Cập nhật:  GMT+7

Các bài thuốc từ hạt đậu xanh

Ngoài tác dụng làm thực phẩm, đậu xanh còn là một vị thuốc hữu ích giúp phòng và chữa trị nhiều bệnh hiệu quả.

Theo Đông y, hạt đậu xanh có vị ngọt hơi tanh, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống nắng, tiêu tích nhiệt, giải độc do thuốc (ô đầu, phụ tử, ba đậu, ngộ độc nấm, ngộ độc chì, ngộ độc thuốc sâu)... Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không nên dùng.

Dưới đây là một số cách dùng đậu xanh:

- Chữa họng khô, miệng khát, nóng sốt: Vỏ hạt đậu xanh 12g, lá sen tươi 30g, hoa đậu ván trắng 9 bông. Sắc nước, chia ra nhiều phần uống trong ngày.

- Chữa quai bị mới phát: Đậu xanh 60g, cho vào nồi nấu với nước đến khi đỗ chín, cho thêm 3 cái nõn rau cải trắng vào nấu tiếp khoảng 15 phút, chắt lấy nước, chia thành 2 phần uống trong ngày.

Các bài thuốc từ hạt đậu xanh

Hạt đậu xanh, vị thuốc hữu ích chữa nhiều bệnh.

- Chữa viêm loét miệng , nhiệt miệng, viêm vòm họng: Trứng gà tươi 1 quả, đậu xanh 20g. Đập trứng gà vào bát, trộn đều; đậu xanh nấu với nước đến khi gần chín, chắt lấy nước đổ vào bát trứng gà rồi uống, ngày 2 lần.

- Chữa khàn tiếng, mất tiếng: Giá đỗ xanh 500g, rửa sạch, ép lấy nước uống.

- Phòng ngừa cảm nắng: Đậu xanh 100g, vo sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước đun sôi, để nguội, chắt lấy nước, uống trong ngày. Không nấu kỹ quá nước đỗ sẽ không còn có màu trong xanh. Nước đục hiệu quả chữa bệnh giảm đi.

- Chữa say nắng (trúng thử): Đậu xanh 60g, hoa mướp tươi 8 bông, nước lã 3 bát lớn. Đun đậu xanh cho chín, sau đó cho hoa mướp vào đến khi sôi lại, chắt lấy nước uống khi còn nóng.

- Phòng bệnh sởi: Đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc với nước, chia uống trong ngày, uống liên tục trong 3-5 ngày.

- Chữa bệnh sởi ở trẻ em: Vỏ đậu xanh 15g, sắc với nước, có thể thêm đường cho dễ uống, chia ra uống nhiều lần trong ngày, uống đến khi bệnh khỏi thì ngừng.

- Chữa tăng huyết áp, mỡ máu: Đậu xanh 100g, gạo tẻ 100g, nấu thành cháo, ăn hàng ngày.

Các bài thuốc từ hạt đậu xanh

Giá đậu xanh ép lấy nước uống chữa khản tiếng, mất tiếng

Chữa đái tháo đường: Đậu xanh 200g, lê 2 quả (rửa sạch cắt miếng), củ cải 250g (cắt miếng); nấu canh ăn hàng ngày.

Chữa tiểu rắt, tiểu không thông, tiểu khó: Đậu xanh 200g, vừng 100g, trần bì 10g (thái nhỏ), tất cả đem nấu chín nhừ, chia 3 lần ăn trong ngày.

Chữa viêm niệu đạo: Giá đậu xanh 500g, ép lấy nước, thêm chút đường trắng vào uống trong ngày.

Chữa đau bụng, nôn, buồn nôn: Đậu xanh 16g, đường phèn 16g, sắc nước uống.

Hoặc dùng bài: Đậu xanh 100g, hồ tiêu 10g. Tất cả đem nghiền bột mịn, hòa nước ấm để chiêu thuốc.

Chữa phụ nữ huyết trắng (khí hư, bạch đới): Đậu xanh 500g, mộc nhĩ đen 100g. Cả hai thứ sao tồn tính, nghiền thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g, chiêu thuốc bằng nước cơm.

Chữa ngộ độc thực phẩm: Đậu xanh 30-120g, ngâm nước ấm cho mềm, xay hạt sống, lọc lấy nước uống từng cốc lớn.

Giải nhiều loại chất độc do thuốc (ô đầu, phụ tử, ba đậu, ngộ độc nấm, ngộ độc chì, ngộ độc thuốc sâu)...: Đậu xanh 120g, cam thảo 15g, sắc nước, chia 2 phần uống trong ngày; uống liền 15 ngày.

B.Đ (Theo suckhoedoisong.vn)



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Nên hầm xương trong bao lâu để tốt cho sức khỏe?

Nên hầm xương trong bao lâu để tốt cho sức khỏe?
2023-08-23 15:31:00

Nước hầm xương là một món ăn phổ biến, đồng thời cũng là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon như súp, phở, bún… Tuy nhiên, lợi ích dinh dưỡng, cách chế biến và sử dụng nước...

Những loại ung thư nào liên quan đến rượu?

Những loại ung thư nào liên quan đến rượu?
2023-08-22 08:21:00

Nhiều người biết tác hại của rượu bia đối với sức khỏe, nhất là ở gan, dạ dày, tim mạch, thần kinh… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về mối liên hệ giữa việc lạm dụng rượu và...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long