
{title}
{publish}
{head}
![]() |
Bao gói sản phẩm gạch Ceramic trên dây truyền tự động. |
Xuất khống và để ngoài sổ sách
Trong thời gian xác định lại giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, Công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà đã có nhiều vi phạm trong quản lý kinh tế, cụ thể là xuất khống và để ngoài sổ sách một số lượng lớn vật tư, sản phẩm có giá trị lớn; báo cáo không đúng về số lỗ kinh doanh của doanh nghiệp. Vụ việc tiêu cực này bị một số cán bộ CNV trong Công ty phát hiện và làm đơn kiện lên các cấp có thẩm quyền. Trước tình hình này ngày 21-5-2005 Công ty đã tiến hành kiểm kê lại toàn bộ số sản phẩm, vật tư hiện có trong kho. Kết quả kiểm kê cho thấy từ năm 2001 đến 2004 có tới 13.211 kg men màu và phụ gia trị giá trên 1,8 tỷ đồng bị xuất khống và để ngoài sổ sách. Trong báo cáo trình UBND tỉnh và Sở Công nghiệp, ông Chu Văn Hân - Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Công ty thừa nhận việc xuất khống vật tư trong thời gian qua là có thật, song cho tới đầu năm 2005 mới phát hiện ra. Theo lý giải của ông Hân: Hàng năm theo quy định của Nhà nước, đơn vị đều tiến hành kiểm kê tại thời điểm 0 giờ ngày 1-1. Song các thành viên trong ban kiểm kê đều thiếu trách nhiệm, thực chất khi kiểm kê họ không kiểm tra thực tế trong kho, mà chỉ kê số liệu trong sổ sách kế toán để làm báo cáo số lượng men, màu từ năm 2001 đến 2004, dẫn đến việc thừa thiếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Từ năm 2000 Công ty giao cho ông Nguyễn Hồng Phong tổ trưởng tổ thí nghiệm có trách nhiệm theo dõi số lượng men màu. Căn cứ vào yêu cầu sản xuất và lượng men màu cần dùng, ông Phong sẽ làm dự trù, báo cáo ban giám đốc cho kế hoạch mua về đơn vị. Việc làm thủ tục xuất men, màu dùng cho sản xuất cũng do ông Phong đảm nhiệm. Hàng tháng căn cứ vào số lượng thực tế dùng cho sản xuất, ông Phong làm thủ tục xuất lĩnh vật tư và trình phó giám đốc phụ trách kỹ thuật duyệt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện từ năm 2001 đến nay ông Phong đã không làm phiếu xuất theo số lượng thực tế mà chỉ kê lượng màu áng khoảng để làm phiếu xuất. Thực tế số lượng xuất ít cho sản xuất, nhưng trên phiếu xuất lại thể hiện số lượng nhiều hơn. Vì những lý do ở trên mà toàn bộ số lượng men, màu xuất khống đã không được Ban Giám đốc Công ty biết và không được thông báo kịp thời. Chỉ khi bị phát giác của một số cán bộ CNV, đến ngày 25-1-2005 Hội đồng quản trị Công ty ra quyết định cho kiểm kê lại mới phát hiện chính xác số lượng trên. Cũng qua đợt kiểm kê này còn phát hiện ra trong kho sản phẩm thừa ra 23.000m2 gạch lát nền để ngoài sổ sách, chưa làm thủ tục nhập kho. Số sản phẩm trên được ông Chu Văn Hân diễn giải như sau: Năm 2003, Công ty kiểm kê có 83.000m2 gạch lát nền, đã làm thủ tục nhập kho 60.000m2, còn lại 23.000m2, năm 2004 làm thủ tục nhập tiếp 13.800m2. Như vậy số sản phẩm dư thừa chưa làm thủ tục nhập kho là 9.800m2, theo ông Hân trách nhiệm này thuộc về phòng kế toán.
