
{title}
{publish}
{head}
Cứ vào độ trung tuần tháng 4 hàng năm, Lễ hội té nước tại nhiều quốc gia Đông Nam Á lại diễn ra làm dịu đi cái nóng của miền nhiệt đới, và làm rực lên cả không gian lễ hội đầy sắc màu.
Hãy cùng Dulichvietnam.com.vn điểm danh các quốc gia nổi tiếng với Tết té nước này nhé
Tết té nước Bunpimay, Lào
Người Lào gọi Tết té nước là Bunpimay, tết té nước được diễn ra tưng bừng trên khắp đất nước Triệu Voi, nhưng vui nhất là tại cố đô Luang Prabang và Vang Vieng.
Trong ngày cuối cùng của năm cũ, người dân lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, chuẩn bị nước thơm và hoa. Sau đó, tập trung ở chùa để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo, cầu mong sức khỏe và hạnh phúc cho cả năm. Trong ba ngày Tết, khách đến xông nhà được chủ nhà buộc vào cổ tay một sợi chỉ xanh hoặc đỏ, biểu tượng hạnh phúc và sức khỏe. Ngoài ra, người ta còn dùng hoa muồng (bò cạp vàng) cột vào xe và treo trên nhà để cầu may mắn, hay kết hoa Chăm pa thành từng chùm, phóng sinh các loài động vật sống dưới nước để cầu mong phước lành trong năm.
Hoạt động lễ hội té nước thường diễn ra tưng bừng nhất là vào ngày thứ ba của năm mới. Trước khi té nước, mọi người thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành. Để tỏ lòng tôn kính, người trẻ tuổi thường té nước những người lớn tuổi để chúc sống lâu. Họ không chỉ té nước vào người mà còn vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật. Người Lào tin rằng, nước sẽ giúp gột rửa những điều xấu, bệnh tật và cầu chúc năm mới may mắn và mạnh khỏe.
Tết té nước Chol Chnam Thmay, Campuchia
Trong ba ngày Tết té nước của Campuchia (từ 13 – 15/4), hay còn gọi là Chol Chnam Thmay, trên khắp các con đường chính hướng về Hoàng cung, những ngôi chùa sáng rực đèn hoa. Trong đêm giao thừa, mọi người thắp nhang đèn đưa tiễn thần Téveda cũ để rước thần Téveda Thmay vào nhà.Ngày đầu tiên của năm mới, người dân ăn mặc thật đẹp rồi đội mâm lễ đến chùa cúng Phật. Ảnh: en.wikipedia.org
Mọi người thoải mái đắm mình trong làn nước mát lạnh, bởi họ tin rằng té nước càng nhiều càng tốt sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới. Ảnh Qua ngày thứ hai, mọi người làm lễ dâng cơm của gia đình mình vào bình bát cho các nhà sư dùng, như thể hiện lòng tôn kính và nhận lại từ họ lời chúc phúc cho cả nhà. Ngày thứ ba là lễ tắm Phật. Sau những lễ nghi mang đậm sắc thái tôn giáo tại đền chùa, mọi người tham gia vào các hoạt động lễ hội đường phố từng bừng như: lễ té nước, bôi bột màu…
Tết té nước Thingyan, Myanmar
Tết Thingyan là một ngày lễ quan trọng nhất của người Myanmar, và té nước là một phần đặc trưng không thể thiếu của lễ hội này. Ngày giao thừa Thingyan là thời điểm bắt đầu của nhiều hoạt động tôn giáo. Trước khi trời tối, những cuộc vui thật sự bắt đầu với âm nhạc, hát múa,… Ngày tiếp theo lúc mà Tết Thingyan thật sự bắt đầu. Sau một hiệu lệnh, là một phát súng thần công được khai hỏa và mọi người đổ ra đường với các hũ nước, vừa cầu nguyện vừa đổ nước lên mặt đất.Ở những thành phố lớn như Yangoon, các vòi tưới nước trong vườn, các ống dẫn nước lớn làm bằng tre, đồng, hoặc nhựa, các bơm nước và các dụng cụ phun nước khác được sử dụng bên cạnh các ly tách chỉ có thể hất nước ra nhẹ nhàng, ngay cả bóng nước và vòi rồng cứu hỏa cũng được mang ra dùng. Đây là thời điểm nóng nhất trong năm nên việc dội nước như thế này được nhiều người hưởng ứng.
Tết té nước Songkran, Thái Lan
Tết té nước Songkran của người Thái diễn ra trong dịp nóng nhất trong năm. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Bất kể là ai đều có thể té nước mà không sợ bị mắng và té nước càng nhiều, năm mới càng gặp may mắn, thành đạt. Ngoài té nước, người Thái còn bôi bột mì lên mặt, lên đồ vật để trừ tà ma, xua đi rủi ro trong cuộc sống.Rất đông du khách nước ngoài tham gia vào lễ hội này tại Thái Lan.
Thủ đô Bangkok là nơi tổ chức các hoạt động chào mừng lớn nhất. Người dân ở đây hay tề tựu ở khu vực đường Khao San bởi đây là một trong những điểm nóng diễn ra hoạt động té nước hoành tráng nhất. Trong khi đó Chiang Mai được xem là “thủ đô” của Songkran, bởi nơi đây tổ chức Songkran đầy màu sắc truyền thống với nhiều phong tục cổ xưa vẫn còn được lưu giữ.
Theo dulichvietnam
Chuẩn bị cho các hoạt động vui chơi, giải trí nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024, khu du lịch Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài (Đà Nẵng) đang khẩn trương ...
Phú Thọ - đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam hiện lưu giữ kho tàng di sản văn hoá vô giá. Trong tổng số gần 260 lễ hội được tổ chức hàng năm, có tới gần 150 lễ ...
baophutho.vn Ngày 7/4 (tức ngày 10/3 năm Ất Tỵ), tại Trường đua Khu du lịch Đại Nam, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Câu lạc bộ Doanh nghiệp tỉnh...
baophutho.vn Trong 10 ngày diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025, từ ngày 29/3 đến 7/4 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày...
Bánh cam, bánh tằm khoai mỳ, bánh bò, bánh da lợn, bánh tai yến... là những đặc sản mà bạn không nên bỏ lỡ khi tới mảnh đất này thăm thú.
Hãy cùng Dulichvietnam.com,vn khám phá vô vàn điều thú vị ở con phố nhỏ đầy màu sắc này của đảo quốc sư tử.
Chiều 30/3, tại Thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Tập đoàn khách sạn Mường Thanh khai trương, đưa vào sử dụng khách sạn đạt tiêu chuẩn bốn sao Mường Thanh Cửa Lò.
Đến Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – Hà Nội 2015 (VITM 2015) lần thứ 3 này, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về những sắc màu văn hóa du lịch Malaysia...
Tạo hóa đã quá ưu ái Trung Quốc mà cho đại lục này vô số những tài nguyên thắng cảnh. Và có lẽ Bắc Hải là một trong số đó. Hãy cùng Dulichvietnam.com.vn khám phá vẻ đẹp của vùng biển...
Dù được coi là những cung đường hiểm trở, là nỗi ám ảnh của các tài xế đường dài, nhưng 5 con đèo Dulichvietnam.com.vn giới thiệu dưới đây luôn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp...