Cập nhật: Thứ 3, 02/11/2010 | 09:19 GMT+7

Cúng thịt chuột& câu chuyện ma rừng ma bản

Cúng thịt chuột& câu chuyện ma rừng ma bản

Gặt lúa đổi công xong mới vào rừng bẫy chuột để cúng Tết

Đối với người ở dưới xuôi, câu chuyện cúng bằng thịt chuột quả là lạ lẫm nhưng với 52 hộ Dao Tiền ở xóm Bương, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cỗ cúng ở ngôi miếu của bản bắt buộc phải có thịt chuột khô mới thiêng, trên bàn thờ ba ngày Tết cũng phải có thịt chuột khô mới thể hiện hết tấm lòng của con cháu với tổ tiên.

>>

Tảng đá thèm ăn thịt & chiếc giếng chốc cạn, chốc đầy

>>

Kể chuyện dân gian

Ông Triệu Văn Hem, một người dân ở xóm Bương, kể: Bản người Dao nào cũng có miếu thờ con ma rừng. Khi đến một vùng đất mới lập bản, người già chọn đất làm miếu bằng hai mảnh đoạn gốc của cây vầu gọi là tráo. Cây làm tráo được chọn rất kỹ trong cả khu rừng vầu lắm khi mới chọn được một cây đủ tiêu chuẩn. Khi cây vầy được ngả xuống kiêng tuyệt đối không ai được bước qua kẻo tráo mất linh.

Lúc tìm đất làm miếu thầy mo (một dạng thầy cúng) cùng già làng cầm tráo đến các khu đất đã định, khấn, tung tráo và hỏi: “Các ông có nhất trí chọn vị trí này làm miếu không?”. Phải chọn năm lần, hai lần ngửa hết, hai lần sấp hết, một lần một mảnh sấp một mảnh ngửa là ma rừng đã đồng ý cho làm miếu ở mảnh đất đó. Miếu lợp bằng cây, có bốn cột, sáu xà, hai buồng ngăn ở giữa. Xong việc làm miếu lại dùng tráo đi hỏi các gia đình, hỏi miếu ông mo nào làm được việc giữ miếu.

Lúc hỏi, phải đọc tên và khấn tụng rồi cũng tung năm lần tráo, phải 2 lần ngửa, hai lần úp, một lần cả úp cả ngửa mới được. Làm mo cũng gần như cha truyền con nối. Bố vợ ông làm mo giữ miếu đến khi mất một ông mo khác là Hò lên thay nhưng xóm thôn hay dịch bệnh gia súc, vợ chồng hay cãi nhau, họ hàng mất đoàn kết, dân làng đi gặp thầy bói hỏi nguyên do, thầy bảo phải thay mo. Dân ra miếu hỏi: “Ông có đồng ý cho Triệu Văn Hem mo xóm làm mo miếu không?”. Miếu trả lời đồng ý bằng hai lần tráo sấp, hai lần tráo ngửa, một lần cả sấp lẫn ngửa. Tôi làm mo miếu kể từ đó.

Người Dao có nhiều lễ cúng ở miếu. Rằm tháng năm, cúng mỗi hộ một cái bánh chưng, một con gà con đã mổ bụng luộc chín, một chai rượu, một tập giấy để cầu thần mưa phù hộ cho hạt thóc không chết mà nẩy mầm khỏe mạnh. Lúc cúng phải gõ tráo rồi ba lần rót rượu ra chén, đốt giấy cho tiền thần linh. Cúng xong, dân mang cỗ đến ăn uống ở nhà ông mo.

Rằm tháng chín, dân bản cúng cơm mới cầu được mùa, hạt thóc không bị rụng, chắc hạt ăn không hao. Dự lễ mỗi nhà mang một bát gạo mới, một con gà con đã luộc chín để xem chân. Hộ nào có gà đều phải đánh dấu gà để biết chân gà nào ứng với chủ nhà nấy. Tùy vào chân cong hay thẳng, các hướng của ngón mà thầy mo có thể biết được nhà đó làm nương, làm ruộng vụ tới có được mùa hay không, đi bẫy lòi (lợn lòi hay còn gọi là lợn rừng) có được thịt hay không.

Mồng hai Tết mỗi hộ trong bản cúng hai con chuột khô (chuột làm sạch, sấy trên gác bếp), một cái bánh chưng, một chai rượu, một mảnh giấy cầu đầu năm làm nương được mùa, làm tiền được tiền, nuôi vịt nuôi gà đừng cho diều hâu bắt, chăn trâu, chăn bò không bị lăn dốc, rắn rết độc cắn, dịch bệnh không lây lan, người người khỏe mạnh, làng xóm yên ổn. Để có chuột khô mà cúng, gặt xong tháng 11, tháng 12, người dân phải đi đặt bẫy chuột rừng bằng càm nứa. Chuột rừng nhỏ con nhưng thịt chắc, nấu rất nở.

