
{title}
{publish}
{head}
PTĐT - Thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, trong nước. Trong bối cảnh đó, hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh cũng không nằm ngoài ngoại lệ, hàng loạt chỉ số, doanh thu trong sản xuất công nghiệp, vận tải, du lịch, thương mại dịch vụ… sụt giảm mạnh. Để thực hiện đồng thời “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã bắt tay vào cuộc, có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục hồi nền kinh tế.
Công ty TNHH may Hoa Sen Phú Thọ ở thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh đã kịp thời nắm bắt cơ hội, mở rộng và tăng cường sản xuất mặt hàng khẩu trang, công suất 100.000 chiếc/ngày để duy trì việc làm và mức thu nhập ổn định cho gần 700 lao động, hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Ngay sau Tết Nguyên đán, các ngành: Dệt may, điện tử, giày da bị ảnh hưởng đầu tiên bởi dịch bệnh COVID-19 do những ngành này chủ yếu nhập khẩu nguồn nguyên, phụ liệu từ thị trường Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp phải huy động tối đa vật tư dự trữ, tìm nguồn hàng thay thế để duy trì sản xuất. Hết quý I, khi nguồn nguyên liệu tạm được khắc phục thì cũng là lúc các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với hàng loạt khó khăn khác. Đó là hàng sản xuất ra không tiêu thụ được vì dịch bệnh đã lan rộng ra Mỹ và các nước châu Âu, châu Á… Trên các quốc gia đồng loạt triển khai thực hiện lệnh giãn cách xã hội, đóng cửa không cho nhập khẩu hàng hóa, nhiều đơn hàng bị hoãn hoặc hủy bỏ mà không có bất cứ chi phí bồi thường nào dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế cho doanh nghiệp; một số doanh nghiệp không mời được chuyên gia nước ngoài sang hỗ trợ kỹ thuật khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ…
Nằm trong khối những doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu, 99% sản phẩm may mặc của Công ty TNHH Sheshin Việt Nam (Khu CN Thụy Vân) xuất sang thị trường Mỹ, châu Âu. Khi dịch bệnh bùng phát hầu như các đơn hàng trong tình trạng đóng băng, sản phẩm phải lưu kho, thậm chí có đối tác còn yêu cầu giảm 20% giá trị sản phẩm của một số đơn hàng, mẫu hàng đã ký kết trước đó. Không ký được đơn hàng mới, đơn hàng cũ chậm thanh toán, giảm giá trị sản phẩm khiến Công ty phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất, bố trí lao động làm việc luân phiên. Ông Ngô Cao Cường- Trưởng phòng nhân sự Công ty cho biết: Sang tháng 5, tình hình chưa mấy khả quan buộc Công ty phải cơ cấu lại hoạt động, ký thỏa thuận với người lao động tạm nghỉ chờ việc không lương.
Không chỉ ngành may mặc, ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ cũng liên tục gặp khó khi các đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Từ tháng 4 trở lại đây trên 50% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động cầm chừng, sản lượng gỗ chế biến giảm 80,6%. Theo báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, tính đến đầu tháng 5 đã có 17 doanh nghiệp trong các khu, cụm CN cho người lao động nghỉ việc, trong đó có 7 doanh nghiệp cho nghỉ chưa xác định thời hạn công nhân trở lại làm việc, 7 doanh nghiệp cho một số bộ phận, chuyền sản xuất nghỉ. Nếu như các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng bởi thị trường tiêu thụ thế giới, thì với lĩnh vực kinh doanh du lịch, dịch vụ, vận tải nội địa cũng khó khăn không kém. Ông Bùi Huy Phương- Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải tỉnh khẳng định: “Do ảnh hưởng dịch bệnh, trước và sau khi thực hiện chủ trương giãn cách xã hội, lượng khách đi xe trên tuyến cố định, xe buýt đều giảm mạnh so với cùng kỳ, vận tải hàng hóa cũng giảm một nửa số chuyến, kéo theo tổng doanh thu của các đơn vị vận tải giảm 50% so với trước”. Tương tự, doanh thu du lịch, dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh lưu trú cũng giảm trên 60% so với cùng kỳ; trong nông nghiệp, các mặt hàng nông sản xuất khẩu có thế mạnh của tỉnh như chè, chuối đều giảm từ 30-60%...
Mặc dù, trong khó khăn, có một số doanh nghiệp đã biết biến thách thức thành cơ hội, nhanh chóng chuyển đổi sản xuất, điển hình như Công ty TNHH Vikore Phú Thọ (Khu CN Thụy Vân), Công ty TNHH May Hoa Sen (huyện Phù Ninh)- vốn là những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng chăn, ga, gia công quần áo xuất khẩu đã nhạy bén đầu tư dây chuyền sản xuất khẩu trang vải y tế kháng khuẩn khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, trung bình mỗi ngày các DN này sản xuất trên 100 nghìn sản phẩm cung ứng cho thị trường, không để sản xuất gián đoạn, ổn định việc làm cho người lao động, song thực tế số doanh nghiệp như Vikore Phú Thọ, May Hoa Sen không nhiều, ảnh hưởng dịch bệnh đã kéo chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2020 của tỉnh giảm 8,09% so với cùng kỳ năm trước và giảm tới 32% so với quý IV/2019.
