Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Sình ca là hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian không thể thiếu được trong các ngày lễ hội, trong sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày. Người Cao Lan tự hào rằng, ở đâu có họ, ở đó Sình ca. Sình ca là linh hồn, là hơi thở của dân tộc. Từ người già đến con trẻ, ai ai cũng đều mê say bởi Sình ca không chỉ bao gồm các bài hát giao duyên của trai gái mà còn có nhiều bài hát ca ngợi sản xuất, ca ngợi cảnh đẹp quê hương, hát mừng nhà mới, hát ru con, hát đền ơn cha mẹ, hát đố, hát ghẹo...

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Sình ca là hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian không thể thiếu được trong các ngày lễ hội, trong sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày. Người Cao Lan tự hào rằng, ở đâu có họ, ở đó Sình ca. Sình ca là linh hồn, là hơi thở của dân tộc. Từ người già đến con trẻ, ai ai cũng đều mê say bởi Sình ca không chỉ bao gồm các bài hát giao duyên của trai gái mà còn có nhiều bài hát ca ngợi sản xuất, ca ngợi cảnh đẹp quê hương, hát mừng nhà mới, hát ru con, hát đền ơn cha mẹ, hát đố, hát ghẹo...

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Người Cao Lan hát sình ca nhiều nhất vào những ngày lễ tết, cưới hỏi hoặc khi có khách quý đến thăm nhà. Sình ca được hát đơn hoặc nhóm, ngôn ngữ của sình ca được thể hiện theo suy nghĩ ở từng lứa tuổi. Đối với người già, họ hát để biểu lộ tình yêu quê hương, đất nước hay về tình cảm gia đình, tình bạn... Đối với nam thanh nữ tú, Sình ca thể hiện ước vọng tình cảm lứa đôi, biểu lộ suy nghĩ của cá nhân về cuộc sống hiện tại và mơ ước mai sau. Nếu người lớn tuổi hát Sình ca những lúc thôn làng tổ chức hội vui mùa màng, hoặc có khách quý thăm nhà, thì những người trẻ tuổi thường hát theo nhóm vào những ngày cưới hỏi, ngày hội làng hoặc ngày vui xuân Tết. Họ hát đối sình ca cốt để tìm bạn khác giới, nếu hát đối hợp nhau, tình cảm càng khăng khít sẽ nhanh nên duyên vợ chồng.

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Những ảnh hưởng của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời có sự lai tạp giữa người Kinh và người Cao Lan, nên những người còn hát được thể loại này là rất ít. Tuy nhiên, không vì thế mà Sình ca bị quên lãng, tại các lễ hội diễn ra hàng năm, Sình ca vẫn được biểu diễn để giao lưu, giải trí, đồng thời giúp cho thế hệ trẻ hiểu biết thêm về loại hình nghệ thuật đặc sắc này của dân tộc mình.

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Người Cao Lan có hàng trăm điệu múa khác nhau, được chia làm hai nhóm: Múa trong các nghi lễ tín ngưỡng và múa văn nghệ kết hợp hát Sình ca. Trước hết, đó là các điệu múa biểu diễn tại các nghi lễ thờ cúng tế lễ thần thánh, cầu an, giải hạn... Các điệu múa chủ yếu thể hiện cử chỉ, ngoại hình của thánh thần, thể hiện niềm vui đón chào các vị thần. Thông dụng nhất trong văn hóa Cao Lan là các điệu múa gắn liền với sinh hoạt con người, được biểu diễn trong các dịp lễ hội như: Múa xúc tép, chim gâu, múa cầu mùa, múa còn...

Các điệu múa đều tái hiện lại quá trình lao động, sản xuất hàng ngày nhưng được biến tấu sinh động và hấp dẫn nhờ sự kết hợp nhịp nhàng tiếng nhạc, trống và sự uyển chuyển hình thể của người biểu diễn. Các điệu múa hết sức sôi động, vui nhộn và không hạn chế về số lượng, tuổi tác, giới tính nên mỗi dịp tổ chức múa đều tạo sự vui tươi, phấn khởi và thu hút đông người biểu diễn.

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Múa “xúc tép”, tiếng Cao Lan gọi là “sọc cộng”. Điệu múa này thường có từ ba người trở lên. Múa xúc tép diễn tả hoạt động của con người bắt tép, cá làm thức ăn. Khi múa hai tay cầm cán vợt xúc tép, cá đưa chéo xuống, một chân làm trụ, một chân bước theo nhịp của trống, hai tay đưa vợt lên xuống làm động tác như đang xúc tép. Tất cả là sự kết hợp nhịp nhàng tiếng nhạc, trống và sự uyển chuyển hình thể của người biểu diễn. Điệu múa của người Cao Lan rất phong phú và là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng được lan truyền từ đời này qua đời khác. Ngày nay, đồng bào dân tộc Cao Lan vẫn gìn giữ và biểu diễn các điệu múa truyền thống trong ngày hội làng, ngày Giỗ tổ Hùng Vương... Các điệu múa đã trở thành cầu nối tâm linh giữa đất trời và lòng người, thể hiện khát vọng, ước nguyện của những người dân lao động.

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Đến thăm bản làng của người Cao Lan vào dịp Tết hay những ngày lễ hội, ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh những người phụ nữ Cao Lan xúng xính trong bộ trang phục truyền thống. Trước khi đi chơi xuân hoặc tham gia lễ hội, hát đối đáp hay chơi các trò chơi dân gian, các bà, các mẹ, các chị thường sửa soạn váy áo rất cẩn thận. Họ tỉ mỉ chỉnh chang từng đường nét trên váy áo, thắt lưng, khăn đội đầu, vòng cổ, vòng tay, xà tích... sao cho thật đẹp mắt rồi mới tự tin ra khỏi nhà.

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Trang phục truyền thống của nam giới Cao Lan thường có màu chàm hoặc đen, còn của phụ nữ Cao Lan thì gồm có áo và váy. Áo dài, từ ngang ngực thường là màu đỏ hoặc nâu, phần dưới xanh chàm hoặc đen. Ngoài áo là chiếc thắt lưng bằng vải được thắt nút ở ngang hông, hai đầu thắt lưng buông dài ngang chiều dài áo. Đầu đội khăn vuông hoặc dài, hai dải khăn thường được cuốn lật về phía sau. Chân cuốn xà cạp màu trắng, có viền màu đỏ. Hoa văn trên trang phục của người Cao Lan cũng rất đa dạng, có hoa trám, hình lục lăng, dệt chữ... được thêu tùy theo nhu cầu và sở thích của mỗi người. Phụ nữ Cao Lan thường đeo các loại trang sức như: Vòng tay, vòng cổ, nhẫn, hoa tai, xà tích... bằng bạc. So với các dân tộc khác, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cao Lan mộc mạc, đơn giản, song cũng có rất nhiều nét đặc trưng riêng đó là sự kết hợp giữa hai màu chủ đạo đen, đỏ nổi bật cùng với cách cắt may riêng, tạo nên những bộ trang phục vừa vặn, đẹp mắt.

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Độc đáo bản sắc người Cao Lan

Hà Trang

6:23:12:2023:09:31 GMT+7

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM