{title}
{publish}
{head}
Khi xã hội có quá nhiều sức hút từ những dòng sản phẩm không mang tính truyền thống, không chỉ làng nghề gốm Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc mà tất cả các làng nghề gốm tiêu biểu trong cả nước đều canh cánh với việc giữ nghề, giữ người và hướng đến đào tạo, hướng dẫn thế hệ con cháu làm nghề ngay từ khi mới lớn. Quá trình đó là lòng đam mê và tâm huyết thổi lửa cho thế hệ trẻ.
Trong xã hội ngày nay vẫn còn những con người tâm huyết với nghề gốm truyền thống, đó là những vị cao niên, nghệ nhân đang ngày đêm nghiên cứu tìm tòi hướng đi trong sáng tạo, bảo tồn được gốc nguồn cội của gốm cổ truyền.
Sự chênh lệch thế hệ xưa và nay cũng đã tạo cú hích đáng nể và các nghệ sĩ trẻ có suy nghĩ táo bạo dấn thân để tìm ra những phương pháp, cách thức làm mới đã tạo trend hấp dẫn, vẫn mang phong cách hiện đại hợp xu thế mà không xa rời nét truyền thống. Trong không gian nhỏ của buổi triển lãm Gốm Hương Canh - đối thoại giữa truyền thống và hiện đại của hội nghệ sĩ làng nghề thủ công truyền thống Hương Canh là sự trở lại, đã cho tôi thấy sự hiện hữu những năm tháng tuổi thơ đáng nhớ. Những sản phẩm mộc mạc mà gốm mang lại, trong tông nâu trầm là bóng dáng của mẹ, của cha, trong nét cong của những chiếc lưng gù một thời khó khăn, vất vả. Đất và người chân chất, bình dị ẩn trong các tác phẩm mang hơi thở của sự hồi sinh...
Ai cũng có câu chuyện của riêng mình khi chạm đến nơi đây, mỗi tác phẩm đều có ẩn ý trong đó, cảm giác sự thô ráp mộc mạc nhưng có sức hút vô cùng, năng lượng là thứ dễ lây lan, tần sóng khi có sự hội tụ, tạo thành sóng âm lan tỏa tới cộng đồng, người thưởng lãm tìm về bản ngã vốn có.
Thôi thúc nội tâm là ký ức, là chất quê xưa lãng mạn trong âm thầm kín kẽ, chỉ là nụ cười duyên trao đi, khiến kẻ si tình không nỡ rảo bước chân. Và nhớ vại muối dưa cà, vại mắm, vại rượu... cũng là từ những chum gốm mộc mạc giữ hương vị cho đời. Các sản phẩm như dội về miền ký ức cao đẹp.
Những tinh túy trong chọn lựa là gốm khi mua hoặc để nhận biết xem gốm đã đạt lửa hay chưa, là nghe tiếng gõ loong coong với âm thanh mộc phát ra, đủ độ già chín là gốm đã đạt chuẩn. Biết rằng chất lượng gốm tốt về cấu tạo và âm thanh là từ chất đất sét đặc biệt của vùng, nên khi nung ra lò có các đường gân guốc hồn nhiên, khỏe khoắn.
Các sản phẩm gốm Hương Canh xưa không sử dụng men tráng hay chất tạo màu, nên sản phẩm bắt mắt và thân gần với đời sống. Giờ trong đời sống hiện đại, các nghệ nhân không chỉ ứng dụng đời sống mà còn sáng tạo ra sản phẩm nghệ thuật sắp đặt mang tầm thẩm mỹ cao trong các không gian sống, là sản phẩm để sưu tầm, rộng hơn là cho khách du lịch trong nước và quốc tế một sự thiện cảm, yêu gốm Việt, mang đến cho họ sự tò mò, tìm hiểu khám phá tận thấu những đặc trưng tinh hoa văn hóa làng nghề truyền thống của dân tộc ta.