Sai phạm bước đầu đã được xử lýCăn cứ vào đơn tố giác của nhân dân và tài liệu chứng cứ thu thập được, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh đã vào cuộc theo quyết định của Giám đốc Công an tỉnh ký ngày 30-5-2005. Sau một thời gian điều tra xác minh, ngày 8-9-2005 đã có thông báo kết quả điều tra xử lý bước đầu các sai phạm trong quản lý kinh tế tại Công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà như sau: Đối với lô men màu để ngoài sổ sách kế toán doanh nghiệp với số lượng trên 10.752kg, tổng giá trị trên 1,186 tỷ đồng. Nguyên nhân do tổ trưởng tổ thí nghiệm và thủ kho của Công ty đã cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, xuất khống và không kiểm kê chính xác số lượng tạo ra sự dôi thừa lượng men màu trong kho, nhưng chưa có căn cứ xác định nhằm mục đích để chiếm lợi cá nhân. Ban Giám đốc Công ty và lãnh đạo các phòng kế toán, vật tư đã thiếu trách nhiệm, không kiểm tra việc xuất nhập vật tư dẫn đến số men màu với số lượng lớn để ngoài sổ sách kế toán của Công ty trong nhiều năm. Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh (CQCSĐTTP về QLKT và CV) đã thu giữ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp là 332,267 triệu đồng.
Lô gạch để ngoài sổ sách để tư lợi: Theo kết luận của CQĐT, trong thời gian từ năm 2003 đến 5-2005, Công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà đã để ngoài sổ sách kế toán của doanh nghiệp số lượng gạch CERAMIC là 9.804m2, tổng giá trị trên 332 triệu đồng. Nguyên nhân do Mai Tú Anh, thủ kho sản phẩm và Đoàn Minh Hồng đã cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về công tác kiểm kê xuất nhập sản phẩm theo từng ca không chính xác. Ban Giám đốc Công ty và lãnh đạo các phòng kế toán, kinh doanh đã thiếu trách nhiệm trong điều hành quản lý cán bộ và trong chỉ đạo kiểm kê, quyết toán tài chính, dẫn đến số liệu kế toán doanh nghiệp không chính xác, để một số lượng lớn gạch dôi ra ngoài sổ sách. CQCSĐTTP về QLKT và CV đã thu giữ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lô gạch lát để ngoài sổ sách là 90,446 triệu đồng.
Việc thông đồng các đại lý để thu lợi cá nhân, qua điều tra xác minh, phát hiện Bùi Ngọc Cẩn - cán bộ phòng kinh doanh của Công ty, trong thời gian từ tháng 1-2004 đến tháng 5-2005 đã lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt số tiền bán hàng gần 215 triệu đồng, số tiền trên đã được CQĐT thu giữ và trả lại Công ty. Ngoài ra từ năm 2002-2004 Công ty còn mua các loại vật tư trị giá gần 1,498 tỷ đồng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, hiện CQĐT đang tiếp tục xác minh. Việc Công ty thương mại Bạch Đằng - đại lý bán gạch cho Công ty còn nợ 1,5 tỷ đồng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật cũng đã được điều tra và có kết luận sau.
Những băn khoăn của dư luậnNhững vi phạm về quản lý kinh tế ở Công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà đã rõ. Toàn bộ sự việc liên quan tới xuất khống vật tư kho sản phẩm không nhập lại hết, Công ty đã cho kiểm kê, xác định lại số lượng chính xác và làm thủ tục nhập lại kho. Các cá nhân liên quan đã nhận thức được hành vi vi phạm và đã tự giác nộp tiền khắc phục hậu quả kinh tế do bản thân gây ra. Qua kết quả xác minh ban đầu áp dụng các Điều 165, 282 và Điều 280 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, các đối tượng liên quan chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy CQCSĐTTP về QLKT và CV Công an tỉnh yêu cầu Công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà thu hồi số tiền lãi theo quy định của Công ty đối với số tiền do Bùi Ngọc Cẩn đã sử dụng từ tháng 1-2004 đến tháng 5-2005. Đồng thời tiến hành kiểm điểm nghiêm túc có hình thức xử lý kỷ luật từng cá nhân theo các hành vi sai phạm. Số tiền thiếu TNDN do Công an tỉnh thu hồi của công ty là 422,713 triệu đồng, sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước theo luật định.
