{title}
{publish}
{head}
Sáp nhập đơn vị hành chính và tinh gọn bộ máy cấp xã
Tên mới trên đất cũ dù sao vẫn là phần “vỏ”, là “danh xưng”, là ranh giới địa lý, điều quan trọng là bộ máy chính quyền mới sau sáp nhập và đội ngũ gần dân, sát dân nhất sẽ hoạt động ra sao để phát huy được năng lực, vị trí việc làm, giúp đơn vị hành chính cấp xã vận hành thông suốt, hiệu quả tại địa phương.
Người dân xã Phương Viên, huyện Hạ Hòa bày tỏ mong muốn sau sáp nhập, công tác giải quyết thủ tục hành chính cho công dân tiếp tục thuận lợi, nhanh chóng.
“Sàng lọc” cán bộ công chức dôi dư
Giai đoạn 2023-2025, tỉnh Phú Thọ thực hiện sắp xếp 56 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, sau sắp xếp giảm 34 ĐVHC cấp xã, để hình thành 22 ĐVHC cấp xã mới. Như vậy, số lượng ĐVHC cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp còn 191 (trong đó có 165 xã, 11 thị trấn và 15 phường) điều này dẫn đến số lượng cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư dự kiến gần 1.000 người.
Chưa kể trước đó, sau khi tỉnh thực hiện sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2019-2021, đến nay vẫn còn 245 CBCC dôi dư. Điều này cũng tạo ra áp lực lớn trong quá trình thực hiện sắp xếp ĐVHC ở giai đoạn này, bởi đi kèm với đó là bài toán bố trí, sắp xếp CBCC cấp xã ở ĐVHC mới. Đến nay, hầu hết CBCC ở cơ sở có độ tuổi trẻ, trình độ chuyên môn đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Đơn cử như tại huyện Thanh Thủy, có tới 97,8% CBCC cấp xã có trình độ đại học, chỉ còn 5 người có trình độ trung cấp nhưng đều thuộc diện chuẩn bị nghỉ hưu.
Hiện nay, việc thực hiện chế độ, chính sách ở một số địa phương còn lúng túng do các văn bản quy định chưa thật đầy đủ, chính sách hỗ trợ CBCC, viên chức, người hoạt động không chuyên trách khi thôi việc chưa đủ để các đối tượng này ổn định cuộc sống hay bắt đầu công việc khác. Qua tìm hiểu thực tế và ý kiến phản ánh của các địa phương, vấn đề xử lý công việc, giải quyết chế độ chính sách liên quan đến số cán bộ dôi dư này sao cho hợp lý, hợp tình không hề đơn giản, nhất là đối với số cán bộ có tuổi đời 40 đến 45 và chưa đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội. Người thì không còn quá trẻ để xin việc, người lại chưa đủ “già” để về hưu. Đến giai đoạn 2023-2025, đây tiếp tục được coi là vấn đề nan giải khi mà bài toán giải quyết CBCC dôi dư ở cấp xã đang “lớp trước chồng lớp sau”.
Thực tế, tại huyện Đoan Hùng, giai đoạn 2019-2021, sau sáp nhập ĐVHC, số CBCC, cán bộ không chuyên trách của 3 xã thành lập mới bị dôi dư so với quy định là 109 người. Tuy nhiên, nhờ chủ động sắp xếp, giải quyết chế độ cho những trường hợp nghỉ trước tuổi theo quy định của Trung ương và tỉnh, đến nay huyện đã bố trí, sắp xếp xong, không còn trường hợp CBCC dôi dư.
Không được thuận lợi như Đoan Hùng, là huyện có số lượng ĐVHC phải sắp xếp nhiều nhất trong giai đoạn 2019-2021, để thành lập 6 xã mới, Hạ Hòa đã thực hiện sáp nhập 19 xã, số CBCC dôi dư toàn huyện nay còn 79 người. Đồng chí Nguyễn Anh Quốc - Trưởng phòng Nội vụ huyện Hạ Hòa thông tin: Trong giai đoạn 2023-2025, qua rà soát, dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập huyện tiếp tục dôi dư khoảng 140 CBCC, nâng tổng số CBCC dôi dư của cả 2 giai đoạn lên khoảng 200 người. Đa số CBCC trong độ tuổi 40-50 tuổi, cơ bản đã được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được sắp xếp vị trí làm việc phù hợp. Một bộ phận CBCC trong diện có thể vận động nghỉ trước tuổi, song lại chưa đảm bảo các điều kiện về số năm tham gia BHXH nên chế độ hỗ trợ, lương hàng tháng sau khi nghỉ thấp, đây cũng là khó khăn khi huyện thực hiện tinh giản biên chế.
Đồng chí Trịnh Hùng Sơn - TUV, Bí thư Huyện ủy Thanh Thủy cho rằng: Việc giải quyết nhân sự dôi dư sau sắp xếp là một vấn đề khó, cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những giải pháp thiết thực để giải quyết đồng bộ, tạo đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, bởi đây là những người chịu tác động trực tiếp trong quá trình triển khai thực hiện.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, xã là nhiệm vụ phù hợp tình hình cụ thể mỗi giai đoạn. Qua mỗi lần sắp xếp, chúng ta lại có thêm kinh nghiệm để làm tốt hơn. Việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã phải thực hiện trong thời gian ngắn, trong khi nguồn lực có hạn, do đó để làm tốt thì tư tưởng phải thông, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động phải quyết liệt nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm đúng quy định, công khai, minh bạch, không dàn trải; không cầu toàn, không nóng vội; bảo đảm ổn định hệ thống chính trị, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
Đại diện Đảng bộ xã Xuân Lũng phát biểu tại hội nghị lấy ý kiến vào Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023-2025 huyện Lâm Thao.
Sáp nhập không chỉ là phép tính +
Sau khi thực hiện sắp xếp sáp nhập, ĐVHC mới có địa bàn rộng hơn, đây là lợi thế để quy hoạch không gian phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, dễ dàng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương trong xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Ngoài ra, sắp xếp các ĐVHC cũng tạo sự cân đối, hài hòa hơn trong phân bố dân cư, hạn chế tình trạng chia cắt, nhất là trong bối cảnh Trung ương đang đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương.
Vì thế, sáp nhập ĐVHC cấp xã không chỉ đơn giản là bài toán cộng bởi kết quả cuối cùng cần hướng tới là sự ổn định hệ thống chính trị, tổ chức hợp lý ĐVHC cấp xã phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước; xây dựng bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đi cùng với việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng CBCC. Từ việc sáp nhập các ĐVHC cấp xã sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đầu tư phát triển trên địa bàn, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nhanh và toàn diện.
Tại hội nghị UBND tỉnh Phú Thọ diễn ra ngày 4/6, khi cho ý kiến chỉ đạo vào Đề án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2025, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang nhấn mạnh: Việc tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, phù hợp với tình hình đặc điểm của từng địa phương; tôn trọng ý kiến góp ý xây dựng, đạt được sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao trong các tầng lớp Nhân dân. Đồng thời phải đảm bảo ổn định về chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trước, trong và sau quá trình sắp xếp đơn vị hành chính. Sau sắp xếp, tổ chức bộ máy mới hoạt động tốt hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn và phục vụ người dân tốt hơn!
Ngược trở lại khoảng thời gian trước đây, năm 2020, xã Hợp Nhất huyện Đoan Hùng được sáp nhập từ 3 xã là Phú Thứ, Hữu Đô, Đại Nghĩa. Vượt qua những khó khăn ban đầu, chính quyền xã Hợp Nhất đã tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao của người dân trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được triển khai hiệu quả. Không chần chừ, ngay sau khi sáp nhập, Hợp Nhất đã tiến hành đánh giá lại các tiêu chí đạt và chưa đạt trong xây dựng nông thôn mới và triển khai kế hoạch, mục tiêu ngay từ những ngày đầu bộ máy chính quyền mới đi vào hoạt động. Với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, xã Hợp Nhất đã huy động được 55 tỷ đồng, trong đó Nhân dân đóng góp trên 4,1 tỷ đồng, hiến gần 55.000m2 đất, giải phóng cây cối, hoa màu, vật kiến trúc và tham gia trên 15.500 ngày công lao động để chung tay cùng cấp ủy, chính quyền đưa Hợp Nhất về đích nông thôn mới cuối năm 2022. Đồng chí Đỗ Quốc Hưng - Bí thư Đảng ủy xã nhấn mạnh: Sau 3 năm sáp nhập, Hợp Nhất thực sự hợp lòng dân, tạo nên một thể thống nhất, nhân lên sức mạnh đại đoàn kết từ các cấp ủy Đảng, chính quyền đến Nhân dân, đúng như tên gọi của xã.
