{title}
{publish}
{head}
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lai Châu đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Lự trên địa bàn.
Đội văn nghệ bản Thẳm, xã Bản Hon luyện tập điệu múa giỏ
Người Lự có hơn 1.300 hộ, gần 7.000 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở các huyện: Tam Đường, Sìn Hồ và cơ bản còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp như: Các lễ hội, kiến trúc nhà sàn truyền thống, nghề dệt thủ công, trang phục, tiếng nói, nghệ thuật trình diễn dân gian...
Người Lự là một trong các dân tộc có số dân dưới 10.000 người ở Việt Nam; sinh sống chủ yếu ở một số xã vùng cao thuộc các huyện Tam Đường, Tân Uyên, Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Từ xa xưa, người Lự đã sống định cư ven các con sông, suối, các thung lũng đất đai tương đối bằng phẳng, màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp. Từ rất sớm, họ đã biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.
Trải qua nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, thế nhưng người Lự vẫn lưu giữ và bảo tồn được nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Trong đó, dân ca của người Lự rất phong phú và đa dạng, được sáng tác trong quá trình sinh sống và lao động sản xuất. Khi biểu diễn, đồng bào thường sử dụng nhạc cụ truyền thống là trống, chiêng, sáo đôi.
Thực hiện Dự án 6 bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG 1719, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lai Châu đã có nghị quyết về phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc Lự.
Theo đó, để gìn giữ, lưu truyền văn hóa của dân tộc Lự đến các thế hệ sau, nhiều năm nay, tỉnh Lai Châu đã tổ chức các lớp truyền dạy văn hóa trong đồng bào. Đồng thời, những nếp nhà sàn, trang phục, lễ hội hay các làn điệu dân ca... đã và đang được cấp ủy Đảng , chính quyền các cấp, cơ quan chức năng và người dân nỗ lực bảo tồn...
Phụ nữ dân tộc Lự trong trang phục truyền thống
Nghệ nhân Lò Thị Sọn, dân tộc Lự ở bản Nà Khum, xã Bản Hon năm nay đã gần 70 tuổi, thế nhưng nhiều năm qua vẫn miệt mài với các lớp truyền dạy văn hóa. Trong mỗi lớp học ở các nhà văn hóa bản, những bài múa cổ hay làn điệu dân ca hòa cùng tiếng sáo, tiếng chiêng rộn rã khắp bản trên, mường dưới.
Nghệ nhân Lò Thị Sọn chia sẻ: “Quá trình khai hoang, làm ruộng, làm nương, tôi sáng tác bài hát, nghĩ thêm điệu múa nào thì dạy lại cho con cháu. Đồng thời, truyền dạy, vận động người dân trong bản, nhất là thanh, thiếu niên tham gia luyện tập. Với những người lớn tuổi như chúng tôi, chỉ lo văn hóa truyền thống mai một, do đó, còn sức còn trao truyền, vận động con cháu kế thừa và phát huy”.
Tại xã Bản Hon, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã thành lập 8 đội văn nghệ với 80 thành viên là hội viên, phụ nữ các bản tham gia luyện tập. Để phong phú, đa dạng các bài hát, điệu múa, các thành viên sưu tầm, dàn dựng những làn điệu dân ca như: hát trong đám cưới, hát mừng nhà mới, hát ru con và hát đối đáp với phương châm “hòa nhập” không “hòa tan”.
Một trong những nét đặc sắc của văn hoá truyền thống dân tộc Lự là bộ trang phục. Trang phục của người Lự vô cùng đặc sắc và được làm thủ công từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ với những hoạ tiết hoa văn rất độc đáo. Đối với trang phục của người phụ nữ, họ mặc áo chàm xẻ ngực, vạt trái đè lên vạt phải và được buộc thắt bởi những dây tua sặc sỡ.
Ngày thường, phụ nữ Lự mặc váy chàm thêu móc đơn giản để thuận tiện trong công việc. Những dịp lễ tết, hội hè hoặc khi gia đình có khách quý, họ mặc váy 2 lớp với hoa văn 3 tầng trang trí đẹp mắt, phần trên được dệt với những họa tiết hình quả trám, phần dưới là vải chàm đen, phần gấu váy có điểm thêm màu khác rất đẹp mắt.
Tục nhuộm răng đen của người phụ nữ Lự
Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 17/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng ủy xã Bản Hon đã ban hành nghị quyết về phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc Lự. Sau hơn 2 năm thực hiện, cùng với bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, Bản Hon đã đón hơn 30 nghìn lượt khách, với doanh thu đạt trên 5 tỷ đồng.
Ông Tao Văn Ín, Phó Bí thư Đảng ủy xã Bản Hon, huyện Tam Đường cho biết: "Đảng ủy xã tiếp tục tăng cường nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chúng tôi sẽ tăng cường công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa để tạo môi trường văn hóa lành mạnh cho phát triển kinh tế gắn với đời sống của Nhân dân; phát huy các vai trò của nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong việc bảo tồn, nhằm thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu văn hóa của dân tộc Lự".
Ông Trần Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu cho biết: Hiện nay, các lễ hội của dân tộc Lự được đưa vào danh mục hỗ trợ kinh phí tổ chức thực hiện phục dựng và duy trì. Một số giá trị văn hóa như trang phục và một số nghề thủ công truyền thống, các ngữ văn dân gian đang được địa phương đưa vào thực hiện truyền dạy. Cùng với đó là hỗ trợ các chính sách cho đội văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ văn hóa dân gian hoạt động. Tỉnh cũng quan tâm xây dựng hồ sơ để vinh danh các Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, những người nắm giữ thực hành di sản, tiếp tục phát huy vai trò trong việc truyền dạy, phổ biến các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng. Từ đó, giữ gìn vẹn nguyên các nét văn hóa đặc trưng dân tộc Lự, tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu của Lai Châu nói riêng và Việt Nam nói chung.
Theo Báo Dân tộc
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Chương trình “Sắc mầu văn hóa Gia Lai - Bảo tồn và phát triển”, là sáng kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc...
Ơ Đu là một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người, sinh sống duy nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tập trung chủ yếu tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương.
Là dân tộc sinh sống lâu đời ở Cao Bằng, người Mông đã hình thành và lưu giữ nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc. Với tín ngưỡng truyền thống phong phú về vạn vật, lễ...
Mỗi dân tộc đều có một “báu vật" văn hoá riêng. Đối với người Sán Dìu ở Tuyên Quang, có thể nói báu vật đó là điệu hát Soọng cô - di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã được Bộ...
Trong nhiều năm qua, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đồng bào các dân tộc xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk luôn chung sức, đồng lòng cùng với cấp ủy,...
Văn hóa ẩm thực của đồng bào Tày có bề dày truyền thống, đa dạng, phong phú, với nhiều món ăn, thức uống độc đáo và thú vị đã tạo nên một bức tranh văn hóa ẩm thực đa sắc màu....
Tại Cao Bằng, người Lô Lô sinh sống tập trung ở 2 huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm với dân số khoảng hơn 2.800 người, chiếm hơn 50% tổng số người Lô Lô trên cả nước. Những năm qua, nhờ...
Trong đời sống đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), khèn vừa là nhạc cụ để nói lên tiếng lòng, vừa là phương tiện giao tiếp với thế giới tâm linh. Trải qua bao thế hệ,...
baophutho.vn Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn...
Những ngày qua, người dân, du khách đến phố núi Pleiku đã rất ấn tượng với sự rực rõ sắc màu thổ cẩm của các dân tộc thiểu số; hòa trong cảm xúc rộn ràng âm thanh vang vọng bởi...