Mặc dù một số sai phạm về quản lý kinh tế ở Công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà đã được CQCSĐT xác minh làm rõ. Hậu quả bước đầu đã được khắc phục. Công ty gốm sứ Thanh Hà đã tiến hành kiểm điểm, có hình thức xử lý đối với từng cá nhân có sai phạm. Song dư luận từ phía CBCNV của Công ty, của quần chúng nhân dân và từ phía một số cơ quan chức năng vẫn chưa đồng tình với kết quả điều tra. Cụ thể trong báo cáo giải trình với UBND tỉnh và Sở Công nghiệp, ngày 21-5-2005 sau khi kiểm kê xác định lại chính xác số lượng, giá trị thực tế số men màu xuất khống vẫn nằm trong kho của Công ty là 13.211kg, với giá trị trên 1,843 tỷ đồng. Nhưng trong thông báo kết quả điều tra của CQCSĐTTP về QLKT và CV số lượng men màu xuất khống và để ngoài sổ sách chỉ có 10.725,5kg, với giá trị trên 1,186 tỷ đồng. Từ kết quả điều tra của CQCSĐTTP về QLKT và CV so với số liệu mà Công ty báo cáo UBND tỉnh và Sở Công nghiệp thì còn 2.486kg men màu và trên 656 triệu đồng còn lại hiện ở đâu? Dư luận cũng đặt câu hỏi, việc không xử lý trách nhiệm hình sự đối với một số cá nhân có vi phạm liệu có thỏa đáng và đúng luật hay không? Một số cán bộ cố ý làm trái với quy định của Nhà nước dẫn đến tiêu cực kéo dài, số vật tư trị giá nhiều tỷ đồng bị xuất khống và nằm ngoài sổ sách, nếu không phát hiện và điều tra kịp thời sẽ ra sao? Việc công ty mua các loại vật tư trị giá gần 1,498 tỷ đồng có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần sớm được điều tra làm rõ. Khi xác định lại giá trị tài sản doanh nghiệp để thực hiện cổ phần hóa, Công ty đã báo cáo số lỗ của Công ty là trên 6,9 tỷ đồng (từ năm 2002- 2004) như vậy là chưa chuẩn xác. Vì vậy để Nhà nước không mất đi số tài sản để ngoài sổ sách khi xử lý cổ phần hóa, cần phải có biện pháp xử lý hoặc thu hồi lại toàn bộ giá trị số tiền tương ứng với giá trị số vật tư, sản phẩm xuất khống và để ngoài sổ sách.
Đức MinhLà địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, trong đó có đất sét cao lanh, fenspat... được đánh giá là có chất lượng, do đó huyện Thanh Thuỷ có nhiều ...
Khi lái xe ở Hà Nội, việc bị đèn pha từ xe đối diện chiếu thẳng vào mắt gây chói và mất tập trung là tình trạng phổ biến, đặc biệt nguy hiểm khi đang chạy ở ...
baophutho.vn “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10/3” - câu ca như lời nhắc nhớ mỗi người con đất Việt dù công tác, làm việc hay học tập ở bất kỳ...
baophutho.vn Từng là dự án nhà ở xã hội thuộc hàng “top” của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019-2020, thế nhưng, hiện nay, Khu nhà ở và dịch vụ khu công nghiệp...
(PTĐT) Mục phóng sự- điều tra PTĐT ngày 4-11-2005 có đăng những điều cần được làm rõ từ việc chuyển nhượng đất rừng ở xã Thượng Cửu thuộc huyện Thanh Sơn (phóng sự của Sơn...
(PTĐT) Trong 2 ngày 13 và 14-11, đàn ngan nhà anh Lương Văn Tài (xã Đồng Thịnh - huyện Yên Lập) gần 80 con đã lăn quay ra chết đưa Phú Thọ vào bản đồ dịch cúm gia cầm của cả...
(PTĐT) Huyện miền núi Thanh Sơn có số người nghiện ma tuý đứng thứ 2 ở tỉnh ta sau thành phố Việt Trì. Tệ nạn này đang trở nên nhức nhối với địa phương khi ma tuý đã và đang...
(PTĐT) Khi thấy công nhân lâm trường Xuân Đài lên phát rừng, dọn thực bì... để chuẩn bị trồng cây nguyên liệu ở khu đồi rừng Tầm Toại và Cáp 1, Cáp 2 (xã Thượng Cửu, huyện...
(PTĐT) Sau khi PTĐT có bài “Xung quanh việc ô nhiễm môi trường khu vực xã Thanh Hà- Người dân vẫn chờ câu trả lời từ phía Công ty TNHH Toàn Năng”, cuối tháng 10 chúng tôi tiếp...
(PTĐT) Cách Việt Trì 15km, xã Kim Đức (huyện Phù Ninh - Phú Thọ) vẫn còn mang dáng dấp của ngôi làng Việt cổ vùng trung du với những ngôi nhà gianh vách đất nép mình dưới tán cọ già.