Ngành Thuế đẩy mạnh rà soát toàn bộ đối tượng nộp thuế trên địa bàn bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 để áp dụng thực hiện Nghị định 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.
Nhằm chia sẻ khó khăn cùng nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp (DN), HTX, hộ sản xuất trong việc giảm thiểu tác động của dịch COVID-19, Chính phủ đã khẩn trương đưa ra các gói hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội như: Gói tín dụng 285.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp thông qua cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ; gói chính sách tài khóa 180.000 tỷ đồng thông qua việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng theo tinh thần Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ; thực hiện việc miễn giảm tiền điện cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19…
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, nâng cao hiệu quả của các gói hỗ trợ, UBND tỉnh đã xây dựng Chương trình hành động, triển khai thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2020 đã đề ra. Trong chương trình làm việc với các sở, ngành, địa phương của tỉnh mới đây, đồng chí Bùi Văn Quang-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã nhấn mạnh: Trong khó khăn chung, Phú Thọ có những khó khăn riêng, đòi hỏi cả hệ thống chính trị, cộng đồng DN và nhân dân phải cùng chung sức, phối hợp phòng, chống dịch, quyết tâm vượt qua khó khăn trên các lĩnh vực với tinh thần “khó khăn gấp đôi thì cố gắng gấp ba”, “đổi mới sáng tạo, biến nguy cơ thành thời cơ”. Theo đó, các ngành, địa phương đã căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thực hiện các biện pháp thuộc thẩm quyền, tập trung các giải pháp chủ yếu có liên quan đến việc tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử; rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho DN; tạo thuận lợi cho SX, KD, thương mại, xuất - nhập khẩu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh; quan tâm giải quyết các vấn đề về lao động…
Cùng với giải quyết tốt các chính sách tháo gỡ khó khăn về tài chính, tín dụng, thuế, BHXH… việc tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư công là một trong những giải pháp được cho là hữu hiệu để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19. Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh tập trung rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, triển khai việc giải ngân các hạng mục công trình, dự án đã hoàn thành để sớm đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả sau đầu tư. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và thái độ thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, tháo gỡ nút thắt để phát triển kinh tế…
Để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra, căn cứ tình hình và kết quả hoạt động của các ngành, lĩnh vực trong quý I, tỉnh cũng đã triển khai xây dựng các kịch bản tác động của dịch đến sự phát triển KT-XH của địa phương từ nay đến hết năm.
Hy vọng với những giải pháp cụ thể, thiết thực cùng sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, địa phương sẽ là liều thuốc “tăng lực” quý, giúp hoạt động SX, KD trên địa bàn sớm ổn định; góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh đã đề ra trong năm 2020 và những năm tiếp theo.
Mai Phương - Phương Thảo
Thời gian qua, những biến động của tình hình kinh tế thế giới phức tạp, chưa có tiền lệ, khó khăn hơn dự báo, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt ...
Ngày 28/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15, ngày ...
Năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, cùng với sự nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ, ...
Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) hoạt động. Những năm gần ...
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Phú Thọ đã không ngừng khẳng định vai trò là ...
Ngày 11/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến của Thủ tướng chính phủ với doanh nghiệp có chủ đề “Chủ động thích ứng, phục hồi ...
10 tháng qua, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn ra trong bối cảnh tình hình địa chính trị trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, giá các loại ...
Do dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, linh hoạt, chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, cùng sự nỗ lực của ...
baophutho.vn Ngày 5/4 (tức mùng 8/3 âm lịch), Đoàn kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ...
baophutho.vn Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025, tỉnh Phú Thọ đón hàng triệu du khách thập phương về hành hương, tri ân...
PTĐT - Trồng hoa - công việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng để mang lại hiệu quả kinh tế cao, những người lao động luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Môi trường làm việc tiềm...
Hiện xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19 song các chuyên gia thương mại cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam vẫn có cơ hội sau dịch COVID-19.
PTĐT - UBND tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản số 2108/UBND-KTTH ngày 21/5/2020 về việc giải quyết thủ tục nhập cảnh đối với 43 chuyên gia nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp...
PTO - Tiếp tục đà tăng trong tháng qua, giá lợn hơi tại tỉnh đã lập đỉnh mới, lên đến 100.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất trong hơn 10 năm trở lại đây, theo nhiều người nhận xét.
PTĐT - Nhằm khai thác lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng, đất đồi dốc, nhiều hộ dân ở các huyện miền núi đã trồng xen canh các loại cây ăn trái, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày......
PTĐT - Cuối tháng 5/2019, đàn lợn hơn 200 con của gia đình anh Nguyễn Đức Nhuận, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi, buộc phải tiêu hủy. Theo tính toán của...