{title}
{publish}
{head}
Nghiên cứu cho thấy phần lớn các doanh nghiệp ASEAN hài lòng với mức độ hội nhập hiện tại, đồng thời mong muốn tăng cường và mở rộng hơn nữa các sáng kiến hội nhập.
Ngày 17/2, Ban thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tổ chức Đối thoại Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) lần thứ 7 nhằm thảo luận về các phát hiện và khuyến nghị trong Nghiên cứu tâm lý kinh doanh ASEAN 2020/2021, đánh giá tâm lý của các doanh nghiệp khu vực đối với việc thực hiện Kế hoạch tổng thể AEC 2025.
Được công ty nghiên cứu thị trường Ipsos Strategy 3 tiến hành vào năm 2021 với sự hỗ trợ của chính phủ Australia thông qua Chương trình hợp tác phát triển ASEAN-Australia giai đoạn II, nghiên cứu nói trên đi sâu hơn vào tâm lý tự do hóa thương mại dịch vụ, trong đó tập trung vào các ngành dịch vụ chính như dịch vụ tài chính và dịch vụ du lịch.
Phát biểu khai mạc, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách AEC Satvinder Singh cho biết kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các doanh nghiệp ASEAN hài lòng với mức độ hội nhập hiện tại, đồng thời mong muốn tăng cường và mở rộng hơn nữa các sáng kiến hội nhập.
Phó Tổng thư ký Satvinder lưu ý một số lĩnh vực cần cải thiện được xác định trong nghiên cứu, nhất là thách thức của các doanh nghiệp khu vực trong việc tiếp cận thông tin và nắm bắt các sáng kiến cũng như các thỏa thuận của ASEAN, để có thể khai thác tốt hơn các quy định tạo thuận lợi thương mại và đầu tư hiện nay của ASEAN.
Về phần mình, Phó Tổng cục trưởng Thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại Campuchia Khuon Virak đã chia sẻ các hoạt động kinh tế ưu tiên đối với khu vực tư nhân trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2022 của quốc gia này.
Cuộc thảo luận đã nhấn mạnh sự cần thiết đơn giản hóa các thủ tục cấp phép nhằm thúc đẩy đầu tư trong khu vực, hài hòa hóa các quy định chia sẻ dữ liệu, phát triển tài năng kỹ thuật số, và thiết lập hệ sinh thái chính sách có lợi để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh doanh của các doanh nghiệp ASEAN.
Trong khuôn khổ Đối thoại, cuộc thảo luận về dịch vụ du lịch đã nhấn mạnh nhận thức về Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong nghề du lịch và sự cần thiết đẩy nhanh việc mở lại biên giới một cách an toàn nhằm tái khởi động ngành công nghiệp du lịch hậu đại dịch COVID-19.
Cả hai cuộc thảo luận đều ghi nhận sức hút của ASEAN đối với các nhà đầu tư toàn cầu, đồng thời khẳng định rằng hội nhập sâu hơn sẽ thúc đẩy hơn nữa lĩnh vực tài chính và du lịch của khu vực.
Đối thoại AEC lần thứ 7 được tổ chức theo hình thức trực tuyến, thu hút sự tham dự của hơn 90 đại biểu đến từ các cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân của các nước thành viên ASEAN.
Nguồn TTXVN
Tổng Thư ký Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc nhấn mạnh kỳ vọng ASEAN và Hàn Quốc sẽ mở rộng phạm vi và chiều sâu hợp tác trên nhiều lĩnh vực: thương mại, đầu tư, văn ...
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) công bố báo cáo cho thấy ngành du lịch của khu vực đang phục hồi, với số lượt tìm kiếm khách sạn, tỷ lệ đăng ký lưu ...
Chủ tịch Viện nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) Tetsuya Watanabe bày tỏ mong muốn hai bên cùng nhau định hình tương lai về các vấn đề như khử carbon và ...
Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cho biết Ấn Độ là thị trường nguồn quan trọng của ngành du lịch ASEAN với dân số đông, tầng lớp trung lưu tăng ...
Trong lần thứ 3 giữ chức Chủ tịch ASEAN, Lào sẽ tập trung thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường kết nối, năng lực tự cường của ASEAN, đúng như chủ đề ...
Các nước đã rà soát tình hình hợp tác, đề xuất những định hướng và biện pháp nhằm phát triển hơn nữa quan hệ ASEAN-Nga thời gian tới, đồng thời trao đổi về ...
Việt Nam mong muốn Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Nhật Bản sẽ đóng góp tích cực, hiệu quả cho các nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng bao trùm hướng tới tương lai ...
Năm 2023 đã khép lại với những tín hiệu tốt lành khi nền kinh tế Ninh Bình đang dần phục hồi, một số ngành kinh tế chủ lực đã có sự tăng trưởng trở lại. Nổi ...
Phó Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc cho biết hơn 12.300 thường dân đã thiệt mạng ở Ukraine, trong đó có 650 trẻ em và cơ quan này cũng cho rằng đây là con số thống kê chưa đầy đủ.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định Liên hợp quốc đang theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình và sẵn sàng hỗ trợ nếu nhận được yêu cầu từ phía Trung Quốc.
Theo Reuters, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 18/2 cho biết Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã chấp nhận lời mời gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov vào cuối tuần...
Hãng tin Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết Tổng thống Joe Biden dự kiến đề nghị Quốc hội Mỹ phê duyệt dự trù ngân sách quốc phòng cao kỷ lục lên đến trên 770 tỷ USD cho...
Ngày 14/2, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã điện đàm riêng với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba.
Ukraine ngày 13/2 đã cam kết dành một khoản quỹ để nỗ lực giữ cho không phận nước này mở cửa đối với các chuyến bay thương mại, giữa lúc nhiều hãng hàng không đang xem xét lại...
Thế giới ghi nhận tổng cộng 411.304.336 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.830.989 ca tử vong và Mỹ đứng đầu thế giới về số ca nhiễm và tử vong, hiện lần lượt là hơn 79,2 triệu ca...
Chính phủ Mỹ ngày 10/2 tiếp tục thúc giục người dân nước này tại Ukraine rời khỏi quốc gia Đông Âu “ngay lập tức” do “mối đe dọa gia tăng về hành động quân sự của Nga” đối với Kiev.