{title}
{publish}
{head}
Văn hóa ẩm thực của đồng bào Tày có bề dày truyền thống, đa dạng, phong phú, với nhiều món ăn, thức uống độc đáo và thú vị đã tạo nên một bức tranh văn hóa ẩm thực đa sắc màu. Nhiều món ăn không đơn thuần là ẩm thực, mà còn là bài thuốc quý.
Nhiều lần về Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai), nơi có đông đồng bào Tày sinh sống và còn gìn giữ được nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc, chúng tôi thực sự ấn tượng bởi bữa cơm thường nhật của người dân nơi đây.Trong ảnh: Gian bếp - nơi gắn bó, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày, nơi nấu ăn, sưởi ấm khi mùa đông lạnh của đồng bào Tày, bà con Nghĩa Đô đang chuẩn bị bữa trưa để đón khách. Đặc sản xôi ngũ sắc không chỉ ngon mà rất đẹp và mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Theo quan niệm của người dân vùng Tây Bắc, ý nghĩa xôi ngũ sắc ngoài việc thể hiện “ngũ hành” còn thể hiện khát vọng yêu thương. Xôi ngũ sắc thể hiện lòng yêu mẹ, kính cha; tình yêu son sắt, thủy chung của đôi lứa và cũng là tượng trưng cho những điều may mắn, tốt lành. Nguyên liệu dùng để làm ra món xôi ngũ sắc gồm gạo nếp thơm và lá, củ của các loại cây trồng trong vườn nhà. Công dụng của những lá, củ này là để tạo màu cho xôi. Đặc biệt, bà con còn phối tạo màu cho xôi từ lá cây hòa với bột tro rơm nếp rất độc đáo.
Củ niễng là loại rau quen thuộc trồng tại Nghĩa Đô, được bà con người Tày đưa vào thực đơn bữa cơm hằng ngày của gia đình. Đồng bào Tày thường xào củ niễng với lòng vịt, thịt bò hoặc đồ chín. Món ăn này cũng là một vị thuốc trong Đông y, giúp thanh mát, giải độc cho cơ thể. Vịt bầu Nghĩa Đô là một trong các sản phẩm nông nghiệp bản địa, thế mạnh của địa phương, chất lượng thịt ngon, thơm. Món ăn đơn giản nhất chế biến từ vịt Nghĩa Đô là vịt hấp, chấm với các gia vị giã nhuyễn như: rau răm, gừng, ớt tươi, ớt nướng, quất. Ngoài ra, người Tày Nghĩa Đô còn chế biến các món vịt lam ống nứa, cháo cốm vịt, chả xương vịt, nộm vịt...
Để thưởng thức được nhiều món ngon từ thịt vịt hấp, trong một bữa cơm, từ một con vịt, bà con còn chế biến thêm được món nộm vịt trộn với các loại rau và gia vị... ăn kèm với quả sung ngâm muối. Cá nướng hai lửa là món ngon khó quên trong mâm cơm của đồng bào Tày. Để có những mẻ cá nướng thơm ngon, đồng bào Tày xã Nghĩa Đô thường chọn nguyên liệu là cá tự nhiên từ sông, suối, ao. Đó là các loại cá chép, cá trôi, cá trắm với trọng lượng từ 1,5 kg trở lên. Khi bắt về, cá được mổ, làm sạch vảy, xẻ đôi mình rồi thái ngang thớ tạo ra những miếng dày chừng 5 - 7 cm, dài chừng 15 - 20 cm. Sau khi thái khúc, cá để ráo nước, sau đó mới trộn gia vị. Gia vị để ướp cá gồm hạt mắc khén, hạt dổi, muối, lá gừng, củ sả, các loại lá rau thơm trong vườn nhà. Tất cả được giã nhuyễn rồi ướp với miếng cá chừng 20 phút cho gia vị ngấm đều. Dùng que tre nhỏ, vót nhọn một đầu xiên dọc miếng cá để tạo bề mặt thẳng cho miếng cá. Sau đó dùng nẹp tre kẹp các xiên cá thành một kẹp cá lớn để nướng. Điểm khác biệt ở món ăn này so với các món cá nướng khác là nướng hai lần lửa. Lần thứ nhất, các kẹp cá được ghé hong cạnh bếp lửa, không quá gần, không quá nhiều than. Lần nướng thứ hai sẽ quyết định độ chín, thơm ngon của cá vì lần này cá sẽ được nướng gần bữa ăn.
Các món canh trong bữa ăn cũng thường được chế biến từ những nguyên liệu sẵn có như: canh cổ, cánh vịt nấu với khoai sọ; canh cá nấu với măng muối chua.
Hoa kè nhồi thịt là món ăn đặc trưng của người Tày. Hoa kè có hình như một chiếc chuông nhỏ, người Tày gọi là boóc kè, cây thân gỗ, tán rộng, lá to. Sau khi được bỏ nhụy, rửa sạch, quá trình nhồi thịt diễn ra rất nhanh và đơn giản. Khi nhồi xong, hoa được đồ chín bằng chõ khoảng 15 phút. Món ăn này có vị thơm của thịt và có vị đắng nhẹ của hoa kè.
Để chế biến món lòng cá nấu canh đắng, người Tày làm sạch lòng cá, chuẩn bị nguyên liệu cà đắng và gia vị (gừng, ớt, sả..). Nước đun sôi già hẳn mới thả lòng cá vào, vì nếu lòng cá đun nước lạnh sẽ tanh. Đun sôi cho chín lòng cá rồi mới thả cà đắng, đun thêm tầm 2 phút nữa thì nêm ít mắc khén cho thơm. Cũng có gia đình nêm chút thì là hoặc rau răm, ớt tươi, gừng vào canh lòng cá. Món canh lòng cá nấu cà đắng thưởng thức khi còn nóng, thường được dùng là món khai vị trong bữa ăn của người Tày. Các loại rau thơm và gia vị này không những tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn mà còn đều là vị thuốc nam sẵn có trong vườn nhà, có tác dụng chữa bệnh, giải rượu. Cà đắng có tác dụng rất tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa. Món lòng cá đắng khi ăn sẽ cảm nhận được vị đắng ngọt nơi đầu lưỡi, là một trong những khẩu vị “ăn đắng” của đồng bào dân tộc Tày không kém phần hấp dẫn.
Mâm cơm của đồng bào rất Tày hấp dẫn, độc đáo và nhiều màu sắc, thể hiện nét văn hóa truyền thống gồm các món ăn như: xôi ngũ sắc, cá nướng hai lửa, vịt hấp, vịt xào, củ niễng đồ, canh lòng cá cà đắng... Đặc biệt, mỗi mùa, mâm cơm của người Tày sẽ có thêm những món ăn độc đáo riêng. Vì thế, để thưởng thức trọn vẹn các món ẩm thực hấp dẫn khác của đồng bào Tày, cũng sẽ phải nhiều lần đến đây.
Bên cạnh các món ăn truyền thống, đồng bào Tày ngày nay đã biết chế biến các loại nước uống từ nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà như nước quất, sả, gừng pha mật ong.
Theo Báo Lào Cai
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Tại Cao Bằng, người Lô Lô sinh sống tập trung ở 2 huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm với dân số khoảng hơn 2.800 người, chiếm hơn 50% tổng số người Lô Lô trên cả nước. Những năm qua, nhờ...
Trong đời sống đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), khèn vừa là nhạc cụ để nói lên tiếng lòng, vừa là phương tiện giao tiếp với thế giới tâm linh. Trải qua bao thế hệ,...
baophutho.vn Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn...
Những ngày qua, người dân, du khách đến phố núi Pleiku đã rất ấn tượng với sự rực rõ sắc màu thổ cẩm của các dân tộc thiểu số; hòa trong cảm xúc rộn ràng âm thanh vang vọng bởi...
Không đẹp rực rỡ sắc màu như trang phục của nhiều nhóm Mông khác ở vùng Tây Bắc, trang phục của người Mông đen ở Tả Phìn, Sa Pa (Lào Cai) mang một vẻ đẹp độc đáo, tinh tế nhờ...
baophutho.vn Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một trong ba Chương trình mục tiêu Quốc gia được Đảng,...
baophutho.vn Ngày 15/11, tại huyện Thanh Sơn, Sở LĐTB&XH tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp cho gần 200 học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số năm 2023.
Ngày 10/11, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 3413/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sinh sống ở địa hình với gần 80% núi đá, các dân tộc trên Cao nguyên đá Đồng Văn đã thích nghi, sáng tạo ra phương thức canh tác đặc biệt - thổ canh hốc đá. Đây không chỉ là...
Lễ ăn mừng lúa mới của một số đồng bào dân tộc thiểu số như Raglai, T'rin... ở huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa là một trong những lễ hội dân gian với nhiều nét đẹp...