong năm 2008, giờ đây, chúng ta cần chấp hành nghiêm chỉnh và khẩn trương hành động triển khai các giải pháp mà Chính phủ đã đề ra. Các cấp các ngành, các địa phương cần nhanh chóng có các chương trình hành động cụ thể. Cần nêu cao tinh thần chủ động tiến công, sáng tạo trong hành động. Tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính, tháo gỡ nhanh các vướng mắc trong sản xuất lưu thông hàng hoá. Thực hiện điều hành linh hoạt quyết liệt. Cần khắc phục tư tưởng trông chờ, nặng về điều tra khảo sát, nghiên cứu khi triển khai. Lấy ví dụ như đưa ra các giải pháp cụ thể về kích cầu, cần hết sức thận trọng, cụ thể nhưng không vì thế mà chậm chễ bỏ mất cơ hội phát triển. Càng khó khăn, càng phải đoàn kết và tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, càng phải biết huy động mọi tiềm năng và trí tuệ sáng tạo của nhân dân, bồi dưỡng sức dân, đề cao vai trò làm chủ của nhân dân, nhân dân vừa là chủ thể sáng tạo và hành động vừa là người kiểm tra các việc làm của chúng ta...
Theo ĐCSVNThủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính ...
Các địa phương nhận định Chính phủ đã chủ động, sáng tạo áp dụng linh hoạt, kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định tại mục 3 Nghị ...
Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, những năm qua, Ban Tổ chức Huyện ủy Đoan Hùng đã tích cực ...
Thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, bảo đảm công khai minh bạch để người nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc ...
Những ngày đầu Xuân Quý Mão năm 2023, chúng tôi có dịp được chứng kiến không khí lao động sản xuất nhộn nhịp, khẩn trương tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa ...
Sáng 20/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện trong mùa cao điểm nắng nóng sắp ...
Thời gian qua, nhiều kiến nghị của cử tri trên địa bàn tỉnh đã được giải quyết kịp thời, thấu đáo, chất lượng giải quyết kiến nghị của cử tri ngày càng được ...
Thực hiện khâu đột phá về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, tỉnh Phú Thọ đã và đang gia tăng lợi thế ...
baophutho.vn Năm 2024, mặc dù trong điều kiện nền kinh tế gặp phải nhiều khó khăn, thách thức do tình hình thế giới, thiên tai khắc nghiệt, song đất nước ta...
baophutho.vn Chiều 10/1, Đoàn công tác của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung...
Nhận lời mời của Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng, Ðoàn đại biểu Nghị viện Australia do Ngài Harry Jenkins, Chủ tịch Hạ viện dẫn đầu và Phu nhân thăm hữu nghị chính thức Việt Nam...
Nhận lời mời của Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng, Ðoàn đại biểu Nghị viện Australia do Ngài Harry Jenkins, Chủ tịch Hạ viện dẫn đầu và Phu nhân thăm hữu nghị chính thức Việt Nam...
Nhận lời mời của Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng, Ðoàn đại biểu Nghị viện Australia do Ngài Harry Jenkins, Chủ tịch Hạ viện dẫn đầu và Phu nhân thăm hữu nghị chính thức Việt Nam...
Đúng 12 giờ 30 phút ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh của Cam-pu-chia hoàn toàn giải phóng. Sự kiện trọng đại này đã đi vào lịch sử tròn 30 năm. Song với nhân dân Cam-pu-chia...
Đúng 12 giờ 30 phút ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh của Cam-pu-chia hoàn toàn giải phóng. Sự kiện trọng đại này đã đi vào lịch sử tròn 30 năm. Song với nhân dân Cam-pu-chia...
Đúng 12 giờ 30 phút ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh của Cam-pu-chia hoàn toàn giải phóng. Sự kiện trọng đại này đã đi vào lịch sử tròn 30 năm. Song với nhân dân Cam-pu-chia...