Mặc dù còn nhiều khó khăn để giữ gìn nghề truyền thống, nhưng các nghệ sĩ làng gốm Hương Canh vẫn tâm huyết sáng tạo, mang tư tưởng thiện lành truyền tải vào gốm. Trông thô sơ, ram ráp vậy mà sức hút không thể nghĩ bàn. Nhiều khi chỉ với vài động tác nhỏ mà tạo nên độ tinh xảo, gần gũi hơn, thân thuộc hơn với đời sống hiện đại.
Gốm Hương Canh không nổi tiếng như gốm Bát Tràng, Hà Nội nhưng lại có nét đẹp mộc mạc và có sức hút với niên đại hơn 300 năm. Những nghệ nhân hôm nay là những nguời "giữ lửa” của làng gốm Hương Canh.
Gốm Hương Canh luôn để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng du khách thập phương.
Ngoài sự đa dạng phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, thì các nghệ nhân gốm không chỉ chuốt gốm thông thường mà còn tạo ra các bức phù điêu bằng gốm vô cùng độc đáo, có giá trị về tinh thần văn hóa mang tính đặc thù riêng. Có nguồn nguyên liệu không lẫn với nơi đâu nên sản phẩm gốm rất đặc biệt.
Trở về nét xưa nguồn cội. Từng sản phẩm như có tiếng nói riêng mỗi khi chúng ta trân trọng nâng niu và thả hồn trong tác phẩm. Nhất là giờ đây văn hóa trong trà đạo, nâng chén trà nóng hơi ấm lan tỏa truyền qua chén gốm, dẫn nhiệt qua lòng bàn tay thỏa mãn vô cùng, bao nhiêu vướng bận tan biến.
Cộng hưởng thêm là không gian sống sắp đặt theo nét truyền thống xưa với những sản phẩm gốm, không gian trầm lắng với sự tĩnh tại tìm về lắng đọng xoa dịu tâm thức và miền an lạc hiện hữu. Mọi không gian sống giờ đã có sự đổi mới trong cách tư duy nhìn nhận nên cũng là điểm sáng thu hút giới trẻ thêm yêu văn hóa truyền thống Việt Nam.
Buổi triển lãm cô đọng bên những người nghệ sĩ giàu tình yêu quê hương, đất nước. Nguồn cội là tâm điểm với sáng tạo lần này, các tác phẩm đã đem đến cho người thưởng lãm lối tư duy mở trong sáng tác. Mọi góc không gian từ nhà vườn cho đến những sản phẩm ứng dụng trong đời sống đều có giá trị về mặt tinh thần mạnh mẽ tới người yêu và đam mê gốm Việt.
TK (Theo baovinhphuc.com.vn)
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nằm tại thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc được xếp hạng là Di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia năm 2000. Tuy nhiên, đến nay, Di chỉ...
Trong thời gian qua, việc quan tâm xây dựng, làm mới sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, có chiến lược thu hút khách du lịch phù hợp là những giải pháp được ngành du...
Là vùng đất nổi danh với câu ca “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, trải qua thăng trầm của thời gian, mảnh đất và con người tỉnh Hưng Yên ngày nay vẫn còn giữ được nguyên...
Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi...
Bên cạnh loại hình du lịch cộng đồng, các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) là Thung Nai, Bình Thanh có nhiều tiềm năng về địa lý, tự nhiên và môi trường...
Những năm gần đây, nhiều nhà nông "chính hiệu” ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã lựa chọn hướng đi khác để phát triển kinh tế. Với tư duy ngày một tiến bộ, không còn bỡ ngỡ,...
Hòn Tre từ lâu là điểm đến quen thuộc của nhiều du khách khi ghé thăm thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Điểm mua bán cây tầm vông, tre ven bờ sông Cái của ông Bùi Nga ở thôn 2, xã Diên Phú (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan. Đằng...
Ở Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), mỗi cung đường men theo các triền núi, hay băng qua thung lũng mờ sương, đều dễ dàng bắt gặp các thác nước đang tuôn trào thành dải trắng xóa.
Dọc theo bờ biển cảng Bến Đầm có rất nhiều quán cà phê cực đẹp lãng mạn, nơi đón bình minh và chờ hoàng hôn Côn Đảo lý tưởng của nhiều du khách.