
{title}
{publish}
{head}
Chiều 7/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Du lịch (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trình bày Tờ trình.
Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh: Việc xây dựng và ban hành Luật Du lịch (sửa đổi) là rất cấp thiết, nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập với mục tiêu thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động du lịch; nâng cao nhận thức, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch; tạo cơ sở pháp lý nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Giảm bớt loại quy hoạch phát triển du lịch
Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) có 10 Chương, 79 điều sửa đổi, bổ sung 56 điều, quy định mới 21 điều và giữ nguyên 2 điều.
Theo đó, Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) bổ sung đối tượng áp dụng là tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động du lịch ở nước ngoài để làm rõ trách nhiệm, quyền lợi của khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành Việt Nam khi đi du lịch hoặc tổ chức đưa khách du lịch ra nước ngoài. Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) sắp xếp lại quy định về chính sách phát triển du lịch theo hướng cụ thể, đảm bảo khả thi, hiệu quả, tương thích với quy định của Luật Đầu tư 2014; giao Chính phủ quy định rõ hơn về Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được thành lập để hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động du lịch Việt Nam.
Đồng thời, bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm để ngăn ngừa, răn đe và có cơ sở xử lý các hành vi vi phạm đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch như: Đưa khách du lịch đến khu vực cấm; Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người ra nước ngoài hoặc vào Việt Nam bất hợp pháp;Tùy tiện thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch; Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không có thẻ hướng dẫn viên du lịch…
Về quy hoạch phát triển du lịch, Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) điều chỉnh giảm bớt loại quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với chủ trương của Nhà nước về công tác quy hoạch; quy định rõ ràng hơn về thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch quốc gia, vùng du lịch, khu du lịch quốc gia; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập, thẩm định quy hoạch phát triển du lịch quốc gia, vùng du lịch; lập, thẩm định khu du lịch quốc gia nằm trên địa bàn hai tỉnh trở lên, thẩm định quy hoạch khu du lịch quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch khu du lịch quốc gia; lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch cấp tỉnh và điểm du lịch.
Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và sự bình đẳng của khách du lịch, dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) đã quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành mua bảo hiểm cho tất cả khách du lịch thay vì chỉ mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài như quy định tại Luật Du lịch.
Để phù hợp với thực tiễn, dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) quy định hướng dẫn viên theo chương trình du lịch và hướng dẫn viên tại điểm. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên được quy định thống nhất và đơn giản hơn, không phân biệt hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên quốc tế, chỉ căn cứ vào ngôn ngữ sử dụng khi hướng dẫn khách du lịch. Yêu cầu về trình độ chuyên môn của người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên theo chương trình du lịch được điều chỉnh từ trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch xuống trình độ trung cấp chuyên ngành hướng dẫn du lịch. “Quy định mới này dự kiến là một trong những biện pháp cần thiết nhằm giải quyết tình trạng thiếu hướng dẫn viên trong mùa du lịch cao điểm như hiện nay” - Bộ trưởng cho hay.
Mặt khác, Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) bổ sung Chương quy định về quản lý nhà nước về du lịch, quy định rõ nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của các cơ quan liên quan.
Cần bổ sung quy định về thanh tra du lịch
Thẩm tra Dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết : Ủy ban nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Du lịch để tiếp tục thể chế hóa đường lối của Đảng về phát triển du lịch; cụ thể hóa tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013; nội luật hóa các Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành làm cơ sở thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững.
Về chính sách phát triển du lịch, Ủy ban thống nhất với nội dung quy định tại khoản 1, Điều 5 dự thảo Luật: “Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”nhằm khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế mũi nhọn theo chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Phan Thanh Bình, chính sách phát triển du lịch quy định tại Điều 5 còn chung chung, chưa được cụ thể hóa thành các quy phạm tại các điều khoản cụ thể trong Luật. Dự thảo Luật cũng chưa đưa ra được những chính sách đặc thù, mang tính đột phá để đảm bảo cho du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; chưa thể chế hóa sự tham gia của các bộ, ngành liên quan để hỗ trợ cho du lịch như một ngành kinh tế tổng hợp.
Vì vậy, Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo rà soát các quy định pháp luật liên quan về ưu đãi đầu tư (theo Luật Đầu tư 2014), về doanh nghiệp (theo Luật Doanh nghiệp 2014); đồng thời nghiên cứu chi tiết hóa các chính sách phát triển du lịch, huy động nguồn lực, hỗ trợ phát triển du lịch; lồng ghép phát triển du lịch trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch.
