
{title}
{publish}
{head}
- Trong cái nắng oi ả của mùa hạ, chúng tôi về thăm Chu Hưng, xã Ấm Hạ, Hạ Hòa - mảnh đất xưa kia đã từng diễn ra và ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng. Lần theo dấu tích của người xưa và những văn bia sử sách ghi chép về mảnh đất Chu Hưng, chúng tôi như được ngược dòng lịch sử.
Vùng đất Chu Hưng xưa kia vốn là đất đai thuộc tỉnh Sơn Tây sau đó thuộc huyện Hạ Hòa - Phủ Lâm Thao, dưới thời nhà Nguyễn đổi thành huyện Hạ Hòa. Chu Hưng là một địa danh thuộc huyện này. Khi ấy, đất nước do Hùng Nhuệ
![]() Ngày nay, nghề sản xuất chế biến chè đã trở thành nghề chính của người làng Chu Hưng, giúp người dân thoát đói giảm nghèo và từng bước làm giàu. |
Rời đền Chu Hưng, chúng tôi lên đỉnh núi Kim Quy thăm chùa Trúc Lâm tọa lạc giữa lùm cây xanh.
Ủy ban giáo hội Phật giáo Việt Nam đã công nhận đỉnh núi Kim Quy của chùa Chính đạo xưa kia là nơi đầu tiên Trần Nhân Tông cùng hai nhà sư Pháp Loa và Huyền Quang tu luyện, theo một thiền phái mới, nơi tu luyện ấy có rừng trúc xanh tốt mọc bên thềm nên nhà vua đặt tên cho phái thiền mới này là “ Thiền trúc lâm” là vì thế. Ngôi chùa Chính đạo xưa kia đã bị chiến tranh và thời gian phá hủy, chỉ còn lại nền móng cũ. Ngày nay, ngôi chùa đã được xây dựng khang trang bề thế, tọa lạc trên đỉnh núi Kim Quy và trên nền móng chùa Chính đạo xưa kia. Tiếng chuông chùa Trúc Lâm chiều chiều vẫn điểm từng tiếng, từng tiếng vang xa theo nhịp điệu của cuộc sống bình yên của xóm núi Chu Hưng.
Ngôi đền thiêng thờ Côn Nhạc đại vương từng là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. Khi ấy, Chu Hưng là căn cứ quan trọng để Mặt trận Việt Minh và các hội, đoàn thể cứu quốc tổ chức các hoạt động. Ngày 29 tháng 8 năm 1945, Mặt trận Việt Minh lấy địa điểm sân đền Chu Hưng để tổ chức cuộc mít tinh tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến trong không khí cờ đỏ sao vàng tung bay, biểu ngữ khẩu hiệu được giăng kín sân đền cùng những tiếng hô đồng thanh, tiếng hát đồng ca của nhân dân toàn xã. Cũng tại đền Chu Hưng đã diễn ra sự tuyên bố thành lập các đoàn thể cứu quốc như hội Nông dân cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc, Hội thanh niên cứu quốc. Những phân xưởng phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp cũng được đóng ở Chu Hưng. Từ tháng 4 năm 1947 tới tháng 12 năm 1949, xưởng nữ quân nhu chiến khu 10 do chị Hoàng Thanh Hằng làm tổ trưởng cùng 36 chị em trong xưởng đã đặt cơ sở tại đền Chu Hưng làm nơi thêu khuy, đính cúc quần áo chiến sỹ và đóng gói chăn màn, ba lô, mũ tai mèo gửi ra tiền tuyến. Đặc biệt, ngày 16 tháng 4 năm 1949, Đội vũ trang đầu tiên của Lào do đồng chí Khawmssanikeo là chỉ huy trưởng gồm 14 đồng chí làm nhiệm vụ học tập quân sự và học tập về tình hình nhiệm vụ cách mạng Lào. Trong thời gian này, với tinh thần đoàn kết hữu nghị Việt- Lào anh em, nhân dân Chu Hưng- Ấm Hạ đã đem ủng hộ gạo, lợn, kẹo bánh..., cùng bộ đội tổ chức đốt lửa trại ngay tại cửa đền Chu Hưng.
Chu Hưng cũng là nơi đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm tranh của các họa sỹ Việt Bắc. Lớp nhạc do nhạc sỹ Lưu Hữu Phước dạy ở đầm Ao Châu cũng thường xuống Chu Hưng biểu diễn. Những lớp học sinh thời ấy bây giờ đã trở thành các nhạc sỹ nổi tiếng và đã ở độ tuổi “xưa nay hiếm”. Đứng trên đồi cao ở Chu Hưng, sẽ được nhìn trọn vùng đất từng là Thủ đô kháng chiến, Thủ đô văn nghệ Việt Nam hồi đầu thành lập. Cùng với căn cứ Gia Điền, Chu Hưng là nơi hình thành cảm hứng và cho ra đời những tác phẩm truyện ngắn và thơ ca nổi tiếng đến nay vẫn còn lưu truyền. Nơi đây đã in đậm dấu ấn đoàn kịch của Thế Lữ và cũng là nơi nhà thơ Tố Hữu thường tới để tìm cảm hứng thơ và cho ra đời bài thơ “Bầm ơi” nổi tiếng. Trong những tháng năm đồng bào Hà Nội sơ tán tại Hạ Hòa, Chu Hưng là nơi sinh ra và nuôi dưỡng hồn thơ của nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ. Ông đã từng có chùm thơ về Chu Hưng với những cảnh sắc thiên nhiên và tình người ấm áp, dấu ấn tuổi thơ không thể nào phai mờ: Thôn Chu Hưng trăng sao rơi đầy giếng/Nằm giữa bốn bề rừng rậm nứa lao xao. Những tình cảm sâu nặng của người mẹ trung du trong tháng ngày đồng cam cộng khổ được Lưu Quang Vũ gửi gắm trong những vần thơ: Ơi Chu Hưng sắn vùi trong bếp lửa đỏ/Ấm những ngày gian khổ khó quên nhau/Mẹ sinh con vào cuối mùa hoa gạo/Loa chuyển rừng tin thắng trận sông Lô.
