
{title}
{publish}
{head}
PTO- Trong số 274 đơn vị hành chính cấp cơ sở của tỉnh Phú Thọ, nếu xét về sự tiệm cận thì xã Hồng Đà gần thủ đô Hà Nội nhất và liền đường. Con đường ấy chính là cây cầu Trung Hà dài 700 m, bắc qua đoạn cuối sông Đà, được khánh thành cách đây chẵn 10 năm.
Trước khi có cầu, làm nhiệm vụ nối đôi bờ là bến phà Trung Hà. Dân Hồng Đà vốn thuần nông, mà thuần nông thì bất phú. Từ khi có quốc lộ 32 chạy qua, một bộ phận nông dân bắt đầu khai thác lợi thế “nhị cận giang, tam cận lộ”, vừa làm ruộng, vừa chạy chợ. Thấy công việc thu mua đồng nát kiếm ra tiền, người nọ bảo người kia, chẳng mấy chốc, Hồng Đà trở thành xã có nghề buôn bán phế liệu. Bây giờ, thu mua phế liệu nghiễm nhiên trở thành nghề “truyền thống” của người dân một vùng bãi được hình thành bởi hợp lưu giữa sông Đà với sông Hồng. Không ít những bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, cán bộ thành đạt bây giờ cũng đã được nuôi dưỡng, ăn học bởi những đồng tiền lời lãi từ cái nghề “lượn đường” đầy nhọc nhằn mà mẹ cha họ từng theo đuổi. Cũng từ hành trình thu mua đồng nát, ve chai, một số người đã phát hiện ra một loại “phế liệu” khá đặc biệt - đó là tóc rối.
Ông Phan Ngọc Cam, Phó Chủ tịch xã chia sẻ: Lúc đầu cũng chỉ có mấy nhà rủ nhau đi buôn tóc, về sau, cái nghề “một vốn bốn lời” này đã thu hút đến ngót nửa số hộ của Hồng Đà tham gia. Tôi hỏi ông Phó Chủ tịch xã: - Vậy bà con bỏ ruộng hay sao? - Có nhiều ruộng đâu mà bỏ. Hồng Đà diện tích tự nhiên ngót 400 ha, số dân trên ba nghìn sáu. Tính bình quân đất ruộng mỗi khẩu có 252m2 và 168m2 đất bãi, tất thảy chỉ hơn một sào. Giờ đưa cơ giới vào, sau một, hai ngày là cày cấy xong xuôi, bà con lại rơi vào cảnh nông nhàn. Mà bây giờ nhiều người cũng không trực tiếp cấy cày nữa, họ thuê khoán người khác làm để rảnh tay chạy chợ - ông Cam cho hay.
Thấy cái nghề là lạ, muốn để tâm tìm hiểu, tôi “gạ” ông Phó Chủ tịch xã đưa xuống khu 5. Ngày xưa khu này gọi là làng Hạ Nông lèo tèo mấy chục nóc nhà, nay làng xóm thật khang trang. Tuy vẫn có nhà cấp 4 nhưng đã có nhiều nhà 3-4 tầng, đường bê tông rộng thênh. Chúng tôi vào một ngôi nhà 2 tầng đã cũ màu sơn. Chủ căn nhà là vợ chồng anh Hồng, chị Liên. Vẫn đậm chất quê mùa, cả hai người đều hiếu khách và mau miệng. Biết tôi muốn tìm hiểu nghề “chiết tóc”, lúc đầu chị Liên chối đay đảy, có lẽ vì ngại lộ “bí quyết” nghề nghiệp. Nhưng chỉ sau tuần nước, chính chị lại kể với tôi chuyện nghề đầy hào hứng.
- Em theo nghề này từ năm 2008. Tính chi ly mỗi năm chỉ ở nhà độ 5 tháng, còn 7 tháng là “trên từng cây số”. Chiếc xe máy cà tàng của vợ chồng em đã lăn bánh khắp bán đảo Đông Dương. Hai đứa trẻ gửi ông bà trông nom; trong Nam, ngoài Bắc, chúng em đi không thiếu nơi nào. Rồi lại phóng xe máy sang tận Lào, Cam-pu-chia hành nghề. Nghề nào cũng có cả nhục lẫn vinh. Gom tóc là nghề khá vất vả nhưng thanh thản. Bươn chải mà kiếm được đồng tiền thì cái cực nhọc nó cũng vợi đi. Ngày trước đi mua tóc phải rao rát họng, nay hành trang làm nghề ngoài vài cây kéo, mấy chiếc lược, đôi bao tải… còn có chiếc loa treo tòng teng bên tay lái, cứ cắm thẻ nhớ, bật công tắc lên là điệp khúc: Ai tóc dài, tóc rối bán không; tóc dài tóc rối bán không chị ơi… lại vang rền. Đấy là đối với ngoài Bắc, còn trong Nam rao gì thì rao nhưng phải tránh cho được tiếng bán, tiếng mua. Chúng em phải rao ngọt lừ: Tóc chị, tóc cô dài, chị (cô) có chiết bớt không. Chiết bớt chúng em xin, chúng em trả thêm tiền. Năm sáu chị em, vợ chồng đi cùng nhau. Đến vùng nào cùng thuê chỗ ngủ, sáng ra lại chia nhau mỗi nhà đi một phương. Sang Lào, hay Căm-pu-chia lại phải đổi tiền, thuê thêm người dẫn đường, phiên dịch. Cứ gom được độ 10- 15 kg tóc là chúng em lại đóng thùng ra bưu điện gửi chuyển phát nhanh về quê. Người nhà lại mang bán cho các chủ thu mua, lấy tiền gửi vào thẻ ATM cho chúng em làm vốn. Hai vợ chồng làm nghề tóc, trừ chi phí, thường thì mỗi năm cũng để ra được dăm, bảy chục triệu.
Ngồi nghe vợ kể chuyện, đến khi tôi chen lời, hỏi: Chắc ngôi nhà này được xây nhờ nghề tóc, thì anh Hồng mới lên tiếng: Không đâu. Em trước đã từng làm cai xây dựng ở Hà Nội. Dạo trước cũng kiếm được, nhưng cũng nhiều rủi ro lắm. Giờ đành bỏ nghề, cùng nhà em đi chiết tóc.
Chị Liên nguýt anh chồng còm nhom một cái rõ dài: - Đi xa có vợ có chồng vẫn hơn. Như cái bác Truyền xóm ngoài, cũng đi buôn tóc, vào Sài Gòn là cặp bồ, rồi về quê đòi bỏ vợ. Bây giờ nhà tan cửa nát, đang làm cái nhà 3 tầng to tướng kia, chả biết để cho ai ở…
Tôi bất ngờ vì ông Phó Chủ tịch xã cũng là người chịu khó nghe chuyện tóc. Hóa ra, bà xã của ông Cam cũng là tay buôn tóc có hạng ở Hồng Đà. Ông than vãn: Vợ đi nghề tóc xa nhà hàng tháng trời, cũng buồn lắm. Nhưng vợ đi mãi rồi cũng thấy quen. Có bà ấy lo khoản kinh tế thì mình mới yên tâm “vác tù và hàng tổng” được. Xã này giờ có đến mấy trăm người đã làm hộ chiếu để đi hành nghề chiết tóc xuyên quốc gia. Cũng là một hướng giải quyết việc làm và tạo ra GDP. Từ khi có cầu Trung Hà, kinh tế của dân Hồng Đà khá hẳn lên do được giao thương với thủ đô. Năm nay, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn cầm chắc trên năm chục tỷ. Phế liệu cũng như nông sản, thực phẩm, lúc nào bên Hà Nội cũng cần, nên bán được giá. Còn các thứ hàng tiêu dùng bên đầu cầu bán giá thấp hơn hẳn bên này, đời sống người dân cũng dễ chịu hơn.
Cùng ông Cam ra đầu cầu Trung Hà. Ngày cuối năm, người, xe lưu thông hối hả. Giữa đông nhưng tiết trời không quá lạnh. Tôi cảm nhận như có làn gió ấm vừa thổi qua cầu, mang hơi xuân về miền hữu ngạn Đà giang…
Nguyễn Sản
Phú Thọ hiện có 3 tuyến sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Lô và sông Đà cùng nhiều tuyến nhỏ... Ngoài việc đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho những cánh đồng ...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của người dân như: Thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, bệnh tật, đơn thân, thiếu kiến thức phát triển kinh tế,… ...
Ngay sau khi xảy ra sự việc sập cầu Phong Châu, ở các địa phương trong tỉnh đã xuất hiện nhiều nghĩa cử cao đẹp của người dân trong hỗ trợ, giúp đỡ ...
Nếu không làm họa sĩ, Trần Huy Tuân vẫn cứ trồng hoa, chăm sóc hoa vì trong cuộc sống, anh là người yêu thiên nhiên và thích các loài hoa đẹp. Thế nhưng, nếu ...
Sau gần 4 tháng thi công, hai hộ nghèo người Cơ Tu (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) đã được chuyển vào sinh sống trong căn nhà mơ ước. Việc ...
Làng Trình Xá, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao nổi tiếng với giai thoại được lưu truyền đến nay nhiều người vẫn nhắc đó là tình yêu đôi lứa và hôn nhân gia đình, ...
Ngã ba Hồng Lô gồm sông Hồng, sông Đà, hợp lại chảy ra sông Lô; bên Tả xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, bên Hữu là xã Hồng Đà cũ (nay thuộc xã Dân Quyền, huyện Tam ...
Quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng gần đây đã chỉ ra một số hạn chế, vướng mắc trong kiểm soát người ...
baophutho.vn Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa, du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 là dịp thu hút đông đảo đồng bào và du khách thập phương về với Đất Tổ cội...
baophutho.vn Là một trong những lễ hội lớn của cả nước, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm thu hút hàng triệu đồng bào và du khách...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong vụ Đông Xuân 2012-2013, các tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc, vùng núi phía Bắc, trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
Phiên giao dịch đêm 1/2, giá hầu hết các mặt hàng năng lượng trên thị trường quốc tế đồng loạt tăng, do nhà đầu tư phấn khởi trước những tin tức lạc quan về tình trạng việc...
Trên thị trường bánh kẹo Tết năm nay, các nhà sản xuất trong nước chiếm 75 - 80% thị phần , còn lại là bánh kẹo nhập ngoại. Bánh kẹo nội chiếm ưu thế là do giá cạnh tranh, xuất...
PTO- Ngày cuối năm, sương lạnh bao phủ đèo Cón vời vợi trong màn hơi nước mờ đục. Càng lên cao, sương mù càng đậm đặc. Quốc lộ 32 bên bám vách núi sừng sững như quen như lạ...
PTO- Năm 2012, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn...
PTO- Sau 2 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM).