
{title}
{publish}
{head}
PTO- Họ là người làm chủ, hay những người đứng đầu các doanh nghiệp đủ mọi quy mô từ doanh nghiệp tư nhân đến các tập đoàn lớn. Ngay cả trong hoàn cảnh thuận lợi, việc phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của cả một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng là chuyện không hề đơn giản chưa nói đến thời điểm khó khăn như hiện nay.
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong gần 2 năm qua đã ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Trên cương vị của những người “đứng mũi chịu sào” hơn ai hết các doanh nhân chính là những người phải chịu áp lực lớn nhất trong việc chèo lái đưa con tàu doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng này. Và vẫn biết là rất nan giải, nhưng không ít doanh nhân đã chứng tỏ được bản lĩnh vững vàng để không chỉ giúp doanh nghiệp trụ vững mà còn là tạo cơ sở từng bước góp phần vực dậy sự suy thoái của cả nền kinh tế.
Có hơn 30 năm trong nghề lắp máy xây dựng, trải qua hầu hết những thăng trầm của ngành để hiểu những khó khăn thử thách chính là một phần của công việc nhưng ông Phạm Gia Lý – Tổng giám đốc Công ty Licogi 14 vẫn không khỏi lo lắng khi tình trạng thiếu việc, nợ lương cứ kéo dài khiến một bộ phận không nhỏ những người thợ lâu năm có tay nghề cao buộc phải bỏ nghề đi tìm kiếm công việc mới. Ông Lý hiểu thế mạnh của những doanh nghiệp lắp máy xây dựng lớn của Nhà nước mà hiếm công ty tư nhân nào có được chính là đội ngũ công nhân bậc cao, giàu kinh nghiệm. Việc hàng loạt những dự án, những công trình lớn như xây dựng thủy điện sở dĩ đều do các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước đảm nhiệm cũng chính là nhờ ưu thế sở hữu đội ngũ thợ lâu năm lành nghề. Theo ông Lý thì phải tốn nhiều công sức, mất rất nhiều thời gian mới có thể đào tạo được đội ngũ những người thợ vững tay nghề trong ngành lắp máy, mà nếu để họ bỏ nghề thì đây mới chính là tổn thất lớn nhất mà các doanh nghiệp Nhà nước gặp phải. Thấy được nguy cơ hao hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nên thay vì làm dàn trải tất cả các dự án đang triển khai thì Licogi 14 chỉ tập trung hoàn thiện những dự án lớn như Thủy điện Bắc Hà, Kè sông biên giới Lào Cai nhằm tạo công việc ổn định cho công nhân. Ông nói: ”Khó khăn rồi cũng sẽ qua, điều quan trọng là phải giữ được thợ bậc cao thì doanh nghiệp mới có cơ hội tiếp tục duy trì hoạt động và phát triển”. Nhờ thực hiện đầu tư hợp lý, doanh nhân Phạm Gia Lý không chỉ giữ được đội ngũ công nhân giỏi mà ông còn chèo lái giúp Licogi 14 tránh khỏi những món nợ không đáng có khi chỉ tập trung vào thực hiện những công trình khả thi.
Cũng là người gắn bó lâu năm với ngành may mặc, lại đang giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Dệt may của tỉnh, doanh nhân Trần Phương Cách là người hiểu hơn ai hết những khó khăn của ngành nói chung và khó khăn của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói riêng trong thời kỳ suy giảm hiện nay. Trong hoàn cảnh giá may gia công liên tục giảm khi các yếu tố đầu vào từ các nguyên phụ liệu, đến giá điện, dịch vụ vận tải... đều tăng cao, dù vậy thì hầu hết các công ty may đều gặp rất nhiều khó khăn nhằm đảm bảo các đơn hàng. So với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp may trong nước lại gặp vô vàn những bất lợi bởi những hạn chế về môi trường làm việc, nguồn hàng... Những bất lợi đó khiến các doanh nghiệp trong nước không chỉ mất ưu thế cạnh tranh trong việc tìm nguồn hàng mà cả trong việc thu hút lao động. Thời gian qua, các doanh nghiệp may trong nước trên địa bàn thường xuyên thiếu hụt trung bình từ 30-40% lao động/doanh nghiệp. Dù đảm bảo được việc giữ hợp đồng gia công tương đối đều đặn so với nhiều công ty khác, nhưng Công ty Cổ phần May Sông Hồng cũng không tránh khỏi tình trạng thiếu hụt lao động như phần lớn các công ty may trong nước trên địa bàn đang gặp phải. Điều đó khiến Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo thực hiện các hợp đồng gia công theo đúng kế hoạch. Để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, ông Trần Phương Cách đã quyết định một mặt vừa sắp xếp lại lao động, chỉ sử dụng lao động có tay nghề cao bằng việc đảm bảo thu nhập cho họ, một mặt ông cho đổi mới công nghệ, thay đổi từ thiết bị cơ sang thiết bị tự động nhằm tăng năng suất sản phẩm. Ngoài ra để giảm thiểu chi phí trong khi giá vật tư nguyên liệu và dịch vụ đầu vào liên tục tăng cao, Công ty chuyển hướng đưa xưởng may về các vùng nông thôn để giảm chi phí tiền lương, nhà ở và các chính sách đãi ngộ khác của vùng đô thị. Ông Cách phân trần: ”Trong điều kiện khó khăn chung như hiện nay việc mong muốn làm ăn không lỗ cũng đã là một thành công của doanh nghiệp. Vì thế các chế độ đãi ngộ của công ty nếu không được cải thiện thì cũng phải cố gắng duy trì như hiện tại để đảm bảo cho đời sống công nhân được ổn định”.