Sau sáp nhập giai đoạn 2019-2021, các ĐVHC cấp xã mới của huyện Hạ Hòa đến nay đã hoạt động ổn định, hiệu quả, từng bước góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương, xây dựng Đảng bộ, chính quyền ngày càng trong sạch vững mạnh. Đồng chí Nguyễn Anh Quốc - Trưởng phòng Nội vụ huyện Hạ Hòa cho biết: Sau sáp nhập, 6 xã mới của huyện đều bảo đảm ổn định tổ chức bộ máy. Đối với văn hóa, xã hội và cuộc sống Nhân dân, việc sắp xếp ĐVHC cấp xã theo nguyên trạng diện tích tự nhiên, dân số, có yếu tố tương đồng về lịch sử, văn hóa nên ít bị ảnh hưởng, xáo trộn đến đời sống dân cư, lịch sử, truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán địa phương. Các xã đã phát huy được tinh thần đoàn kết, hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra, hoạt động của bộ máy lãnh đạo có nhiều chuyển biến, mang lại hiệu quả cao hơn, chất lượng cán bộ được nâng lên, không còn tình trạng cục bộ địa phương, cục bộ dòng họ.
Việc sắp xếp ĐVHC không chỉ giảm đầu mối, tinh giản biên chế mà còn phải thực hiện mục tiêu an dân. Đồng chí Nguyễn Thành Nam - TUV, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Phú Thọ, đại biểu Quốc hội khóa XV khẳng định: Nếu chia tách thành đơn vị mới, có nhiều vị trí mới thường sẽ dễ thực hiện, còn sáp nhập lại sẽ gặp nhiều khó khăn bởi dẫn tới việc giảm các đầu mối, giảm vị trí và dư thừa cán bộ. Do đó trong quá trình sắp xếp, bố trí CBCC, các địa phương phải rà soát, xem xét, tính toán kỹ lưỡng. Khi sáp nhập, khối lượng công việc tăng lên, trách nhiệm của mỗi vị trí nặng nề hơn thì cần phải lựa chọn được những CBCC có trình độ, có năng lực để đảm bảo hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Sau khi sắp xếp lại ĐVHC, các địa phương cũng cần quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ công hơn nữa để người dân dễ dàng được tiếp cận và giải quyết mọi công việc nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện.
Việt Hà - Thu Hương
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
baophutho.vn Thực hiện Quy định số 213-QĐ/TW, ngày 2/1/2020 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ...
baophutho.vn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...
baophutho.vn Chúng ta đều biết, tự phê bình và phê bình là nguyên tắc, quy luật phát triển của Đảng, là “vũ khí sắc bén” để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là...
baophutho.vn Xác định sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, tiết kiệm ngân...
baophutho.vn Những năm qua, Đảng bộ Trường Đại học Hùng Vương đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về...
Dường như có một suy nghĩ cố hữu lâu nay đối với nhiều người rằng, báo Đảng thì chính thống nhưng truyền thống, hay nói cách khác là khô cứng và khó thay đổi. Chính thống thì...
baophutho.vn Thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TU, ngày 4/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể trong các...
baophutho.vn Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của đất nước ta bằng...
baophutho.vn Xem clip được đăng tải trên mạng xã hội mới đây nhất (ngày 11/6), trong đó có cảnh ông Lê Anh Tú, hay còn được biết đến với tên Thích Minh Tuệ...
baophutho.vn Như chúng tôi đã đề cập, Chỉ thị 40 ra đời trở thành đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp trong cả nước nói chung, toàn tỉnh nói riêng; lan tỏa...
baophutho.vn Thực hiện Kết luận số 133-KL/TU, ngày 9/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 15/6/2016 của Ban...