{title}
{publish}
{head}
Năm 2023 là năm khô hạn nhất của các con sông thế giới trong hơn 30 năm qua trong bối cảnh nắng nóng kỷ lục làm giảm lưu lượng dòng chảy, góp phần gây ra hạn hán kéo dài ở nhiều khu vực.
Mực nước sông xuống thấp nghiêm trọng do hạn hán tại Linarolo, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) - cơ quan khí tượng của Liên hợp quốc, cho biết, năm 2023 là năm khô hạn nhất của các con sông thế giới trong hơn 30 năm qua trong bối cảnh nắng nóng kỷ lục làm giảm lưu lượng dòng chảy, góp phần gây ra hạn hán kéo dài ở nhiều khu vực.
Theo WMO, năm 2023 cũng ghi nhận khối lượng các sông băng - cung cấp nước cho sông ngòi ở nhiều quốc gia, giảm nhiều nhất trong 5 thập kỷ qua.
WMO cảnh báo hiện tượng băng tan có thể đe dọa an ninh nguồn nước của hàng triệu người trên thế giới về lâu dài.
Trong báo cáo, công bố ngày 7/10, Tổng Thư ký WMO Celeste Saulo nêu rõ: "Nước là dấu hiệu cảnh báo của biến đổi khí hậu. Chúng tôi nhận được những dấu hiệu cảnh báo này dưới dạng mưa lớn, lũ lụt và hạn hán ngày càng tăng, gây thiệt hại nặng nề cho đời sống con người, hệ sinh thái và nền kinh tế".
Theo bà Saulo, nhiệt độ tăng cao là một trong những nguyên nhân khiến chu trình thủy văn trở nên “bất thường và khó lường hơn” dẫn đến tình trạng “quá ít hoặc quá nhiều nước” gây ra cả hạn hán và lũ lụt.
Thống kê của Liên hợp quốc cho thấy, khoảng 3,6 tỷ người đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ít nhất 1 tháng/năm và con số này dự kiến sẽ tăng lên 5 tỷ người vào năm 2050.
Năm 2023 là năm nóng nhất trong lịch sử và mùa Hè năm 2023 cũng là mùa Hè nóng nhất từ trước đến nay. Điều này làm dấy lên những cảnh báo về nguy cơ nhiệt độ trong năm 2024 có thể lên mức cao kỷ lục.
Ông Stefan Uhlenbrook, Giám đốc phụ trách Thủy văn, Nước và Băng quyển tại WMO, nêu rõ: “Trong 33 năm thu thập dữ liệu, chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến quy mô hạn hán trên khắp thế giới lớn như vậy”.
Theo báo cáo khu vực miền nam nước Mỹ, Trung Mỹ và các quốc gia Nam Mỹ, trong đó có Argentina, Brazil, Peru và Uruguay đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán trên diện rộng và mực nước ở Amazon và Hồ Tititaca - nằm ở biên giới giữa Peru và Bolivia, thấp nhất từ trước đến nay.
WMO kêu gọi thu thập và chia sẻ thông tin về thực trạng tài nguyên nước để giúp các quốc gia và cộng đồng có biện pháp ứng phó hiệu quả.
Nguồn TTXVN
Ngoại trưởng Takeshi Iwaya cho biết Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với người đồng cấp mới trong chính quyền của ông Donald Trump, nhằm xây dựng mối quan hệ liên minh vững chắc.
Phó Chủ tịch điều hành phụ trách mảng kỹ thuật số của Ủy ban châu Âu (EC), khẳng định việc quản lý chặt chẽ Booking.com sẽ tạo môi trường kinh doanh công bằng hơn.
Các nhà chức trách đang nhanh chóng dọn đường để giải cứu những người bị mắc kẹt ở Muang Khong, một điểm du lịch nổi tiếng ở Chiang Mai, sau khi nhiều trận lở đất đã cắt đứt...
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã lên án Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các nhà lãnh đạo phương Tây khác vì ủng hộ lệnh cấm vận vũ khí đối với Israel.
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản đã ra chỉ thị rà soát 3 sân bay nội địa ở nước này để bảo đảm không tái diễn vụ việc bom còn sót lại từ Chiến tranh...
Nhiều nước đã kêu gọi công dân rời khỏi các khu vực đang xảy ra xung đột ngay lập tức trong bối cảnh căng thẳng ngày một leo thang ở Trung Đông.
Số người chết do siêu bão Helene tại Mỹ đang liên tục gia tăng trên khắp các bang bị ảnh hưởng. Lực lượng cứu hộ nước này cũng đang hết sức khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn.
Đợt tăng chi tiêu theo kế hoạch mới nhất sẽ đưa ngân sách quốc phòng của Nga từ mức 10.800 tỷ ruble (115 tỷ USD) năm 2024 lên 13.500 tỷ ruble (145 tỷ USD) vào năm 2025.
Tổng thống Biden đã thông báo quyết định tăng viện trợ an ninh cho Kiev, trong khi Tổng thống Zelensky trình bày kế hoạch hướng tới chấm dứt xung đột hiện nay giữa Ukraine và Nga.
LHQ cảnh báo nước biển dâng khiến 5 quốc đảo gồm Maldives, Tuvalu, Quần đảo Marshall, Nauru và Kiribati, có thể không thể ở được vào năm 2100, tạo ra 600.000 người tị nạn khí...
Dự luật mà Hạ viện dự kiến sẽ bỏ phiếu trong tuần này cũng sẽ bổ sung 231 triệu USD cho Cơ quan Mật vụ Mỹ, mức tăng lớn sau 2 nỗ lực ám sát ứng cử viên của đảng Cộng hòa - cựu...
Thụy Điển dự định tăng thêm 13 tỷ crown (1,3 tỷ USD) cho danh mục chi tiêu quốc phòng trong ngân sách quốc gia năm 2025, theo đó nâng tổng chi tiêu quốc phòng lên 138 tỷ USD.