Không phải là một doanh nghiệp lớn nhưng Công ty Chế biến Chè Tuấn Phương của doanh nhân Nguyễn Minh Tuấn luôn tự hào là một trong những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, luôn duy trì được nguồn hàng đều đặn cho thị trường xuất khẩu chè nguyên liệu, giúp doanh nghiệp nộp ngân sách vài ba trăm triệu/năm. Nhưng trước những khó khăn của thị trường chè xuất khẩu nói chung, anh Tuấn cũng không khỏi cảm thấy lo lắng bởi điều kiện cạnh tranh ngày càng ngặt nghèo mà khả năng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm thì hạn chế. Dù vậy anh Tuấn cũng dự định, tới đây khi lãi suất ngân hàng giảm xuống anh sẽ phải vay vốn đầu tư dây truyền mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chè chế biến để thích ứng với yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường.
Mỗi doanh nghiệp một vấn đề và mỗi doanh nhân lại có nỗi ưu tư riêng nhưng tựu chung lại đều vì một mục đích đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn của thời kỳ suy giảm nền kinh tế. Được biết trong tổng số 4105 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký hoạt động trên địa bàn thì có khoảng 336 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và gần 300 doanh nghiệp giải thể, phá sản trong thời gian qua. Tuy nhiên trong hoàn cảnh khó khăn này cũng có hơn 600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Sẽ không tránh khỏi những thất bại, đổ vỡ và những cái mới cũng sẽ luôn xuất hiện để thay thế những cái cũ đã không còn thích ứng. Nhưng để vượt qua giai đoạn khó khăn này, bản lĩnh của người doanh nhân giúp họ biết trân trọng những gì mình đang có để gìn giữ và phát triển doanh nghiệp theo hướng mới chứ không đơn giản chỉ là sự xóa bỏ.
Kim Thư
Trong xã hội phát triển ngày càng hiện đại, văn minh, các doanh nghiệp không đơn thuần hoạt động chỉ với mục tiêu lợi nhuận mà còn thể hiện trách nhiệm, tình ...
Với phương châm kết nối giữa các doanh nghiệp trong dòng họ để cùng phát triển sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, năm 2020, Hội đồng họ Lê ...
Đây là giá trị cốt lõi, xuyên suốt, nhất quán của Công ty cổ phần LICOGI 14 trên hành trình khẳng định thương hiệu, nỗ lực phấn đấu trở thành doanh nghiệp mạnh ...
Năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh tiếp tục đối diện nhiều thách thức khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, các thị trường nhập khẩu đưa ra những ...
Chung tay đảm bảo an sinh xã hội là hoạt động cơ bản và tất yếu thể hiện trách nhiệm, tình cảm với cộng đồng của doanh nghiệp. Trong những năm qua, cùng với nỗ ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận bình đẳng ...
Công ty TNHH May Hoa Sen Phú Thọ ở khu 10, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh được thành lập tháng 10/2013. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Công ...
Hiện nay, thuê văn phòng Coworking đang là xu hướng văn phòng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi nhiều ưu điểm về chi phí lẫn tiện ích. Thế nhưng, liệu mọi ...
baophutho.vn Xã Hùng Lô (thành phố Việt Trì) những năm gần đây đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước. Vẻ đẹp mộc mạc và những giá...
baophutho.vn Ngày 21/4, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn thực hiện xác nhận bảng kê, hồ sơ truy xuất nguồn gốc lâm sản cho trên 80...
Quyết định ấn định thời hạn tạm nhập tối đa của mỗi lô hàng không quá 60 ngày (tính cả 1 lần gia hạn 15 ngày).
PTO- Trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế, các doanh nghiệp Phú Thọ đang trong quá trình “cọ sát” với thực tiễn để khẳng định sự tồn tại và phát triển...
PTO- Xa rồi cái thời lúa mùa về nhà cũng là lúc ăn tết “Cất cày bừa”, ruộng đồng bỏ trống, trâu bò thả rông, nhà nhà chỉ tập trung vào chuẩn bị vui tết Nguyên đán để mùng 5-6...
PTO- Để thực sự là đầu mối chủ đạo cung ứng vốn cho nông nghiệp, nông dân, Ban Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Cẩm Khê đã tìm nhiều biện pháp, tập trung...
Từ ngày 15/10, các hãng hàng không nội địa đồng loạt tăng giá vé. Việc tăng giá vé máy bay vào cuối năm chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá vé máy bay Tết.
PTO- Làng nghề chế biến chè xóm Khuân nằm trọn ở 2 khu: Khuân 1 và Khuân 2 xã Sơn Hùng (huyện Thanh Sơn).