Cập nhật: Thứ 5, 11/10/2012 | 08:01 GMT+7

Tìm hiểu về bệnh trầm cảm

PTO- Trầm cảm là hiện tượng ức chế của các quá trình hoạt động tâm thần đối với bệnh cảnh lâm sàng gồm các biểu hiện thường gặp như: Nét mặt buồn rầu ủ rũ, không muốn làm việc, dễ mệt mỏi, mất hoặc giảm mọi quan tâm thích thú ngay cả những đam mê thích thú cũ, giảm tập trung chú ý, mất hoặc giảm tự tin, tự đánh giá mất mình, quá trình suy nghĩ chậm chạp, ý tưởng nghèo nàn, tự cho mình có tội, bi quan về tương lai.

Một trường hợp trầm cảm nặng: người bệnh có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Trong trầm cảm thường có các biểu hiện của cơ thể như mất ngủ, thường là mất ngủ cuối giấc, thức dậy sớm, hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh, đau mỏi xương khớp, sút cân, giảm hoạt động tình dục. Người bệnh thường kèm theo lo âu và những cảm giác căng thẳng, bất an, sợ hãi. Khoảng vài chục năm trở lại đây, số người bị trầm cảm chiếm tỷ lệ cao trong nhân dân. Hầu hết các nước trên thế giới, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới có 50% dân số trên hành tinh của chúng ta có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về dịch tễ học trầm cảm, nói chung các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trầm cảm chiếm trên 3% dân số. Người bệnh bị rối loạn trầm cảm sẽ dẫn đến gián đoạn học tập và khả năng lao động, khả năng thích ứng, dần dần tách rời xã hội, chất lượng cuộc sống bị giảm sút sau mỗi giai đoạn trầm cảm càng trở nên trầm trọng khi 20% số họ trở thành mãn tính, người bệnh có nguy cơ tự sát cao khi trầm cảm tái diễn. Trầm cảm gia tăng còn thúc đẩy tỷ lệ lạm dụng rượu và ma túy. Rối loạn trầm cảm không chỉ gây ảnh hưởng cho cá nhân mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của gia đình và xã hội. Do tính phổ biến ở mức độ nghiêm trọng của trầm cảm, nó đã trở thành một vấn đề lớn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, một vấn đề thời sự đang được quan tâm nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là hình thái lâm sàng, chẩn đoán, điều trị và nguy cơ tái phát.

Giai đoạn trầm cảm thường hình thành từ từ trong nhiều tuần với biểu hiện hội chứng suy nhược và khí sắc ngày càng suy giảm, và sau đó xuất hiện đủ bộ 3 tiêu chuẩn của trầm cảm, thời gian kéo dài ít nhất hàng tuần, biểu hiện chủ yếu nhất là cảm xúc buồn rầu ở mức độ khác nhau như: Chán nản, thất vọng, có trạng thái buồn chán nặng nề, sâu sắc, buồn không có lối thoát dễ dẫn đến tự sát. Quá trình liên tưởng chậm chạp, hồi ức khó khăn, tư duy bị chìm đắm trong những chủ đề trầm cảm, bi quan, xấu hổ, tủi nhục, bất hạnh, nhiều trường hợp kết tinh thành hoang tưởng bị buộc tội hoặc tự buộc tội dẫn đến tự sát. Người bệnh nói chậm chạp, trả lời câu hỏi khó khăn, nói nhỏ thì thào từng tiếng một, đôi khi không nói, chỉ rên rỉ, khóc lóc. Nhiều người bệnh giả vờ khỏi bệnh để về nhà tự sát, lừa dối thầy thuốc và người thân để thực hành hành vi tự sát cho nên phải theo dõi người bệnh sát sao để ngăn chặn hành vi tự sát. Người bệnh ngồi im hoặc nằm im ỉm hàng giờ, khom lưng, cúi đầu nằm ở giường hàng ngày, hàng tháng, hoạt động bị ức chế hoặc những hành vi đơn điệu lại lờ đờ, quẩn quanh trong phòng.

Hoang tưởng, ảo giác xuất hiện nhiều, nội dung thường bị theo dõi, bị truy hại, bị đầu độc, nghe thấy tiếng nói tố cáo tội lỗi của mình hay báo trước hình phạt, tiếng khóc, tiếng than của đám ma, người bệnh bị mất hết nhà cửa, gia đình người thân, chú ý giám sát do tính ức chế. Những rối loạn khác như: Rối loạn thực vật, thường xuyên rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, lưỡi trắng, tiêu chảy, táo bón, rối loạn tim mạch, phụ nữ thường mất kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Cần phát hiện được sớm, chẩn đoán chính xác các hình thái trầm cảm như: Trầm cảm suy nhược, trầm cảm lo âu, trầm cảm rối loạn cơ thể, phải xác định được mức độ trầm cảm hiện có của người bệnh xem trầm cảm có kèm theo những rối loạn, tâm thần khác hay không, phải xác định rõ nguyên nhân trầm cảm, nội sinh, tâm sinh, thực tổn, phải chỉ định sớm điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Lựa chọn đúng nhóm thuốc, liều lượng, cách sử dụng phù hợp trạng thái vật lý trong trường hợp trầm cảm nặng có ý tưởng, hành vi tự sát và trường hợp sử dụng thuốc tới liều mà không đạt kết quả. Điều trị trầm cảm khi đạt được hiệu quả phải duy trì được ít nhất 6 tháng có theo dõi để đạt được sự ổn định và đề phòng tái phát bệnh.

Hồng Hà



 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Thực phẩm đẩy lùi tuổi già và lão hóa

Thực phẩm đẩy lùi tuổi già và lão hóa
09:16 10/10/2012

Không có cách nào chống lại được tuổi già, mà chỉ có cách để đẩy lùi nó chậm lại. Vậy là bạn nghĩ đủ mọi cách để đẩy lùi tuổi già bao gồm cả đi...

Vai trò Vitamin A đối với trẻ em

Vai trò Vitamin A đối với trẻ em
01:00 10/10/2012

PTO- Vitamin A là một vi chất có vai trò quan trọng đặc biệt đối với trẻ nhỏ, gồm 4 vai trò chính như sau: Giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường (thiếu Vitamin A trẻ sẽ...

Giải tỏa căng thẳng nơi công sở

Giải tỏa căng thẳng nơi công sở
01:35 09/10/2012

Công việc quá nhiều khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và thường xuyên bị stress, nhất là khi làm việc kém hiệu quả vì tinh thần và sức lực không còn “sung” nữa.

Sừng tê giác không phải là thần dược

Sừng tê giác không phải là thần dược
00:52 09/10/2012

Nhiều người Việt bỏ hàng tỷ đồng để mua sừng tê giác vì cho rằng nó có thể chữa bách bệnh, kể cả ung thư và tăng cường sức mạnh đàn ông. Thực tế chưa có công trình khoa học nào...

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

18°C - 26°C
Nhiều mây, không mưa
  • 22°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 26°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long