
{title}
{publish}
{head}
Người dân xã Hiền Đa, huyện Cẩm Khê sử dụng máy móc làm đất để giảm sức lao động, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả kinh tế.
PTĐT-Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, huyện Cẩm Khê đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, dồn đổi ruộng đất xây dựng cánh đồng mẫu lớn và đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp nhằm giảm sức lao động, chi phí đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa các loại nông sản.
Là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, địa hình tương đối bằng phẳng và triển khai xây dựng thành công nhiều mô hình cánh đồng mẫu lớn nên dễ dàng đưa cơ giới hóa vào tất cả các khâu trong sản xuất nông nghiệp. Các loại máy cầm tay, máy liên hoàn lần lượt xuất hiện và trở nên quen thuộc với người dân, xóa đi sự nhọc nhằn, vất vả của những chuỗi ngày thức khuya dậy sớm, tát nước, làm đất khi vụ mùa đến. Về huyện vào thời điểm này, dễ bắt gặp hình ảnh những con “trâu sắt” đang miệt mài làm đất để kịp sản xuất vụ chiêm xuân. Chị Nguyễn Thị Hiền ở khu 4, xã Phùng Xá cho biết: Trước đây, nhà tôi chủ yếu dùng sức trâu, sức bò để làm đất nên cứ đến mùa vụ, tôi phải huy động tất cả các thành viên trong gia đình mới đảm bảo gieo cấy đúng khung lịch thời vụ. Bây giờ, việc làm đồng ruộng trở nên nhàn hơn, gần đến lịch xuống đồng, tôi mới tranh thủ thời gian đi làm bờ, cuốc góc, còn đâu làm đất là “khoán trắng” cho máy móc”.
Hiện nay, toàn huyện có 414 máy gặt và tuốt lúa, trong đó có 8 máy gặt đập liên hoàn, 385 máy làm đất có động cơ, 400 máy sản xuất, chế biến chè, 95 máy phun thuốc và 12 máy bơm nước phân bố rải rác ở các xã, thị trấn. Bà Trần Thị Thu Hưởng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: “3 năm trở lại đây, số lượng các loại máy móc đưa vào sử dụng trong nông nghiệp tăng liên tục, trong đó có nhiều loại máy hiện đại, có công suất lớn, tích hợp nhiều tính năng và có giá trị kinh tế cao, nhờ đó, tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp tăng lên rõ rệt. Đối với cây lúa, khâu làm đất đạt trên 76%, khâu chăm sóc và phun thuốc bảo vệ thực vật đạt 32%, khâu thu hoạch đạt trên 33%. Không chỉ với cây lúa, các loại cây hoa màu, cây chè cũng được người dân chú trọng đưa máy móc vào sử dụng”.
Việc sử dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hiện đúng khung lịch thời vụ, hạn chế tối đa sức lao động, thời gian làm việc của con người trên đồng ruộng và khắc phục tình trạng thiếu nhân công lao động mỗi khi vụ mùa đến. Từ đó, người dân đã dần thay đổi nếp sống, tập quán canh tác sản xuất từ thủ công, lạc hậu, nhỏ lẻ chuyển sang hình thức sản xuất hàng hóa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo hướng “liền vùng, cùng trà, cùng giống”, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, giá trị hàng hóa, đưa nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Cùng với số lượng các phương tiện máy móc phục vụ nông nghiệp tăng qua các năm, trên địa bàn huyện đã xuất hiện 18 cửa hàng sửa chữa, thay thế phụ tùng; 9 cửa hàng kinh doanh các loại máy móc nông nghiệp. Mỗi khi máy móc xảy ra sự cố hay cần phải thay thế phụ tùng, người dân không phải đi Hà Nội, thị xã Phú Thọ… để tìm thợ sửa chữa, thay thế như trước, đồng thời giúp những người làm chủ phương tiện tiết kiệm được thời gian, chi phí và tăng lợi nhuận kinh tế.
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất là một trong những bước đột phá trong phát triển nông nghiệp ở Cẩm Khê, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện dồn dổi ruộng đất, xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn, khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư vốn mua các thiết bị, phương tiện máy móc hiện đại, phù hợp với đặc điểm đồng ruộng để nâng tỷ lệ cơ giới hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn gặp khó khăn bởi diện tích đất canh tác nhiều nơi còn nhỏ lẻ, chưa tập trung, một bộ phận người dân vẫn còn thói quen canh tác thủ công, lạc hậu; vốn đầu tư vào các thiết bị, phương tiện máy móc nông nghiệp lớn nên các khâu thu hoạch và chế biến sản phẩm còn bị hạn chế, tỷ lệ cơ giới hóa chưa cao.
Hà Nhung
Tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế hàng hóa là định hướng ...
Những năm qua, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại thay đổi tích cực trong nhận thức của người dân. Từ phương thức sản ...
Những năm qua, Hội Nông dân xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê đã tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên nông dân trong xã thi đua đẩy mạnh sản xuất, chuyển ...
Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, Tam Nông đã tập trung chỉ đạo tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích, ...
Thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ 2019 đến nay, theo đó, tỉnh đã tập trung chỉ đạo ...
Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện, mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đạt tỷ ...
Những năm qua, Huyện Cẩm Khê tập trung triển khai nhiều giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo định hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, từng ...
Theo kế hoạch, vụ Xuân năm nay huyện Cẩm Khê gieo cấy 4.100ha lúa, trong đó lúa lai 1.950ha, lúa chất lượng cao 1.950ha, diện tích gieo thẳng là 450ha; trồng ...
baophutho.vn Giá một số mặt hàng tiêu dùng ngày 8/4/2025
baophutho.vn Giá một số mặt hàng tiêu dùng ngày 7/4/2025
PTĐT-Những ngày đầu năm mới 2018, mặc dù dưới thời tiết rét đậm, nhiệt độ ngoài trời có những lúc xuống dưới 10°. Nhưng trên những cánh đồng của huyện Tân Sơn không khí chuẩn...
PTĐT-Trong những năm qua, với sự năng động, sáng tạo trong công tác lãnh đạo và tổ chức thực hiện cùng sự đồng thuận chung sức, chung lòng của người dân, xã Trưng Vương, thành...
PTĐT-Huyện Thanh Ba hiện có 25 trang trại đạt tiêu chí và được cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo Thông tư số 27/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2...
Lần đầu tiên, xuất khẩu của Việt Nam vượt xa mốc 200 tỷ USD, theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2017 được coi là năm đặc biệt thành công của lĩnh vực này.
Các chuyên gia ngành dệt may dự báo, bước sang năm 2018, ngành dệt may sẽ khởi sắc hơn năm 2017. Tuy vậy, toàn ngành vẫn tiếp tục phải đối mặt với không ít khó khăn có thể ảnh...
PTĐT-Trong phát triển kinh tế, làng nghề có ý nghĩa lớn, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống, đặc biệt...