
{title}
{publish}
{head}
Xưởng sản xuất đồ gỗ của hộ anh Phạm Văn Thành thuộc làng nghề mộc Minh Đức, xã Thanh Uyên đầu tư máy móc hiện đại, cải tiến mẫu mã, nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động.
PTĐT-Trong phát triển kinh tế, làng nghề có ý nghĩa lớn, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường với nhiều thách thức, để làng nghề có thể đứng vững và phát triển không phải là điều đơn giản. Tại huyện Tam Nông, tập trung tháo gỡ những khó khăn để giúp làng nghề phát triển bền vững là vấn đề đang được đặt ra hiện nay.
Huyện Tam Nông hiện có 6 làng nghề, bao gồm 4 làng nghề sản xuất, chế biến sơn đỏ tại các xã Xuân Quang, Thọ Văn, Dị Nậu, Văn Lương; 1 làng nghề đan lát tại xã Hiền Quan; 1 làng nghề mộc tại xã Thanh Uyên. Những năm gần đây, doanh thu hàng năm của các làng nghề đều đạt từ 90 đến 100 tỷ đồng, thu hút trên 3.000 lao động. Nhìn chung, các làng nghề đều có sự phát triển về quy mô sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Các làng nghề từng bước được khôi phục và có vị trí quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn. Đây cũng chính là tiền đề tạo bước chuyển đổi cơ cấu lao động sang tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác.
Trên thực tế, việc phát huy vai trò của làng nghề vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm như: Quy mô sản xuất của các làng nghề phân tán, nhỏ lẻ, manh mún; cơ sở hạ tầng nhiều nơi chưa đáp ứng được so với yêu cầu của sự phát triển; mặt bằng sản xuất chật hẹp; tốc độ chuyển đổi ngành nghề sản xuất diễn ra chậm trong khi năng lực về vốn còn hạn chế. Sự khó khăn trong tiếp cận vốn khiến quy mô sản xuất của làng nghề nhỏ và mang tính thời vụ, dẫn đến tình trạng phá giá, cạnh tranh không lành mạnh, làm cho các làng nghề khó có thể bứt phá. Việc chưa tạo dựng được thương hiệu khiến năng lực tiếp cận các thị trường lớn, thị trường mới rất hạn chế.
Cụ thể, với các làng nghề sản xuất sơn đang gặp khó khăn trong đầu ra cho sản phẩm do phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, người sản xuất không nắm bắt được nhiều thông tin về thị trường dẫn đến giá sản phẩm bị phụ thuộc nhiều vào các chủ thu mua. Mặt khác, nhựa sơn của các hộ làm ra chưa gắn với chế biến, hầu hết là xuất sản phẩm thô nên giá trị chưa cao. Với làng nghề mộc và đan lát, khó khăn lớn nhất là khả năng tiếp cận và huy động vốn hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm hẹp, chủ yếu vẫn là thị trường nội địa. Quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, sản xuất vẫn chưa tập trung, chuyên nghiệp, chưa theo sát được thị hiếu tiêu dùng. Sản xuất làng nghề còn mang tính tự phát, phân tán, chủ yếu là gia đình nên việc đầu tư, cải tiến và áp dụng công nghệ còn hạn chế, chất lượng sản phẩm và trình độ thẩm mỹ chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp so với các mặt hàng khác.
Làng nghề đan lát khu Bắc, xã Hiền Quan có nghề đan lát truyền thông gắn bó với người dân hàng thế kỷ. Bao năm nay họ vẫn cần mẫn theo nghề, bởi họ sống được nhờ nghề. Trung bình mỗi năm, doanh thu của làng nghề đạt trên 10 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.000 lao động (kể cả lao động thời vụ). Ông Phạm Văn Nghĩa - Trưởng làng nghề cho biết: Hiện nay, thu nhập bình quân của lao động làng nghề đạt trên 2 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm và giá trị sản phẩm có sự gia tăng qua từng năm. Tuy nhiên, làng nghề vẫn gặp khó bởi hầu như sản xuất đều làm thủ công, sản phẩm chủ yếu là vật dụng phục vụ sinh hoạt như thúng, mủng, nong, nia nên giá trị không cao. Theo xu thế thị trường, các hộ dân chúng tôi rất mong được hỗ trợ về máy móc kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động; có định hướng để liên kết, mở rộng thêm những sản phẩm gắn với du lịch giúp tăng giá trị và có đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Để làng nghề tiếp tục duy trì ổn định và ngày một phát triển, ngoài sự quan tâm, khuyến khích, hỗ trợ của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cơ sở, quan trọng nhất vẫn là sự phát huy nội lực từ chính các làng nghề. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ sản xuất trong làng nghề cần chủ động đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, có giải pháp tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm để duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tại các làng nghề là hướng đi tất yếu trong cơ chế thị trường hiện nay, bởi tiến bộ kỹ thuật sẽ giúp các làng nghề nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, giải phóng sức lao động và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tích cực quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều kênh khác nhau như xây dựng các trang web chuyên giới thiệu về sản phẩm; tham gia các hội chợ. Có như vậy, sản phẩm của làng nghề mới có thể tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào kênh trung gian.
Nguyễn Huế
Trong những năm qua, cùng với việc lưu giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh đã tạo động lực quan ...
Thời gian qua, sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh đã tạo động lực quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo ...
Ngành nghề nông thôn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Các ...
Toàn tỉnh hiện có 71 làng nghề đang hoạt động, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế địa phương, giải quyết hiệu quả bài toán lao động nông thôn trong bối ...
Nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề tỉnh Bắc Ninh, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá ...
Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không ...
Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều ngành ...
Toàn huyện Tam Nông có sáu làng nghề: Đan lát khu Bắc, xã Hiền Quan; Mộc Minh Đức ở xã Thanh Uyên và bốn làng nghề sơn ở các xã Vạn Xuân, Xuân Quang, Dị Nậu, ...
baophutho.vn Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa, du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 là dịp thu hút đông đảo đồng bào và du khách thập phương về với Đất Tổ cội...
baophutho.vn Là một trong những lễ hội lớn của cả nước, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm thu hút hàng triệu đồng bào và du khách...
PTĐT-Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề có tầm chiến lược, mang tính đột phá trong sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển KT-XH của đất nước nói chung và của tỉnh ta nói riêng.
Là cái tên đã quá quen thuộc trên các thị trường tài chính thế giới, sức ảnh hưởng của đồng tiền ảo bitcoin đang ngày được lan rộng trên toàn cầu.
PTĐT- Ai cũng có quê hương để thương, để nhớ, với người dân xã Yển Khê, huyện Thanh Ba thì trong niềm thương, nỗi nhớ có cả những lát tre, mây, tế thân quen bởi người dân nơi...
PTĐT-Đồng hành cùng tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Lập, nhiều năm qua Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện đã góp phần...
PTĐT-Trong những ngày qua rét đậm, rét hại đã xảy ra trên địa bàn tỉnh, theo dự báo không khí lạnh tiếp tục tăng cường đến ngày 14/1/2018 và còn diễn biến phức tạp; nhiệt độ...
PTĐT-Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong ba phong trào thi đua lớn, trọng tâm do Trung ương...