Về điều kiện kinh doanh lữ hành, Dự thảo quy định các điều kiện kinh doanh lữ hành còn đơn giản, chưa đáp ứng được tính đặc thù, phức tạp của dịch vụ lữ hành. Quy định như vậy sẽ dẫn đến việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tràn lan, không kiểm soát được chất lượng. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm các điều kiện đặc thù của dịch vụ lữ hành, như: Điều kiện liên quan đến nhân lực (trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của người phụ trách kinh doanh lữ hành; số lượng hướng dẫn viên cơ hữu).
Về xúc tiến du lịch, Ủy ban thống nhất với chủ trương thành lập Quỹ và đề nghị đặt tên là Quỹ xúc tiến du lịch để tập trung vào mục đích chính của Quỹ là quảng bá, xúc tiến du lịch. Đồng thời, đề nghị Ban soạn thảo quy định cụ thể nguồn thu, chủ thể quản lý, nguyên tắc, cơ chế điều hành Quỹ để tạo cơ sở pháp lý cho Chính phủ trong việc hướng dẫn thực hiện, đảm bảo tính khả thi của điều luật.
Đề cập đến trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho hay: Ủy ban thống nhất với chủ trương giao trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch cho các bộ, ngành có liên quan vì du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, việc thúc đẩy ngành du lịch phát triển cần có sự tham gia của các ngành khác (giao thông, vận tải, xây dựng, giáo dục, kinh doanh dịch vụ…) và ngược lại. Tuy nhiên, Ủy ban nhận thấy, dự thảo chưa thể hiện được nội dung này. Đề nghị Ban soạn thảo cụ thể hóa các quy định về trách nhiệm của các bộ ngành trong lĩnh vực du lịch và tăng tính chủ động của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
Chủ nhiệm Phan Thanh Bình nêu rõ: So với Luật Du lịch 2005, dự thảo không đề cập đến nội dung thanh tra chuyên ngành du lịch. Tuy nhiên, hiện nay, ngành du lịch đang phải đối mặt với sự gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất, mức độ phức tạp của các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, dự thảo có nhiều quy định liên quan đến công tác hậu kiểm (nhất là các nội dung về cơ sở lưu trú), đòi hỏi phải tăng cường kiểm tra, giám sát của lực lượng chuyên ngành.
Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về thanh tra du lịch theo hướng gắn kết hoạt động thanh tra với hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, đồng thời không làm tăng biên chế bộ máy” - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình nêu rõ./.
Theo ĐCSVN
Phú Yên là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Đặc biệt, kể từ năm 2021, sau khi Tỉnh ủy Phú Yên ban hành Chương trình hành động số ...
Sáng nay, QH tiếp tục chất vấn lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa và ...
Sản phẩm của du lịch chuyên đề thường mang tính đặc trưng, chuyên sâu và kén người làm, nhưng lại tạo lợi thế cạnh tranh có một không hai. Ở Huế, tiềm năng, ...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, sáng 24/10, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và thảo luận ở ...
Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU ...
Ngành Du lịch tỉnh Nghệ An đã và đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ và thu hút du khách. Qua đó, góp phần chuyển dịch ...
Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua, huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) đã xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, tiêu biểu của địa phương ...
Tiếp tục phiên làm việc đợt 2, kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ bàn thảo nhiều nội dung quan trọng liên quan dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Dược (sửa đổi), Luật ...
baophutho.vn Thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ và văn bản số 1297/BTP-KTVB&QLXLVPHC ngày 10/3/2025 của Bộ Tư pháp về việc rà soát văn bản quy...
baophutho.vn Sáng 19/3, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp chuyên đề thứ Tám quyết định, thông qua nội dung quan trọng.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, chiều 7/11, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, sáng 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quản lý ngoại thương.
Trong phiên họp toàn thể sáng 7/11, Quốc hội đã nghe Báo cáo về dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi).
Cho ý kiến về tình hình KT-XH của đất nước, đại biểu QH mong muốn Chính phủ sẽ quyết liệt trong hành động để khắc phục hạn chế trong phát triển KTXH.
PTO- Ngày 5-11, tại huyện Thanh Ba, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND các huyện, thành, thị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2016-2021...
Chiều 4/11, tiếp tục chương trình làm việc của Quốc hội về kết quả giám sát "Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015)...