Bẫy về, chuột được thui lông, mổ bỏ ruột, để cả đầu, chân, đuôi gác bếp. Trước khi cúng người ta rửa sạch bụi, luộc chuột lên cho thật chín. Cúng xong chuột được đem xào với hành, tỏi, gừng, chế biến món ăn cho cuộc vui sau đó, cho rượu tràn môi, niềm vui ngập bản. Mồng hai Tết, ngoài cúng ở miếu dân còn mang cồng chiêng, chuông khánh, sừng trâu thổi gõ hay bất kỳ cái gì phát ra âm thanh thật lớn để xua đuổi tà ma. Gõ xong, dân bản tổ chức múa chèo (một dạng xòe chứ không phải là hát chèo dưới miền xuôi).

Miếu của người Dao rất thiêng, tuyệt đối kiêng không được làm nhà gần, không được thả trâu bò, gia súc gần miếu cũng không được di chuyển đồ vật trong miếu hay chặt cây cối gần miếu. Dân bản còn kiêng không được dọn miếu trong dịp ngày thường mà chỉ dọn trong ba ngày tết lễ. Có thế thì ma miếu mới phù hộ cho dân bản mình chứ.

Trong đời sống tâm linh của người Dao có lắm loại ma. Ma nhà, ma mả, ma suối, ma rừng…Mo cúng miếu khác với mo cúng người chết (hay còn gọi là mo bình thường). Mo người chết bản nào cũng có dăm ba ông còn mo miếu mỗi bản chỉ có một. Mo người chết hay được dân bản nhờ cúng làm lễ lập tịch (lễ trưởng thành của con trai Dao thường tổ chức lúc trên mười tuổi). Lập tịch là nét riêng của người Dao, không tổ chức thì có lớn mấy vẫn được coi là trẻ con. Đặc biệt trong lập tịch những người làm cỗ, người giúp việc vặt, người nhà và thầy mo trước hôm lễ đều không được ngủ chung với vợ hoặc chồng.

Mo thường ngoài lễ lập tịch cũng hay cúng lễ các dịp người ốm, người chết. Lúc ông mo miếu đi cúng ở ba dịp lễ lớn ở nhà các ông mo khác cũng làm mâm cơm đặt ngoài hè mời ma mả lên ăn cho khỏi đói, khỏi quấy nhiễu, đặt ở bờ suối gà luộc, thịt lợn, thịt chuột khô mời ma suối ăn để đi lại khỏi chết đuối rồi còn cúng ma trời, ma núi... Có loại ma nào phải gọi về hết không kẻo ma bị đói.

Ngày tết bát hương của gia đình Dao nhà nào cũng có ba tờ tranh, ba cây vầu, ba cây nứa, bánh trôi nặn hình rắn, hình hươu, hình khỉ, hình gấu để cúng. Con cháu cúng cho tổ tiên bằng quần áo, lợn gà, rượu gạo và không thể thiếu thịt chuột khô để cho người chết no đủ, phù hộ mình cả năm làm ăn thuận lợi, sức khỏe nhiều nhiều. Ma họ nào họ nấy cúng, ma nhà nào nhà nấy cúng. Theo nongnghiep



 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Nâng tầm sản vật người Mường
00:56 11/06/2023

Vẫn là những nông sản, món ăn thuần tuý trong sinh hoạt thường nhật như con lợn, con dê, thịt chua, cơm lam…, thậm chí là dòng nước mát lành chảy từ núi đá ...

Vững tin vào chặng đường mới

Vững tin vào chặng đường mới
11:36 27/10/2010

PTO- Những ngày này, khắp các địa phương của tỉnh, từ thành phố Việt Trì đến các huyện, thị xã, trên các ngả đường, trong từng thôn, bản đâu đâu cũng rộn rã tiếng loa phát thanh...

Ngày ăn hỏi em mãi mãi vắng chị

Ngày ăn hỏi em mãi mãi vắng chị
02:13 25/10/2010

Khi bản danh sách những nạn nhân trong vụ khách xe bị lũ cuốn trôi tại Hà Tĩnh được công bố, tất cả mọi con mắt, mọi tấm lòng đều đổ dồn về xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Xanh màu xanh của rừng

Xanh màu xanh của rừng
12:05 14/10/2010

PTO- Hưởng ứng chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” với chủ đề năm 2010 là “Cộng đồng quan tâm bảo vệ thiên nhiên”, tỉnh ta đã tổ chức mít tinh hưởng ứng...

Vị cựu sỹ quan tình báo& bài thuốc lạ

Vị cựu sỹ quan tình báo& bài thuốc lạ
07:19 11/10/2010

Gãy tay trái đắp thuốc bên tay phải, gãy chân phải bọc thuốc bên chân trái. Nhờ sở hữu bài thuốc chữa xương độc nhất vô nhị đó, ông Dương Thanh Nghị, ở xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ,...

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

18°C - 26°C
Nhiều mây, không mưa
  • 22°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 26°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long