{title}
{publish}
{head}
Chế độ ăn cho người mẹ khi mang thai
Tại BV Phụ sản T.Ư hàng năm có nhiều trẻ em chào đời dưới 2,5kg, tức là ở mức suy dinh dưỡng. Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng suy dinh dưỡng bào thai là do thai phụ ăn uống không hợp lý.
Mẹ ăn uống không hợp lý sẽ làm con bị suy dinh dưỡng trong bào thai. Ảnh: Daily mail |
TS Nguyễn Viết Tiến – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư - cho biết: Trong thời kỳ mang thai chế độ ăn của người mẹ có vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phát triển của thai nhi.
TS Tiến khuyên các sản phụ:Tăng thêm năng lượng: Nhu cầu năng lượng của bà mẹ có thai 6 tháng cuối là 2.550 Kcal/ngày. Để đạt được mức tăng này, người mẹ cần ăn thêm 1 đến 2 bát cơm.
Bổ sung chất đạm và chất béo giúp phát triển cơ thể cho thai nhi: Khi mang thai nhu cầu chất đạm ở người mẹ tăng lên giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo.
Trước hết cần chú ý đến nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc. Đây là những thức ăn có chất béo giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu (vitamin A,D,E).
Chất đạm động vật đáng chú ý là các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc... nên ăn thêm thịt, trứng, sữa. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối: 70g/ngày.
Bổ sung vitamin, chất khoáng và các yếu tố vi lượng: Trong thời kỳ có thai, người mẹ nên ăn các loại thức ăn, thực phẩm có nhiều vitamin C như rau, quả, các loại thức ăn có nhiều canxi, photpho (cá, cua, tôm, sữa...) để giúp cho sự tạo xương của thai nhi. Các thức ăn có nhiều sắt như thịt, trứng, các loại đậu đỗ... để đề phòng thiếu máu.
Trong chế độ ăn, người mẹ không nên kiêng khem, nhưng cũng cần chú ý một số vấn đề nên hạn chế trong ăn uống như: Không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc... Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm.
Gạo nên chọn loại gạo tốt, không xay xát quá trắng vì sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B1, chống bệnh tê phù. Phụ nữ mang thai cũng nên ăn các loại rau như rau ngót, rau muống, rau dền, xà lách..., có nhiều vitamin C và caroten.
Các loại quả chín như chuối, đu đủ, cam, xoài,... cũng rất cần thiết cho bà mẹ vì vậy nên ăn thêm quả hàng ngày. Theo TPO
Suy dinh dưỡng thường xảy ra khi cơ thể không nhận đủ thức ăn, không đủ lượng hoặc cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Chế ...
Bệnh nhân bỏng cần được cung cấp dinh dưỡng tốt để phục hồi và mau lành vết thương, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng. Mức độ dinh dưỡng tùy thuộc vào tình ...
Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu rất quan trọng, ảnh hưởng đến tiền đề phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Vậy mẹ nên ăn gì, kiêng gì, cần bổ sung như ...
Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng rất phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và trẻ trong giai đoạn dậy thì… Để phòng và điều trị ...
Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh do gen di truyền, khiến người bệnh bị thiếu máu và các biến chứng nguy hiểm khác. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò ...
Bản thân bệnh ung thư dạ dày và việc điều trị ung thư khiến người bệnh mất cảm giác thèm ăn, mất năng lượng, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao. Việc duy trì chế ...
Trầm cảm sau sinh phát triển từ nhiều yếu tố khác nhau, từ các đặc điểm thể chất, các yếu tố gây căng thẳng về môi trường và cả sự thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Trên thực tế, nhiều người mắc chứng tự kỷ nhạy cảm với thức ăn, nhất là những trẻ có vấn đề về hành vi khiến giờ ăn trở nên đặc biệt khó khăn, nguy cơ thiếu ...
baophutho.vn Chiều ngày 23/1, Sở Y tế tổ chức Hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ đối với TS. Lê Quang Thọ.
Khô mắt nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều rủi ro như trầy xước giác mạc, nhiễm trùng mắt, suy giảm chất lượng cuộc sống... Vậy có cách nào để phòng ngừa?
PTO- Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và sự phát triển của...
Từ đầu năm đến nay, tại VN có nhiều bệnh viện (BV), công ty xúc tiến việc thực hiện dự án hoặc thành lập ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn (MCR).
Một số thay đổi khác thường xuất hiện trên bàn chân cũng có thể là dấu hiệu một số bệnh như: bệnh tim, thận, gan, xơ động mạch hay như bệnh tiểu đường...
Để chọn ra một sản phẩm hoàn hảo cho sức khỏe của bạn không hề dễ dàng vì không phải lúc nào bạn cũng sáng suốt và tỉnh táo trước hàng loạt những lời chào đón hết sức hấp dẫn....
Ngày nào khoa Ngoại (Bệnh viện Nhi T.Ư) cũng tiếp nhận 3-4 trường hợp trẻ bị lồng ruột (ruột non chui vào ruột già). Số bệnh nhân có xu hướng gia tăng vào những ngày thời tiết thay đổi.
Tại hội thảo "Tác động của hút thuốc lá thụ động đối với phụ nữ và trẻ em", tổ chức ngày 17/4, các chuyên gia đưa ra con số cho thấy Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ...