
{title}
{publish}
{head}
Các loại vũ khí bị tạm dừng cấp gồm tên lửa đánh chặn phòng không được sử dụng để bắn hạ máy bay không người lái và tên lửa của Nga, cùng nhiều loại đạn dược chính xác khác.
(Ảnh minh họa. AFP/TTXVN)
Theo Reuters, Lầu Năm Góc đã quyết định tạm dừng việc chuyển giao một số lô hàng tên lửa phòng không và đạn dược chính xác cho Ukraine.
Theo tiết lộ từ hai nguồn tin thân cận, quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Washington đang lo ngại về mức độ suy giảm đáng kể trong kho dự trữ vũ khí của Mỹ.
Việc làm chậm quá trình chuyển giao vũ khí - vốn đã được chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden cam kết viện trợ cho Kiev, đã diễn ra trong những ngày gần đây.
Các loại vũ khí bị ảnh hưởng bao gồm tên lửa đánh chặn phòng không được sử dụng để bắn hạ máy bay không người lái và tên lửa của Nga, cùng nhiều loại đạn dược chính xác khác.
Trong khi đó, Nga đang tiếp tục mở rộng kiểm soát khoảng một phần năm lãnh thổ Ukraine, với những tiến triển gần đây tại các khu vực Donetsk và Dnipropetrovsk ở Đông Nam Ukraine. Moskva cũng đang gia tăng các cuộc tấn công trên không trên toàn lãnh thổ Ukraine.
Toàn bộ viện trợ vũ khí đã từng bị tạm dừng ngắn hạn vào tháng 2 và một lần dài hơn vào tháng 3.
Chính quyền Tổng thống Trump sau đó đã tiếp tục gửi những lô hàng viện trợ cuối cùng được phê duyệt dưới thời Biden.
Hiện tại, Lầu Năm Góc chưa đưa ra bất kỳ bình luận chính thức nào về thông tin này và chưa có chính sách mới nào được công bố.
Trong khi đó, ngày 1/7, Thủ tướng Đức Friedrich Merz cho biết nước này không loại trừ khả năng chuyển giao tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine theo yêu cầu của Kiev. Trong cuộc phỏng vấn truyền hình với đài truyền hình ARD, ông Merz nói: "Đây là và vẫn là một lựa chọn."
Mặc dù Đức là một trong những nước hậu thuẫn quân sự chính của Ukraine, Berlin chưa bao giờ cung cấp tên lửa Taurus, loại tên lửa có tầm bắn vượt quá 300 dặm (480 km) cho quốc gia Đông Âu này.
Nguồn TTXVN
Đơn kiện 59 trang cáo buộc chính quyền Trump đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu sức khỏe của người tham gia chương trình Medicaid cho các cơ quan thi hành luật di trú.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/6 đã ký sắc lệnh hành pháp bãi bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt của nước này đối với Syria, vốn được áp dụng kể từ năm 1979.
Tổng thống Vladimir Putin cho rằng các cuộc đàm phán hòa bình tiếp theo nên tập trung vào các thỏa thuận được đề xuất để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine.
Chính quyền Mỹ Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét gia hạn hoặc hoãn thuế nhập khẩu cao hơn đối với nhiều quốc gia, dự kiến có hiệu lực vào tháng 7 tới.
Tổng thống Masoud Pezeshkian nêu rõ việc nước này tấn công tên lửa nhằm vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Qatar là nhằm phản ứng trước việc Mỹ can dự và tiến hành không kích Iran.
Trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump nêu rõ: “Israel và Iran đã hoàn toàn đồng ý về một lệnh ngừng bắn toàn diện... trong 12 giờ, và sau đó, chiến tranh sẽ được coi là kết thúc.”
Tổng Thư ký Liên hợp quốc lưu ý rằng Trung Đông “không thể chịu đựng thêm một vòng xoáy hủy diệt nào nữa,” nhưng hiện khu vực này đang đứng trước nguy cơ “rơi vào vòng xoáy trả...
Tổng thư ký Liên hợp quốc ngày 21/6 đã lên án cuộc tấn công của Mỹ vào Iran là hành động “leo thang nguy hiểm" tại khu vực vốn đã là “mối đe dọa trực tiếp đối với hòa bình và...
Ngân hàng JP Morgan ngày 19/6 nhận định trong trường hợp xung đột lan rộng ra toàn khu vực và khiến Eo biển Hormuz bị đóng cửa, giá dầu có thể tăng vọt lên mức 120-130 USD/thùng.
Đa số những người châu Âu sơ tán khỏi Israel đã được đưa bằng xe buýt đến Jordan hoặc Ai Cập trước khi bay về nước, trong khi Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và các quốc gia khác...
Quốc vương Jordan nhấn mạnh: "Với việc Israel mở rộng diện tấn công sang Iran, không thể biết ranh giới của chiến trường này sẽ kết thúc ở đâu. Và đó là mối đe dọa đối với...