Cập nhật:  GMT+7

Học tiếng Thái - Giữ gìn bản sắc dân tộc

Hiện nay, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La có 12 dân tộc cùng sinh sống, với quy mô dân số khoảng 110 nghìn người, trong đó, đồng bào dân tộc Thái chiếm 49,7% dân số của tỉnh. Văn hóa của dân tộc Thái đa dạng, phong phú thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng có một thực tế, còn nhiều người, nhất là giới trẻ của dân tộc Thái, chỉ nói được tiếng mẹ đẻ nhưng không biết đọc, viết chữ Thái.

Học tiếng Thái - Giữ gìn bản sắc dân tộc

Bà Lò Mai Cương dạy chữ Thái tại lớp học cộng đồng ở bản Chậu, phường Chiềng Cơi.

Để giữ gìn tiếng nói, chữ viết của dân tộc, thành phố Sơn La triển khai nhiều lớp dạy chữ Thái, phục vụ đa đối tượng, từ cán bộ đến cộng đồng người dân thông qua các câu lạc bộ văn hóa dân tộc Thái tổ chức. Tại bản Chậu, phường Chiềng Cơi, bà Lò Mai Cương là chuyên gia nghiên cứu, truyền dạy chữ Thái. Không quản ngại khó khăn, bà mở lớp học miễn phí cho học viên. Bà Cương chia sẻ: Lớp học không giới hạn độ tuổi, mỗi tuần, lớp học diễn ra vào thứ bảy và chủ nhật, kéo dài khoảng 3 tháng. Bên cạnh dạy chữ, tôi còn kể chuyện lịch sử dân tộc Thái, lồng ghép những câu hát Thái vào bài giảng, giúp học viên hiểu sâu sắc hơn về văn hóa dân tộc Thái.

Bà Tòng Thị Hỏa, học viên vừa hoàn thành khóa học tại lớp tiếng Thái cộng đồng bản Chậu cuối năm 2024, phấn khởi nói: Trước đây, tôi chỉ biết nói mà không biết đọc, viết. Nhờ tham gia lớp học, giờ tôi có thể viết thành thạo chữ Thái. 100% học viên đều biết đọc, viết chữ Thái. Điều này, khiến chúng tôi rất vui.

Học tiếng Thái - Giữ gìn bản sắc dân tộc

Bế giảng lớp học tiếng Thái tại bản Chậu, phường Chiềng Cơi.

Các lớp học chữ Thái tại thành phố Sơn La tổ chức linh hoạt, phù hợp với quỹ thời gian từng nhóm học viên. Với người dân lao động, lớp học mở vào buổi tối để không ảnh hưởng đến công việc ban ngày. Đối với học sinh, lớp học được tổ chức theo đợt, chủ yếu vào dịp hè để các em có thời gian học tập tốt nhất.

Bà Lò Chiêm, Phó trưởng bản Lầu, phường Chiềng Lề, từng là học viên lớp tiếng Thái, chia sẻ: Học chữ Thái, giúp tôi trong quản lý bản và vận động thanh niên tham gia học chữ để giữ gìn bản sắc và tăng cường sự đoàn kết trong cộng đồng.

Việc học chữ Thái không dễ dàng, đòi hỏi sự kiên trì và đam mê. Khác với tiếng phổ thông, chữ Thái có cách phát âm và ghép vần đặc trưng. Nếu không nắm vững bảng chữ cái, người học sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ghép vần và đọc thành thạo. Chữ Thái được viết liền nhau, không có dấu chấm, dấu phẩy, không viết hoa. Một phụ âm có thể kết hợp với ba nguyên âm để tạo ra ba từ khác nhau.

Học tiếng Thái - Giữ gìn bản sắc dân tộc

Lớp học tiếng Thái tại Trường Cao đẳng Sơn La.

Các học viên tham gia lớp học sẽ trải qua các nội dung, học 19 cặp chữ Thái, gồm 19 phụ âm “tồ” và 19 nguyên âm “may”; tập đọc, ghép vần, hiểu nghĩa từ và câu, thực hành viết thơ, vè bằng chữ Thái. Việc giảng dạy được thực hiện bởi những giảng viên am hiểu ngôn ngữ và có nhiều kinh nghiệm.

Trường Cao đẳng Sơn La là một trong những đơn vị tiên phong dạy tiếng Thái. Năm 2024, nhà trường tổ chức 8 lớp học tiếng Thái, chủ yếu dành cho cán bộ, công chức và viên chức, mỗi lớp có 50 - 70 học viên.

Chị Khánh Huyền, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chia sẻ: Tôi là người dân tộc Kinh, trước khi đi học tôi lo mình không học được, nhưng sau khi tham gia lớp học, tôi thấy chữ Thái đẹp và ý nghĩa. Giờ đây, tôi đã viết thành thạo, đọc chữ tốt, điều này giúp tôi giao tiếp với bệnh nhân người Thái dễ dàng hơn trong quá trình làm việc.

Chữ viết dân tộc đứng trước nguy cơ mai một nếu không được bảo tồn kịp thời. Những lớp học tại bản Chậu, bản Lầu, Trường Cao đẳng Sơn La... là điểm sáng trong nỗ lực giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái rất cần được phát huy và nhân rộng.

Yến Vi/Báo Sơn La


Yến Vi/Báo Sơn La

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Ngân vang tiếng trống nêm của đồng bào Dao đỏ

Ngân vang tiếng trống nêm của đồng bào Dao đỏ
2025-03-27 08:27:00

Trống nêm là một nhạc cụ truyền thống, là “linh hồn” của đồng bào Dao đỏ ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Vào những ngày Tết, tiếng trống vang lên để xua đi những điều...

Dồn lực đầu tư, phát triển hạ tầng vùng khó

Dồn lực đầu tư, phát triển hạ tầng vùng khó
2025-03-21 09:20:00

Tỉnh Tuyên Quang có 121 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, có 570 thôn đặc biệt khó khăn. Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong giai đoạn 2021 - 2025, từ nguồn vốn...

Gìn giữ giá trị văn hóa của Mo Mường

Gìn giữ giá trị văn hóa của Mo Mường
2025-03-20 08:16:00

Mo Mường là hoạt động diễn xướng dân gian được thể hiện trong các nghi lễ gắn với đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Mường. Không gian tổ chức các hoạt động diễn xướng và...

Sơn Dương gìn giữ trang phục dân tộc

Sơn Dương gìn giữ trang phục dân tộc
2025-03-18 09:50:00

Sơn Dương là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống tại tỉnh Tuyên Quang, chiếm gần 50% dân số. Việc bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của...

Người Chăm giữ gìn văn hóa truyền thống

Người Chăm giữ gìn văn hóa truyền thống
2025-03-17 14:25:00

Dân số dân tộc Chăm ở Việt Nam khoảng gần 180.000 người, chiếm chưa đến 1% dân số cả nước. Tuy dân số ít, nhưng dân tộc Chăm có nền văn hóa vô cùng rực rỡ với hệ thống công...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long