Cập nhật: Thứ 6, 28/10/2016 | 17:43 GMT+7

Đề nghị Chính phủ tổng kiểm tra việc bổ nhiệm người nhà, bổ nhiệm ồ ạt cuối nhiệm kỳ

Trước dư luận về một số trường hợp lạm dụng bổ nhiệm người nhà, bổ nhiệm ồ ạt vào thời kỳ chuyển giao... Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ chỉ đạo người có trách nhiệm tổng kiểm tra, rà soát và giải trình về các trường hợp cụ thể được phản ánh.

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.

Sáng 18/10, Quốc hội nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016.

Hầu hết bản kê khai tài sản chưa được kiểm chứng

Báo cáo trước Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết tỷ lệ kê khai tài sản, thu nhập trong năm đạt 99,1% số người đã hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập là 1.004.231người so với số người phải kê khai; số bản kê khai đã công khai: 993.127 bản, đạt tỷ lệ 98,9%. Có 414 người thuộc diện kê khai được xác minh tài sản, chưa phát hiện trường hợp nào kê khai không trung thực.

Báo cáo của Chính phủ cũng nhìn nhận việc kê khai tài sản, thu nhập còn nặng về hình thức; hầu hết các bản kê khai chưa được kiểm tra, xác minh, kiểm chứng; chưa giúp cho các cơ quan chức năng kiểm soát được những biến động về tài sản của người có chức vụ, quyền hạn; công tác quản lý, theo dõi việc kê khai, công khai, xác minh về tài sản, thu nhập chưa có tính hệ thống.

Đại diện cơ ban thẩm tra báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá công tác phòng chống tham nhũng vẫn chưa đạt được mục tiêu “từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng”. Nhiều tồn tại, hạn chế, kiến nghị đã được UBTP nêu từ những năm trước nhưng vẫn chưa có chuyển biến tích cực.

Về việc kê khai tài sản,Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho hay, qua phản ánh của dư luận và báo chí cho thấy, việc kê khai tài sản, thu nhập, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức, không ít trường hợp kê khai không đầy đủ, thiếu trung thực.

Uỷ ban Tư pháp cho rằng, nguyên nhân chính của tình trạng này là do quy định của pháp luật về căn cứ xác minh tài sản, phạm vi công khai bản kê khai tài sản, thu nhập còn hẹp; chưa quy định bắt buộc xác minh tài sản được kê khai trước khi đề bạt, bổ nhiệm; có quá nhiều cơ quan đầu mối được giao thẩm quyền xác minh bản kê khai. Việc kê khai thu nhập, đặc biệt là thu nhập ngoài lương chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập nhưng mới chỉ dựa vào sự tự giác của người kê khai và chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ và chưa có chế tài đủ mạnh xử lý người kê khai thiếu trung thực. Bên cạnh đó, một số cán bộ, công chức, viên chức và người dân ngại va chạm và sợ bị trù dập nên không dám tố cáo khi biết rõ người có chức vụ, quyền hạn kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

Ngăn chặn tình trạng "cả họ" cùng làm quan trong một địa phương

Báo cáo thẩm tra cũng nhìn nhận quy định của pháp luật về chuyển đổi công tác đối với một số vị trí chưa phù hợp, nhất là ở các vị trí chỉ có một cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm hoặc đòi hỏi tính chuyên môn, nghiệp vụ cao. Việc không chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức giữ chức vụ quản lý (các chức danh này sẽ thực hiện theo quy định của Đảng về luân chuyển) cũng làm hạn chế hiệu quả của biện pháp này.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga báo cáo: Đại biểu Quốc hội, dư luận cử tri và báo chí phản ánh trong công tác điều động, bổ nhiệm cán bộ thời gian qua có một số trường hợp lạm dụng quy định để điều động, bổ nhiệm cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, chưa thật sự tiêu biểu, thiếu kinh nghiệm thực tế là người thân, trong gia đình; có trường hợp bổ nhiệm ồ ạt vào thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ... đã gây nghi ngờ, bức xúc, bất bình trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về PCTN nói chung và PCTN trong công tác tổ chức cán bộ nói riêng. Đề nghị Chính phủ ghi nhận, xem xét kỹ các phản ánh của đại biểu Quốc hội và cử tri, báo chí; chỉ đạo người có trách nhiệm tổng kiểm tra, rà soát và giải trình về các trường hợp cụ thể được phản ánh, trên cơ sở đó Chính phủ đánh giá tổng thể thực trạng và đề ra giải pháp xử lý, khắc phục trong thời gian tới. Thực hiện kiến nghị này cũng đồng thời góp phần thiết thực vào việc thực hiện nghiêm Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng thông tin, có ý kiến cho rằng, khoản 3 Điều 37 Luật PCTN hiện hành mới chỉ quy định “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về nhân sự, kế toán - tài vụ, thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó” nhưng lại chưa quy định về việc cấm người đứng đầu bổ nhiệm người thân thích vào vị trí lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, dẫn đến thời gian qua, cử tri bức xúc phản ánh tại một số địa phương có hiện tượng “cả họ làm quan” nhưng vẫn đúng quy trình. Liên quan đến vấn đề này, một số cử tri đề nghị Nhà nước cũng cần tổ chức nghiên cứu, tham khảo, tiếp thu những điểm tiến bộ của Luật về hồi tỵ đã từng được một số triều đại trong lịch sử Việt Nam áp dụng có hiệu quả, theo đó, luật này được đặt ra để ngăn chặn tình trạng những người trong một đại gia đình cùng làm quan trong một địa phương dẫn đến dễ câu kết nhau để tham ô, nhũng nhiễu. Chủ nhiệm Lê Thị Nga khẳng định: “UBTP cho rằng, đây là những ý kiến rất cần được lắng nghe, quan tâm, nghiên cứu để bảo đảm vừa trọng dụng được nhân tài, vừa tránh tính trạng lạm quyền để trục lợi trong công tác cán bộ”.

Ngoài các vấn đề trên, báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra đều chỉ ra nhiều hạn chế, yếu kém khác trong công tác phòng, chống tham nhũng như: Thể chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn bất cập; công khai, minh bạch còn hạn chế, chưa xóa bỏ được cơ chế "xin, cho", là điều kiện dễ làm nảy sinh tham nhũng, nhất là trên lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý ngân sách, vốn, tài sản nhà nước, tổ chức - cán bộ, tín dụng, ngân hàng... Một số cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chưa quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCTN. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật ở một số nơi chưa tốt, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm. Bên cạnh đó là bệnh thành tích, né tránh trách nhiệm, bao che sai phạm trong nội bộ còn xảy ra ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.../.

Theo ĐCSVN



 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Niềm tin không thể xói mòn
01:13 13/11/2022

Trong chương trình nghị sự kỳ họp lần này, ngày 8/11, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận các báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm; vi phạm pháp luật và ...

Ngành Thanh tra triển khai nhiệm vụ năm 2023
07:19 06/01/2023

Ngày 6/1, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác ngành Thanh tra năm 2023. Đồng chí Lê Minh ...

Chất lượng “tự kiểm tra”

Chất lượng “tự kiểm tra”
01:07 27/10/2016

PTO- Một trong những trọng tâm công tác kiểm tra, giám sát xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh (TSVM) là tự kiểm tra thực hiện Điều lệ Đảng của cán bộ đảng viên...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

22°C - 27°C
Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 26°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long