Ngày nay, Chu Hưng là một địa danh thuộc xã Ấm Hạ nối liền ba thôn 7, 8, 9. Đời sống của Chu Hưng ngày càng đổi khác. Những cánh đồng lúa nằm dưới chân đồi quanh năm xanh tốt lúa ngô, đường giao thông liên thôn xã đã được trải nhựa và bê tông hóa, đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng được nâng cao. Những công xưởng chế biến gỗ và làng chè Chu Hưng đang vươn ra thị trường, những mái nhà bình yên nằm nép bên chân đồi làm cho không gian ấm áp tình người.
Chu Hưng xưa từng là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Chu Hưng ngày nay đang vươn mình trong cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tạm biệt Chu Hưng trong tiếng chuông chùa Trúc Lâm vang lên từng tiếng trong sự bình yên của đất trời, trong chúng tôi như vọng về câu thơ bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi: Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng nói về. Nguyễn Thế Lượng
Từ bao đời nay, người dân trên mảnh đất Hạ Hòa vẫn truyền nhau câu nói: “Nhất Chu, nhì Hiền, tam Lang, tứ Lệnh” để nói về đền Chu Hưng (xã Ấm Hạ, huyện Hạ ...
Trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc ở TP Chí Linh của tỉnh Hải Dương, núi Ngũ Nhạc là một địa danh đầy sức hấp dẫn. Không chỉ có cảnh ...
Men theo con đường trải nhựa rộng mở dưới chân những đồi cọ trập trùng, đồi chè xanh bạt ngàn gợi lên sắc màu của vùng đất Trung du Phú Thọ thanh bình, yên ả, ...
Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội đặc sắc gắn với các di tích lịch sử. Nơi đây có tới hơn 200 lễ hội truyền thống, tập trung tại ...
Trong những trụ cột của nhóm văn chương Tự Lực văn đoàn (TLVĐ), những năm 30 - 40 của thế kỷ trước, Khái Hưng (Trần Giư) là nhà văn nổi tiếng, lại là “cậu ấm” ...
Khi những cơn heo may đã lắng dịu, thôi không còn lả lướt, phả cái hanh hao dằng dặc suốt mùa vàng, cũng là khi ta chào tiễn biệt những ngày gió nhẹ, nắng ấm ...
Cữ tháng Chạp, bông hoa chuối đỏ tươi cựa mình, cái rét gọi nhau lên núi, mảnh vườn hồi hộp đợi những nụ đào chúm chím đón chào năm mới. Tôi gom nhặt muôn giọt ...
Quê tôi ở miền rừng Tây Yên Tử. Mãi nhớ một thời tuổi thơ Mai Sưu - Tây Yên Tử. Sau này, đã không biết bao lần tôi mời các đồng nghiệp, bạn hữu cùng về thăm ...
baophutho.vn Tương truyền, 5 loài: Anh vũ, cá lăng, cá dầm xanh, cá chiên và cá bỗng thuộc các loài cá quý dùng để tiến Vua, đã được ghi nhận trong sử sách,...
baophutho.vn “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10/3” - câu ca như lời nhắc nhớ mỗi người con đất Việt dù công tác, làm việc hay học tập ở bất kỳ...
PTO- Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế, ban hành một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nhằm cải thiện môi trường...
Ngày 8/8, nhận lời mời của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đoàn cán bộ liên ngành của Việt Nam đã có chuyến thăm tàu sân bay USS George Washington đang ở vùng biển quốc tế...
Để sáng tỏ câu chuyện về những kỳ bí trong hang cổ trên ngọn núi xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn), sáng hôm sau tôi và Vọ đã quyết tâm lần theo dấu ngựa tải lương thực...
3 người đàn bà, 3 số phận và những cảnh ngộ hoàn toàn khác nhau, nhưng họ có một điểm chung, đó là chiến tranh đã cướp đi 2 cánh tay của họ.
Đợt khai quật thứ 7 mới đây, trong vòng 60 năm tổ chức khảo cổ di chỉ văn hoá Phùng Nguyên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện hàng tấn hiện vật và hai ngôi mộ táng, trong đó còn...
Được mệnh danh là thủ phủ của dược liệu với số lượng ước cả vài ngàn tấn/năm, Bình Minh (Khoái Châu, Hưng Yên) cung cấp nguồn thuốc bắc, thuốc nam lớn nhất cho thị trường nội...