
{title}
{publish}
{head}
- Sau những trận mưa lớn kéo dài, hai ngày cuối tháng tám, trời bừng nắng làm rạng ngời những gương mặt của các cán bộ huyện và xã đảm trách công tác chuẩn bị cho ngày hội lớn của huyện. Chỉnh sửa lại bộ áo tế, đưa tay vuốt chòm râu bạc trắng dài ngang ngực, cụ Phùng Đình Nghĩa ngước nhìn ngọn gạo cổ thụ bóng tỏa bao trùm ngôi đình tươi màu sơn mới, mắt nhăn nheo trong nụ cười rạng rỡ: "Vậy là giời có mắt! Lâu lắm rồi người Minh Hòa mới có hội vui như hôm nay”. Trống hội tưng bừng rộn rã, ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Yên Lập lần thứ VI năm 2010 bắt đầu trong lễ tế Thành hoàng, khánh thành đình Phục Cổ trang nghiêm, thành kính…
![]() |
Không phải ngẫu nhiên ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc năm nay lại được lãnh đạo huyện Yên Lập chọn địa điểm tổ chức ở Minh Hòa- đất chiến khu xưa vang dội chiến công bền gan vững chí đấu tranh giành độc lập dân tộc vinh danh trong sử sách. Đình Phục Cổ - nơi 65 năm trước diễn ra những cuộc họp bí mật của Việt Minh thống nhất kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít, phong kiến, nơi ra đời của tổ chức cơ sở Đảng đầu tiên đánh dấu mốc son trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng Minh Hòa, Yên Lập, cũng tại nơi đây, đội du kích Phục Cổ dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ đã làm lễ tuyên thệ trước khi tiến về giải phóng châu Yên Lập, thành lập chính quyền cách mạng cùng nhân dân cả nước viết nên thiên sử vàng tháng Tám. Là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, tổ chức ngày hội Văn hóa, Thể thao và du lịch các dân tộc huyện Yên Lập gắn với lễ khánh thành đình Phục Cổ, hội làng truyền thống của người dân Minh Hòa trên đất chiến khu xưa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc cho đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bao thế hệ người dân Minh Hòa đã từng tự hào với mái đình cổ kính rêu phong. Qua bao biến cố thăng trầm, thế lực ngoại xâm tàn phá, ngôi đình đã bị hủy hoại chỉ còn lại ngọn đồi và hai cây gạo đại thụ trơ trọi như vết cắt nhức nhối trong lòng người dân đất chiến khu. Mới đây, được chính quyền huyện quan tâm, tạo điều kiện, nhân dân chung tay góp sức, mái đình khang trang tọa lạc trên nền đất cũ đã hoàn thiện đúng dịp hội làng truyền thống. Được huyện lựa chọn làm địa điểm tổ chức ngày hội chung, người dân Minh Hòa phấn khởi mở hội to hơn hẳn mọi năm.
Tay chống gậy lần từng bước chậm rãi quanh đình, cụ Bùi Thị Phận (xã Kinh Kệ) mắt nhìn xa xăm, giọng đều đều như nói với chính mình: “Tôi năm nay đã 96 tuổi. So cổ, sánh kim như vậy là trường thọ lắm rồi. Nhờ giời hôm nay vẫn còn đủ sức khỏe về thăm lại nơi tôi và đồng đội đã sống những ngày lịch sử. Năm đó cũng tại đây, tôi và các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy Bắc kỳ đã về dự lễ tuyên thệ của hơn 70 chiến sỹ đội du kích Phục Cổ trước khi tiến về giải phóng châu Yên Lập. Mới đó mà đã gần trọn đời người. Hai ngày nay tôi về nghỉ tại nhà ngày trước đã nuôi tôi trong thời gian hoạt động cách mạng trong vùng. Cũng chạnh lòng khi thấy người xưa đã về với tổ tiên cả nhưng mừng lắm khi thấy cuộc sống bà con ngày càng khá gia”.
Từ mọi ngả đường, dòng người đổ về trung tâm lễ hội ngày một đông. Sau tiếng trống khai hội của Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Đông, sân khấu ngoài trời rực rỡ màu cờ, trang phục truyền thống các dân tộc, âm vang tiếng cồng chiêng, đàn sáo, trống hội trong bản hợp xướng “Tưng bừng hội xuân Yên Lập” khai màn. Đã nhiều lần được nghe kể về nghệ thuật múa Trống đu của người Mường Đồng Thịnh, nhưng hôm nay tôi mới được tận mắt chứng kiến rồi thực sự bị mê hoặc bởi tiếng nhạc lúc rộn rã hoan ca, khi khắc khoải, bồn chồn, trầm lắng như lời tự sự, than thở về nhân tình thế thái cùng điệu múa tưởng như đơn điệu, hoang sơ mà lắng đọng trong lòng người những nỗi niềm sâu kín. Tương truyền, năm xưa trên đất rừng Đồng Thịnh có cặp vợ chồng người Mường thương yêu nhau nhất mực. Hạnh phúc tưởng như trọn vẹn khi họ sinh hạ được một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nào ngờ người vợ lâm bệnh rồi qua đời. Đứa trẻ khát sữa, nhớ hơi mẹ khóc ngằn ngặt suốt ngày đêm. Bỏ qua những lời khuyên của dân làng về việc tìm vợ mới, anh chồng tìm mua chiếc trống về vừa đánh vừa múa để dỗ con và nguôi ngoai nỗi nhớ vợ cào xé trong lòng. Tiếng trống và điệu múa ngẫu hứng đã nâng đỡ hai bố con qua những tháng ngày vất vả cho đến khi người chồng tuổi già sức yếu nằm liệt giường, cậu con lại mang trống ra diễn lại điệu múa quen thuộc mong mỏi cha già chóng lành bệnh. Cha qua đời, cậu mời dân làng hàng xóm đến mang trống múa thể hiện nỗi lòng đau xót tột cùng. Theo thời gian, điệu múa mang đậm tình cảm con người đã vượt qua khuân khổ gia đình trở thành nghi thức đặc trưng của người Mường Đồng Thịnh trong mỗi dịp lễ hội. Hôm nay, trong ngày hội lớn, trên đất chiến khu xưa, điệu múa Trống đu đã làm cả vạn người ngỡ ngàng, thán phục. Các tiết mục tham gia liên hoan văn nghệ quần chúng trong lễ khai mạc đều thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa dân tộc truyền thống từng vùng miền trong huyện. Đó là điệu múa Rùa của đồng bào Dao Xuân Thủy thường được sử dụng trong những lễ Câp sắc truyền thống với trang phục, vật dụng cổ kính, kỳ bí, âm nhạc, động tác, lời hát thành kính như đang diện kiến cổ nhân. Các làn điệu múa Mỡi dân tộc Mường như lời ca giao duyên nam nữ mượt mà, đằm thắm, thổn thức nỗi lòng, con tim trai gái tìm bạn đời…
Bà Ngô Thị Thành- Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Yên Lập tự hào cho biết: Là huyện miền núi, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng Yên Lập tự hào là nơi vẫn lưu giữ được nhiều nét đặc trưng văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trên địa bàn huyện hiện có 13 dân tộc anh em chung sống. Trong đó dân tộc Mường chiếm đa số với trên 70% số dân, rồi đến dân tộc Dao, Mông… Xác định đây là vốn quý, là tiềm năng lớn, trong những năm qua để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, huyện Yên Lập đã thực hiện nhiều biện pháp cụ thể, hữu hiệu mà việc tổ chức ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc là một trong những điểm nhấn quan trọng. Năm nay, ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức với sự tham gia của toàn bộ 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong hai ngày, hơn 500 diễn viên, vận động viên quần chúng sẽ tham gia biểu diễn nghệ thuật quần chúng, cắm trại, thi hò đu, bắn nỏ, kéo co, bịt mắt bắt dê và giao hữu bóng chuyền. Là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2-9, ngày hội còn được tổ chức với mục đích tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc, tạo cơ hội cho bà con khắp các vùng miền giao lưu, học hỏi. Qua đó quảng bá rộng rãi tiềm năng du lịch của huyện…
Xa trung tâm huyện, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng tham gia ngày hội văn hóa năm nay, xã Trung Sơn chuẩn bị khá công phu, kỹ lưỡng cả về người và tiết mục tham dự. Đón chúng tôi trong trại văn hóa mới dựng vẫn bề bộn vật dụng, Chủ tịch UBND xã Đinh Văn Lúa cười sảng khoai: “Ngày hội mà! Phải vui hết mình chứ. Đoàn chúng tôi có 30 người đã xuống đủ từ chiều hôm trước. Ngoài các tiết mục như hò đu, kéo co, bắn nỏ, bịt mắt bắt dê…, chúng tôi sẽ “trình làng” món đặc sắc nhất là thổi kèn lá của đồng bào dân tộc Mông trên Khe Nhồi”. Đang tỷ mẩn cắt các họa tiết trang trí cho trại văn hóa của xã, thấy tôi, Nguyễn Văn Vĩnh (đoàn viên xã Lương Sơn) chạy ra chèo kéo: “Tối nay anh ở lại với chúng em đi. Vui lắm! Sẽ có đốt lửa trại đấy. Chúng em xuống từ hôm trước rồi, gặp gỡ, giao lưu được với bao nhiêu bạn cùng lứa của các xã”.
Cụ Bùi Thị Phậu 96 tuổi quê xã Kinh Kệ (Lâm Thao) nguyên là giao liên Khu uỷ (người đứng giữa) kể chuyện về hoạt động của đội du kích Phục Cổ năm xưa.
Vui nhất trong ngày hội văn hóa năm nay có lẽ là các cụ cao tuổi xã Minh Hòa. Lâu lắm rồi hội làng mới được tổ chức quy mô hoành tráng như vậy. 11 cụ trong đội tế được tuyển chọn kỹ lưỡng với các tiêu chí : Tuổi cao, sức khỏe đảm bảo, sống mẫu mực, gia đình hòa thuận, con cháu thảo hiền. Vuốt chòm râu bạc trắng dài ngang ngực, cụ Phùng Định Nghĩa (khu 1, Minh Hòa) móm mém cười: “Sống gần 80 tuổi rồi hôm nay tôi mới vinh dự được trực tiếp tham gia sự kiện trọng đại này. Ngày trước, khi còn là cậu bé tôi chứng kiến nhiều lễ tế Thành hoàng làng với đội tế là những cụ ông đức cao vọng trọng. Đình bị giặc Pháp tàn phá. Lễ tế dần đi vào quên lãng. Được tin huyện, xã xây lại đình, tổ chức lễ tế trong ngày hội, người cao tuổi chúng tôi vui lắm. Tập quán tốt đẹp của cha ông được khôi phục, giờ tôi nhắm mắt cũng mát dạ!”
Trống hội vẫn rộn rã thúc giục, màu cờ, trang phục truyền thống các dân tộc rực rỡ dưới gốc gạo đại thụ. Mừng lắm, tập quán tốt đẹp của ông cha đã được gìn giữ, phát huy! Cao Khôi
Giữa không gian rực rỡ sắc màu của Hội trại văn hóa, những tiếng chiêng, tiếng đâm đuống, tiếng hát của các “diễn viên không chuyên” tại các trại văn hóa đã ...
Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp xã Mường Lai tổ chức thành công Lễ hội Xo May. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu xuân mới với các ...
Những ngày qua, khắp các huyện, thành, thị ngập tràn không khí sôi động, rực rỡ cờ hoa trên các nẻo đường chào đón năm mới Quý Mão 2023. Hòa chung không khí, ...
Với chủ đề “Con đường đồng hành,” lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 2-3/12 tại phố Trần Văn Lai, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Sau thời gian dài rơi vào quên lãng, những điệu dân vũ tamya của người Chu Ru bỗng hồi sinh mạnh mẽ. Người già dạy cho lũ trẻ, lũ trẻ lại kết nối, lan tỏa để ...
Theo quan niệm của đồng bào H’rê, vạn vật đều có linh hồn. Vì thế, trước khi làm một việc gì đều có lễ cúng tạ các thần phù hộ cho những điều may mắn. Lễ cúng ...
Lễ hội Cầu Trăng của người Tày ở Hà Giang diễn ra vào Rằm tháng Tám Âm lịch hằng năm, với ý nghĩa cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, bình an và nhiều may ...
Hát Xoan là hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. Trước những ngày chính thức diễn ra Lễ hội Đền Hùng năm nay, nghệ nhân các phường Xoan ...
baophutho.vn “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10/3” - câu ca như lời nhắc nhớ mỗi người con đất Việt dù công tác, làm việc hay học tập ở bất kỳ...
baophutho.vn Từng là dự án nhà ở xã hội thuộc hàng “top” của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019-2020, thế nhưng, hiện nay, Khu nhà ở và dịch vụ khu công nghiệp...
PTO- Nằm ở phía Tây của miền đất Tổ Hùng Vương- nơi con người tụ cư từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, do những tác động của lịch sử và thời đại...
PTO- Một mùa giải nữa đã kết thúc, nhưng dư âm giải “Cây vợt trẻ” Báo Phú Thọ cúp VNPT lần thứ XII vẫn còn đọng lại trong lòng khán giả...
Những ngày qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta lại hướng lòng mình tới các liệt sĩ, thương binh với lòng biết ơn và trân trọng nhất.
Với mồi nhử lương cao, công việc nhàn hạ, đi lại đơn giản...những tên “cò” lao động đã lôi kéo, dụ dỗ hàng nghìn người dân ở các huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bắc Giang vượt...
PTO- 4 giờ chiều một ngày đầu tháng 8-2010, trong cái ngột ngạt báo hiệu của cơn giông, chuông điện thoại reo gấp gáp “A lô, tôi Nghị đây, ở đâu, từ bao giờ?...
Mồ hôi của diêm dân ở cánh đồng muối nào cũng "mặn" như nhau cả. Thế nhưng, tôi tin rằng mồ hôi của gần 5 ngàn diêm dân ở đồng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) có thêm vị đắng chát...