Cập nhật:  GMT+7

Nâng tầm giá trị Cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) đã chinh phục được sự yêu mến của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với bất cứ du khách nào khi lần đầu đặt chân đến nơi địa đầu Tổ quốc. Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh và nâng tầm giá trị của CNĐ, nhiều giải pháp được tỉnh tập trung triển khai, thực hiện.

CNĐ Đồng Văn có độ cao trung bình từ 1.400 – 1.600 m so với mực nước biển; tổng diện tích hơn 2.300 km2 trải dài trên địa bàn 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Đây là vùng núi đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển của vỏ trái đất và quá trình phong hóa tự nhiên. Hiện, CNĐ có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh quốc gia đã được công nhận như: Đèo Mã Pì Lèng, Phố cổ Đồng Văn, Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, Dinh thự họ Vương. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn 250 nghìn người thuộc 17 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng tạo nên sự phong phú, đa dạng về văn hóa trong cộng đồng các dân tộc vùng CNĐ.Năm 2010, CNĐ Đồng Văn chính thức gia nhập thành viên Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu (CVĐCTC), trở thành Công viên Địa chất đầu tiên ở Việt Nam và Công viên Địa chất thứ 2 ở Đông Nam Á tại thời điểm đó. Sau 3 lần xuất sắc vượt qua kỳ tái đánh giá thành viên Mạng lưới CVĐCTC vào các năm 2014, 2018, 2022, đến nay, CNĐ Đồng Văn tiếp tục giữ vững danh hiệu thành viên mạng lưới.

Nâng tầm giá trị Cao nguyên đá Đồng Văn

Sông Nho Quế dưới chân đèo Mã Pì Lèng – điểm du lịch độc đáo trên Cao nguyên đá.

Có thể nói, đây là những dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của CNĐ Đồng Văn, đồng thời thể hiện quyết tâm chính trị của tỉnh trong việc giữ vững danh hiệu thành viên Mạng lưới CVĐCTC Unesco và nâng tầm giá trị CNĐ. Để xuất sắc vượt qua 3 kỳ tái đánh giá tư cách thành viên Mạng lưới CVĐCTC, những năm qua, tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện; tổ chức kiện toàn bộ máy hoạt động của Công viên Địa chất; phân công lãnh đạo ngành chuyên môn tăng cường đến các huyện để triển khai các nhiệm vụ. Cùng đó, tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động trong vùng, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Công viên Địa chất theo đúng quy định của pháp luật; kiên quyết không thực hiện các dự án làm vỡ cảnh quan, môi trường sinh thái.Đặc biệt, tháng 11.2021, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 19 về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị CVĐCTC Unesco CNĐ Đồng Văn giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2023 (Nghị quyết 19). Đây là chủ trương, quyết sách và là nền tảng quan trọng trong việc xây dựng, phát triển CNĐ Đồng Văn. Nghị quyết đặt mục tiêu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị CVĐCTC Unesco CNĐ Đồng Văn gắn với phát triển KT - XH; đến năm 2025, phát triển CVĐCTC Unesco CNĐ Đồng Văn thành khu du lịch với cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; đến năm 2023, đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là Khu du lịch quốc gia; cùng đó, tiếp tục vượt qua các kỳ tái đánh giá tư cách thành viên của Mạng lưới CVĐCTC ở những kỳ tiếp theo.

Qua gần 3 năm thực hiện Nghị quyết 19, công tác xây dựng, phát triển CVĐCTC CNĐ Đồng Văn tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng; nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân về CVĐCTC được nâng cao; các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng được bảo tồn và phát huy; một số sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn hình thành, đưa vào khai thác nhận được sự quan tâm của nhiều du khách. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng tiếp tục được tỉnh quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo, góp phần thay đổi căn bản diện mạo vùng CNĐ.Một trong những kết quả nổi bật đạt được có thể thấy từ việc thực hiện Nghị quyết 19 là công tác xây dựng và bảo tồn kiến trúc các làng văn hóa du lịch cộng đồng. Đến nay, trên vùng CNĐ có 7 làng văn hóa du lịch cộng đồng và 1 khu nghỉ dưỡng cao cấp, trong đó Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm, và Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp H’Mong - Village tại huyện Quản Bạ được công nhận tiêu chuẩn ASEAN. Các công trình kiến trúc này được xây dựng mang đậm nét văn hóa truyền thống các dân tộc, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá, trải nghiệm.

Có thể khẳng định, với những nỗ lực của tỉnh, bức tranh CNĐ ngày càng được tô điểm nhiều gam màu sáng; đời sống nhân dân từng bước nâng lên; nhiều tập quán lạc hậu được đẩy lùi, xóa bỏ; nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn, phát huy... Những kết quả này đã góp phần nâng tầm giá trị CNĐ Đồng Văn và định vị thương hiệu du lịch CNĐ trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới, qua đó tạo động lực quan trọng thúc đẩy ngành Du lịch của tỉnh ngày càng phát triển.

TK

(Theo baohagiang.vn)


TK

 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Đổi mới để hấp dẫn du khách

Đổi mới để hấp dẫn du khách
2024-05-20 09:58:00

Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, những năm gần đây huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) đã và đang tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch, nâng cao chất lượng sản...

Yên Bái phát huy loại hình du lịch tâm linh

Yên Bái phát huy loại hình du lịch tâm linh
2024-05-19 16:30:00

Thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) là nơi chứa đựng nhiều di tích văn hóa tâm linh có từ nhiều thế kỷ với tín ngưỡng dân gian phong phú, đặc sắc, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu...

Xây dựng và làm mới sản phẩm du lịch

Xây dựng và làm mới sản phẩm du lịch
2024-05-19 16:18:00

Trong thời gian qua, việc quan tâm xây dựng, làm mới sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, có chiến lược thu hút khách du lịch phù hợp là những giải pháp được ngành du...

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà
2024-05-19 16:10:00

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long