
{title}
{publish}
{head}
Hộ chị Trịnh Thị Thương dân tộc Dao ở khu 1, xã Nga Hoàng vay vốn chính sách dành cho hộ nghèo đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
PTĐT -Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, thời gian qua, huyện Yên Lập đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chương trình tín dụng chính sách, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Trên địa bàn huyện Yên Lập đã và đang triển khai 14 chương trình tín dụng chính sách, hầu hết các chương trình được đồng bào các dân tộc trong huyện đánh giá cao tính hiệu quả, điển hình như chương trình cho vay hộ nghèo. Thông qua các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở, các hộ nghèo dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, tự tạo sinh kế, việc làm và mang lại thu nhập ổn định, giúp sớm thoát nghèo. Hộ chị Trịnh Thị Thương dân tộc Dao ở khu 1, xã Nga Hoàng là một ví dụ, sinh năm 1991 làm mẹ đơn thân, cuộc sống hết sức khó khăn khi tất cả thu nhập chỉ trông vào vài sào ruộng. Năm 2018, thông qua Hội Phụ nữ xã chị vay 45 triệu đồng vốn tín dụng chính sách để đầu tư nuôi 1.000 rồi tăng lên 1.500 con vịt đẻ trứng, chỉ sau 4 tháng đàn vịt đã có thu, sau 7 tháng đã cho lợi nhuận. Trên 4.000m2 mặt nước vừa thả cá, vừa nuôi vịt đẻ, trung bình mỗi ngày chị cung cấp cho thị trường 1.200 quả trứng, sau khi trừ chi phí mỗi tháng thu lãi 10 triệu đồng. Chị Thương phấn khởi cho biết: “Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chỉ hết năm nay thôi gia đình tôi sẽ thoát khỏi hộ nghèo. Nhưng tôi vẫn muốn được vay thêm vốn đầu tư làm lò ấp trứng để tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập giúp thoát nghèo bền vững”.
Ngay sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40 -CT/TW, huyện Yên Lập đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến toàn thể cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và nhân dân. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các trưởng khu, thôn, bản, các tổ trưởng tổ vay vốn cũng như tăng cường công tác quản lý nguồn vốn vay ưu đãi, đảm bảo giải ngân cho vay đúng đối tượng, đúng quy định. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hoạt động tín dụng chính sách đã mang lại hiệu quả rõ nét. Trong 5 năm (2014-2019), các chương trình tín dụng chính sách đã giúp cho 5.918 hộ trên địa bàn huyện vượt qua ngưỡng nghèo; tạo việc làm mới cho 258 lao động; giúp cho 103 lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; 1.692 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng được 6.476 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 552 căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Đến hết tháng 10/2019, tổng dư nợ cho vay của các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt hơn 406,6 tỷ đồng/11.678 hộ còn dư nợ, tập trung chủ yếu vào các chương trình tín dụng như: Cho vay ưu đãi hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, hộ sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, cho vay học sinh sinh viên, nước sạch vệ sinh môi trường… Các chương trình tín dụng trên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc cả về kinh tế, chính trị và xã hội, tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội, sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng chính sách xã hội luôn được củng cố và nâng cao. Hàng năm, NHCSXH huyện Yên Lập chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện các giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng; định kỳ kiểm tra, rà soát, đánh giá năng lực hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc tổ chức hội nhận ủy thác; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, làm tốt công tác tư vấn sử dụng vốn vay đúng mục đích; bố trí các điểm giao dịch thuận lợi...
Đối với những tổ chức hội nhận ủy thác có nợ quá hạn cao, NHCSXH huyện cùng chính quyền địa phương, tổ chức hội nhận ủy thác đánh giá, xác định nguyên nhân và thực hiện tốt công tác xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, đảm bảo việc xử lý nợ bị rủi ro chính xác, kịp thời, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 0,1%/tổng dư nợ. Mặc dù điều kiện kinh tế của huyện miền núi còn nhiều khó khăn, song để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, hàng năm huyện Yên Lập dành ít nhất 200 triệu đồng từ ngân sách địa phương để ủy thác qua NHCSXH huyện bổ sung nguồn vốn hỗ trợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, tạo điều kiện để người vay đầu tư phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững.
Thời gian tới huyện Yên Lập tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong thực hiện Chỉ thị 40- CT/TW, tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh sử dụng vốn vay đúng mục đích, vượt nghèo vươn lên làm giàu nhằm xóa bỏ tư tưởng trông chờ, thụ động, thúc đẩy tinh thần vượt khó của đồng bào các dân tộc trong toàn huyện.
Mai Phương
Tăng trưởng đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng là nhiệm vụ, mục tiêu mà Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thanh Sơn tập ...
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Tam Nông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tập trung ...
Thời gian qua, từ chương trình chính sách tín dụng ưu đãi, hàng ngàn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. ...
Trong những thành tựu tiêu biểu ở Phú Thọ - miền đất thiêng nguồn cội của dân tộc, có công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội với những kết quả ...
Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo, các đối tượng chính sách, những năm qua, nguồn vốn tín dụng ...
Với ưu điểm là nguồn vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp, thời gian vay kéo dài, nên thời gian qua, chính sách tín dụng ưu đãi đã phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy giúp ...
Cùng với chính sách hỗ trợ đặc thù của Nhà nước, nhiều năm qua nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp đồng bào dân tộc ...
Ngày 24/7, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín ...
baophutho.vn Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa, du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 là dịp thu hút đông đảo đồng bào và du khách thập phương về với Đất Tổ cội...
baophutho.vn Là một trong những lễ hội lớn của cả nước, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm thu hút hàng triệu đồng bào và du khách...
PTĐT - Là địa phương có thế mạnh về phát triển rừng, những năm qua, bên cạnh việc phát triển lâm nghiệp, đẩy mạnh trồng rừng, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được Đoan Hùng...
PTĐT - Xuất phát điểm kinh tế - xã hội thấp, tuy nhiên với quyết tâm của Đảng bộ huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao giữa chính...
PTĐT - Chiều 6-11, Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Vietcombank Phú Thọ) và Kho bạc Nhà nước tỉnh tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác thanh...
PTĐT - Nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chè xanh Phú Thọ nhằm tạo dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh...
PTĐT - Những năm gần đây, chăn nuôi của tỉnh đã từng bước chuyển dịch theo hướng tập trung hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất, hình thành...
PTĐT - Chiều 4/11, Sở NN và PTNT tổ chức tổng kết vụ mùa; sơ kết sản xuất vụ đông năm 2019 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân năm 2019 - 2020.